Bài 2: Tình hình chính trị x hội và các cuộc khởi nghĩaãcủa nông dân thái bình chống chế độ phong kiến từ thế kỷ X đền giữa thế kỷ XIX 1.. Tình hình chính trị, xã hội: Từ đầu thế kỷ X đế
Trang 1Lịch sử địa phơng Thái Bình từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX
Bài 1: Quá trình mở mang, phát triển miền đất Thái Bình
A.Mục tiêu bài học
Nhằm giáo dục HS truyền thống yêu nớc, tự hào về quê hơng Có thái độ trân trọng
và ý thức trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử , đồng thời qua việc giảng dạy bài này
HS sẽ hiểu rõ hơn về quá trình mở mang, phát triển miền đất Thái Bình từ thế kỷ X đền giữa thế kỷ XIX
B Chuẩn bị:
- GV: Su tầm t liệu về Thái Bình từ thế kỷ X đền giữa thế kỷ XIX
- HS : Chuẩn bị bài
C.Tiến trình bài học
1 Miềm đất từ Thái Bình từ thế kỷ X đền giữa thế kỷ XIX
Trớc khi thành lập tỉnh Thái Bình 1890, miền đất Thái Bình không ngừng đợc mở mang, phát triển theo thời gian Qua các triều đại phong kiến từ thế kỷ X đền giữa thế kỷ XIX, miền đất này có nhiều thay đổi
Thế kỷ X, thờ Ngô- Đinh- Tiền Lê, miền đất này thuộc đất Đằng Châu Triều vua Lê Ngoạ Triều( 1005-1009) Đằng Châu đợc đổi thành phủ Thái Bình Thế kỷ XI nhà Lý chia đất nớc thành 24 lộ, phủ Miền đất Thái Bình thuộc 2 lộ Long Hng và Kiến Xơng Thế kỷ XIII, nhà Trần chia nớc ta thành 12 lộ, phủ Miền đầt Thái Bình thuộc phủ Long Hng, Kiến Xơng và An Tiêm Thế kỷ XV nhà Lê sơ chia nớc ta thành các đạo Miền đất Thái Bình thuộc Nam Đạo, đến 1741 đổi là đạo Sơn Nam Đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn
đổi trấn Sơn Nam hạ thành Nam Định, rồi bỏ trấn lập tỉnh Miền đất Thái Bình thuộc tỉnh Nam Định và Hng Yên cho đến năm 1890 thành lập tỉnh mới Thái Bình
2.Quá trình lao động cần cù, sáng tạo để nở mang, cải tạo đất, xây dựng quê hơng của nhân dân Thái Bình(từ thế kỷ X đền giữa thế kỷ XIX)
- Từ thế kỷ X đền giữa thế kỷ XIX, là thời kỳ xây dựng phát triển quốc gia phong kiến dân tộc Miền đất thuộc Thái Bình liên tục đợc mở mang, bồi đắp và cải tạo để trở thành vùng đất màu mỡ, thình vợng
- Thế kỷ XIII, nhà Trần chú trọng việc đào sông, đắp đê và đẩy mạnh khai hoang mở lộ Những chứng tích về đắp đê khai hoang đời Trần hiện còn nh đê Đỉnh Nhĩ ven sông Hồng, cột mốc Đa Bối và chứng tích gia phả ở Thái Ninh, Kiến Xơng đã chứng tỏ điều
đó
- Đầu thế kỷ XIX, dới triền Nguyễn, công cuộc quai đê lấn biển đợc tiến hành khẩn
tr-ơng hơn Triều vua Minh Mạng, năm 1828 đã cử Doanh điền Nguyễn Công Trứ mộ dân nghèo quai đê lấn biển bãi triều Tiền Châu( tục gọi là Cồn Tiên) thuộc huyện Chân
Định, phủ Kiến Xơng lập ra huyện Tiền Hải Cùng với việc đắp đê và lấn biển, đến cuối thế kỷ XIX ngoài 5 con sông thiên tạo, ông cha ta đã đào đắp thêm hơn 60 con sông, kênh để thau chua rửa mặn, mang nớc ngọt tới cho cây trồng
Trang 2Bài 2: Tình hình chính trị x hội và các cuộc khởi nghĩaã
của nông dân thái bình chống chế độ phong kiến
từ thế kỷ X đền giữa thế kỷ XIX
1 Tình hình chính trị, xã hội:
Từ đầu thế kỷ X đến trớc khi thành lập tỉnh(1890), miền đất Thái Bình thuộc những
lộ, phủ, đạo rồi tỉnh thuộc triều đình phong kiến quản lý đại diện cho triều đình ở các phủ , huyện là Tri phủ, Tri huyện Dới phủ,huyện là các tổng rồi làng xã, hơng ấp mà
đứng đầu là Chánh tổng, Lý trởng Trong thời kỳ này cha có phố phờng, dân c sống thành các làng xã Trong xã hội ngoài hai giai cấp chủ yếu là địa chủ, nông dân còn
có tầng lớp nho sĩ, thợ thủ công.Triều đình phong kiến cai trị đất nớc theo luật, còn ở các làng xã có hơng ớc
Dới chế độ phong kiến, đời sống của nông dân vô cùng cực khổ Họ phải chịu nhiều thuế khoá và chế độ lao dịch nặng nề Nhng nhìn chung từ thế kỷ X đền giữa thế kỷ XIX, các triều đại phong kiến rất chăm lo đến đời sống nhân dân Tình hình chính trị trong nớc và vùng đất Thái Bình khá ổn định và phát triển Thời Lý các lộ Long Hng, Kiến Xơng là chỗ dựa của triều đình Với nhà Trần miền đất này là nơi khởi nghiệp
Từ thế kỷ XVI trở đi chế độ phong kiến mục ruỗng vua quan chỉ lo vơ vét của dân, các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực dẫn tới đất nớc bị chia cắt Tình hình … chính trị khủng hoảng, mâu thuẫn xã hội phát triển đã dẫn tới các cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàng Công Chất, Phan Bá Vành lãnh đạo,…
2.Các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu
a Khởi nghĩa Hoàng Công Chất( 1739- 1769)
Năm 1739 Hoàng Công Chất tập hợp dân nghèo ở vùng Sơn Nam nổi dậy chống lại triều đình Lê-Trịnh Đợc dân nghèo ủng hộ, thanh thế của nghiã quân nh triều dâng,
đến năm 1748 nghĩa quân phối hợp với quân của Nguyễn Hữu Cỗu hoạt động mạnh ở Thần Khê, Thanh Quan, đi tới đâu nghĩa quân cũng tịch thu ruộngđất , tài sản của địa chủ phong kiến chia cho nông dân 1768 triều đình phong kiến đàn áp, nghĩa quân phải rút lên miền Tây Bắc hoạt động
b Khởi nghĩa Phan Bá Vành( 1821- 1827)
Phan Bá Vành ngời làng Minh Giám huyện Vũ Tiên( nay thuộc Vũ Bình - Kiến
X-ơng), nhà nghèo phải đi chăn trâu Bất bình trớc cảnh áp bức bóc lột tàn bạo của địa chủ phong kiến đối với dân lành Năm 1821, ông kêu gọi nông dân nổi dậy khởi nghĩa, căn cứ của nghĩa quân ở Trà Lũ- Kiến Xơng
Hoạt động của nghĩa quân nhanh chóng lan rộng khắp Thái Bình, Nam Định, Hải
D-ơng, Quảng Yên, Kiến An Nghĩa quân đánh bại nhiều cuộc tấn công đàn áp của triều đình Nguyễn, giết chết trấn thủ Sơn Nam Lê Mậu Cúc
Tháng 3/ 1826, nghĩa quân bị thiệt hại nhiều ở Giao Thuỷ, nghĩa quân chuyển hoạt
động ra Tiên Minh, Nghi Dơng ( Hải Phòng), tổ chức nhiều trận đánh ở Cổ Trai, Phủ
Bo, Tam Giang, Đồ Sơn
Trang 3Năm 1827, triều đình Nguyễn cử hàng chục tớng giỏi và hàng vạn quân bao vây căn
cứ Trà Lũ Nghĩa quân chống không nổi định thoát chạy ra biển nh Phan Bá Vành bị bắt Cuộc khởi nghĩa bị thất bại
* Hờng dẫn về nhà
- Em có nhận xét gì về khởi nghĩa của Hoàng Công Chất và Phan Bá Vành?
- Su tầm những mẩu chuyện về hai nhân vật Hoàng Công Chất và Phan Bá Vành?
Bài 3: Tình hình kinh tế - văn hoá miền đất thái bình
(từ thế kỷ X đền giữa thế kỷ XIX)
1 Tình hình kinh tế:
a, Sản xuất nông nghiệp
Do điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác, cây lúa nớc đợc gieo cấy 2 vụ trong một năm, một số nơi ven biển hoặc đồng trũng chỉ cấy 1 vụ Chăn nuôi hầu hết là nuôi gia cầm, gia súc trong gia đình, ở vùng ven biển ven sông nhiều làng làm nghề đánh cá
Do đất đai màu mỡ cộng với truyền thống lam động cần cù sáng tạo, miền đất Thái Bình sớm trở thành chỗ dựa cho nhà nớc phong kiến về kinh tế Năm1038 vua Lý Thái Tông đã ngự ra Bố Hải Khẩu làm lễ tế thần nông rồi cày ruộng tịch điền
Đến thời Trần, với các chính sách khuyến nông của Nhà nớc; nhà vua cho phép các vơng hầu quý tộc mộ dân nghèo và dân lu tán khai khẩn đất hoang, lấn biển để xây dựng các điền trang thái ấp, các làng mạc Do đó đất Thái Bình trù phú và đông đúc hơn
Thời Lê Sơ rồi triều Nguyễn, miền đất Thái Bình luôn là hậu phơng, là cơ sở vững chắc về kinh tế của các triều đại phong kiến
b, Thủ công nghiệp
-Dệt chiếu ( làng Hới - Hng Hà)
-Kéo tơ, dệt lụa ở Bộ La (Vũ Th), Phơng La (Hng Hà)
-Chạm bạc Đồng Sâm ( Hồng Thái - Kiến Xơng)
C, Thơng nghiệp
Trung tâm là các chợ ở làng xã, họp theo phiên, nhân dân đến để đổi chác, mua bán sản phẩm hàng tiêu dùng Cha có phố phờng, đô thị hay trung tâm thơng nghiệp Chợ
đông vai trò rất quan trọng trong đời sống vùng nông thôn Thái Bình
2.Văn hoá
a, Tôn giáo, tín ngỡng
Tục thờ cúng tổ tiên đến thời Lý - Trần, đạo Phật thịnh đạt ở các làng, nhân dân xây chùa thờ Phật
Trang 4Từ cuối thời Trần sang thời Lê Sơ, đạo Nho thịnh đạt, ở các làng nhân dân dựng đình thờ thành hoàng làng
Từ thế kỷ XVII đạo Thiên chúa bắt đầu đợc truyền bá vào vùng ven biển Tiền Hải, Thái Thụy
b, Lễ hội
Hội làng là hình thức sinh hoạt văn hoá phổ biến ở hầu hết các làng Làng nuôi dỡng, giữ gìn phong tục tập quán truyền thống riêng của làng.Lễ hội từng làng vừa mang
đặc trng chung của văn hoá xóm làng ngời Việt vừa mang đặc điểm riêng của từng cộng đồng dân c
Chính từ các lễ hội các loại hình nghện thuật đặc sắc ra đời và phát triển nh múa rối nớc ở Nguyên Xá, chèo làng khuốc ( Đông Hng)
c, Giáo dục
Từ khoa thi đời Lý (1185) đến khoa thi cuối cùng đời Nguyễn (1919) Thái Bình có
111 vị đỗ đại khoa Điển hình là gia đình cả cha và con đỗ đại khoa là tiến sĩ Lê Phú Thứ và con là Bảng Nhãn Lê Quý Đôn.( ngời làng Phú Hiếu - Độc Lập- Hng Hà) Thời Trần- Hồ có nhà thơ Phạm Nhữ Dực( quê Quỳnh Phụ) thi đỗ giữ chức Giám hộ
ở Tân An ( Quảng Ninh)
Thời Lê Sơ có Nguyễn Thành ( Đông Hng), Quách Đình Bảo, Quách Hữu
Nghiêm( Thái Thụy) và đặc biệt dới triều Lê Thánh Tông có Đoàn Huệ Nhu( còn gọi
là Phạm Nh Huệ, ngời Hng Hà) là nhà thơ duy nhất của mảnh đất Thái Bình ( Sơn Nam xa) đợc vào hội Tao Đàn- hội thơ văn đầu tiên của nhà nớc ta do Lê Thánh Tông sáng lập năm 1495
*Hớng dẫn về nhà:
- Em hãy kể tên những tấm gơng chịu khó học hành thi cử đỗ đạt cao của các “ông nghè” quê Thái Bình mà em biết?
- Em có nhận xét gì về số ngời đỗ đạt cao ở Thái Bình thời phong kiến?
Bài 4: Thái Bình với sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm
của dân tộc từ thế kỷ X đền giữa thế kỷ XIX
1 Thái Bình với cuộc đấu tranh thống nhất đất nớc và chống xâm lợc bảo vệ quốc gia Đại Việt độc lập tự chủ( từ thế kỷ X đến thế kỷ XV)
Sau cái chết của Ngô Xơng Văn (965) cuộc tranh chấp giữa các thổ hào và nạn cát cứ
địa phơng diễn ra ác liệt hơn, khu vực Bố Hải Khẩu( Kỳ Bá- TP Thái Bình) là sứ quân của tớng Trần Lãm có thế lực mạnh trong 12 sứ quân Không chấp nhận cảnh đất nớc
Trang 5bị chia cắt và cảm phục tài đức của đinh Bộ Lĩnh Trần Lãm đã đem quân của mình
và kêu gọi nhân dân trong vùng hội quân với Đinh Bộ Lĩnh, năm 976 Đinh Bộ Lĩnh
đã thống nhất đợc đất nớc Ngoài Trần Lãm ở vùng Thái Bình còn có Bùi Quang Dũng, Bùi Quang Đạt giúp sức cho nhà Đinh trong buổi đầu dựng nghiệp
Thế kỷ XI-XIII thời Lý- Trần, Thái Bình là hậu phơng, là phòng tuyến chống quân Mông Nguyên Để tránh thế mạnh của giặc triều đình tạm rút khỏi Thăng long, gia quyến nhà vùa do linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung tổ chức đã sơ tán về Thái Bình Triều Trần đã đợc đón nhận sự che chở, sự đóng góp sức ngời sức của to lớn của nhân dân Thái Bình Triều trần đã tuyển quân từ nơi dây để sung vào quân cấm vệ do các tớng giỏi, tin cậy chỉ huy nh Thái uý Trần Nhật Hạo chỉ huy quân Tinh Cơng tuyển từ phủ Long Hng , Phạm Ngũ Lão quản quân Thiên Lộc, Thiên Cơng tuyển
ng-ời từ Thiên Trờng, Long Hng
Các cửa sông lớn ở Thái Bình nh : cửa Đại Toàn( cửa Diêm Hộ), cửa Giao Hoá( cửa
Ba Lạt) chính là hệ thống phòng thủ chấn giữ và dự bị nhằm chi viện hoặc chặn đánh
đờng rút lui của địch Chính trên mảnh đất này ngày 18/4/1288 tại buổi lễ mừng chiến thắng, trớc lăng Trần Thái Tông, vua Trần Nhân Tông đã xúc động và tự hào
đọc hai câu thơ
“ Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng’
2.Đóng góp của nhân dân Thái Bình trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo
vệ quốc gia Đại Việt độc lập tự chủ( từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX)
Tháng 11- 1406, 20 vạn quân Minh do tớng Trơng Phụ cầm đầu sang xâm lợc nớc ta Dới ách thống trị tàn bạo của nhà Minh, nhân dân Đại Việt liên tục đứng lên chống quân xâm lợc Ngay khi Lê lợi dấy binh, nhiều ngời Thái Bình vào Lam Sơn ứng nghĩa, điển hình là con cháu gia đình cụ Vũ Độc Lạc( Tô Uyên- Quỳnh Phụ) Anh em Bùi Bị, Bùi Quốc Hng( làng Báng – Tiền Phong –TP Thái Bình) Trong cuộc chiến
đấuquyết liệt này Thái Bình vừa là hậu phơng cung cấp sức ngời sức của cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng
Thế kỷ XVIII, khởi nghĩa nông dân Tây Sơn chống chế độ phong kiến mục nát, cát
cứ, thống nhất đất nớc và chống xâm lợc Xiêm, Thanh Anh em Nguyễn Sơn,
Nguyễn Hải (làng Bứa – Hồng Việt - Đông Hng) đã nổi dậy chiếm cả vùng Thái Bình, Quảng Yên, Hải Dơng Khi Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc Hà, Nguyễn Sơn …
đã mang lực lợng của mình ứng nghĩa Ông đợc Nguyễn Huệ cử giữ thành Phả Lại và chặn đánh quân Thanh năm 1789
*Hớng dẫn về nhà:
-Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Thái Bình
từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX?
- Hãy kể lại một câu chuyện nói về đóng góp của nhân dân Thái Bình trong cuộc đấu tranh chống xâm lợc bảo vệ độc lập dân tộc từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX?