Quan điểm định hướng mục tiêu xuấtkhẩu lao động

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Đài Loan của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại" ppt (Trang 62)

Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước.

Trong những năm 80, thực hiện hợp tác lao động và chuyên gia với các nước Xã hội Chủ nghĩa và một số nước Trung Đông, Châu Phi, chúng ta đã giải quyết việc làm ngoài nước cho hàng chục vạn người. Từ năm 1991 đến nay, việc xuất khẩu lao động và chuyên gia cũng được chuyển đổi cho phù hợp với cơ chế quản lý mới, đưa hàng van lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, góp phần nâng

cao tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động, nâng cao đời sống các gia đình có người lao động đi xuất khẩu và đóng góp cho ngân sách.

Kết quả xuất khẩu lao động và chuyên gia trong thời gian qua vẫn chưa đáp

ứng được yêu cầu, còn những tồn tại và khuyết điểm. Do chưa nhận thức thống nhất về tầm quan trọng của xuất khẩu lao động và chuyên gia trong các mục tiêu và biện pháp giải quyết việc làm nên các ngành, các cấp từ Trung ương tới địa phương còn thiếu sự phối hợp đồng bộ trong việc đầu tư mở rộng thị trường, đào tạo nguồn lao động xuất khẩu, cụ thể hoá chủ trương, chính sách để đẩy mạnh xuất khẩu lao

động và chuyên gia. Sự nỗ lực tạo thêm việc làm trong nước và ngoài nước chỉ mới giải quyết được một phần trong số lao động chưa có việc làm và thiếu việc làm.Hàng năm có hơn một triệu người đến độ tuổi lao động, trước tình hình đó, cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia còn có vai trò quan trọng trước mắt và lâu dài.

1. Về chủ trương:

- Cùng với giải quyết việc làm trong nước là chính thì xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiéen lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao

động cho công cuộc xây dựng đât nước trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, là một bộ phận của hợp tác quốc tế, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước.

- Xuấtkhẩu lao động và chuyên gia phải được mở rộng và đa dạng hoá hình thức, thị trường xuấtkhẩu lao động, phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu của nước ngoài về số lượng, trình độ và ngành nghề. Xuất khẩu lao động và chuyên gia một mặt phải đảm bảo sức cạnh tranh trên cơ sở

tăng cường đào tạo giáo dục định hướng, nâng dần tỷ trọng lao động xuấtkhẩu có chât lượng cao rong tổng số lao động xuất khẩu và nâng cao trình độ quản lý của các đơn vị xuất khẩu lao động, mặt khác phải chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính

đáng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo pháp luật của nước ta và pháp luật của nước mà người lao động sống và làm việc.

- Phát triển và khuyến khích đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao

động, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục ý thức pháp luật, làm rõ quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp và người lao động về thực hiện hợp đồng, tôn trọng phong tục, tập quán, văn hoá, hoà nhập thị trường lao động quốc tế.

2. Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động và

chuyên gia:

2.1. Giải pháp vĩ mô:

Nước ta có tiềm năng lớn về lao động và chuyên gia, thị trường lao động trên thế giới mà ta tiếp cận còn rộng mở, vì thế công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia trong thời gian tới cần chú trọng những vấn đề sau:

2.1.1. Phát trin th trường

a. Trong các năm tới, tiếp tục thực hiện các giải pháp để ổn định, mở rộng các thị trường trọng điểm, bao gồm:

- Thị trường Malaysia:

Chuẩn bị đủ nguồn lao động đáp ứng nhu cầu thị trường. Tiếp tục triển khai mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với địa phương để tuyển chọn lao động. Chú trọng công tác đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng theo đúng yêu cầu đặt ra trong thoả thuận đã được ký kết với Malaysia.

Tiếp tục triển khai chặt chẽ việc đưa lao động sang Malaysia:

+ Căn cứ nhu cầu thị trường, xem xét để mở rộng số lượng doanh nghiệp đưa lao động sang Malaysia trên cơ sở chọn lọc các doanh nghiệp hoạt động chính sách kinh nghiệm, chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước, gắn với việc xử lý những doanh nghiệp vi phạm các quy định trong việc đưa lao động sang Malaysia.

+ Theo dõi tình hình thị trường và tình hình lao động để hướng dẫn các doanh nghiệp chỉ hợp tác với các đối tác có khả năng đảm bảo quyền lợi cho người lao động, và đưa lao động sang các ngành có điều kiện đảm bảo kể cả một số nghề trong ngành nông nghiệp và dịch vụ.

+ Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động, bảo

đảm phát hiện và giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh với người lao động. Tăng cường cán bộ cho Ban quản lý lao động và chuyên gia tại Malaysia, giải quyết thủ tục pháp lý để doanh nghiệp cử cán bộ sang quản lý lao động.

- Thị trường Đài Loan:

Thị trường Đài Loan vẫn còn khả năng nhận nhiều lao động Việt Nam. Các giải pháp cần thực hiện gồm:

+ Thúc đẩy gia hạn Thoả thuận hợp tác lao động với Đài Loan;

+ Tiếp tục thực hiện các giải pháp mạnh để giảm thiểu tỷ lệ lao động bỏ hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đồng, bao gồm cả việc xử lý người lao động bỏ hợp đồng và các doanh nghiệp có tỷ lệ lao động bỏ hợp đồng cao; phối hợp với các cơ quan có liên quan của

Đài Loan đểđưa nhanh số lao động bỏ trốn hiện còn ở Đài Loan về nước;

+ Hợp tác với các công ty nội và các công ty môi giới lao động Đài Loan hạn chếđến mức thấp nhất phí môi giới;

+ Tăng tỷ lệ cung ứng lao động trực tiếp cho các chủ sử dụng lao động và tỷ

lệ lao động làm việc trong các công xưởng, nhà máy. - Thị trường Hàn Quốc:

Hàn Quốc đã thông qua Luật cấp phép cho lao động nước ngoài và bắt đầu thực hiện nhận lao động từ tháng 8 năm 2004 song song với hệ thống nhận tu nghiệp sinh hiện nay. Để tăng cường thị phần lao động tại Hàn Quốc, phải đưa được lao

động đi theo cả hai hệ thống này. Các biện pháp cần thực hiện bao gồm:

+ Hỗ trợ các giải pháp mạnh của Hàn Quốc, đưa tu nghiệp sinh bất hợp pháp về nước, để tu nghiệp sinh mới sang và tạo cơ sở để Hàn Quốc nhận lao động Việt Nam theo chính sách mới;

+ Vận động để phía Bạn tiếp nhận thêm tu nghiệp sinh ngành xây dựng,

đóng tàu và nông nghiệp. - Thị trường Nhật Bản:

Để mở rộng thị phần, cần có biện pháp giảm tỷ lệ tu nghiệp sinh bỏ hợp đồng, cụ thể là:

+ Tiếp tục rà soát và kiểm tra, chỉ cho phép các doanh nghiệp có uy tín đưa tu nghiệp sinh sang Nhật Bản; trước mắt chú trọng về chất lượng hơn mở rộng về số lượng.

+ Tập trung xử lý các trường hợp tu nghiệp sinh bỏ hợp đồng theo quy định tại Nghị định 81/2003/NĐ-CP và Quyết định số 68/2001/QĐ-TTg ngày 2 tháng 5 năm 2001 về biện pháp xử lý đối với tu nghiệp sinh tự ý bỏ hợp đồng, thông tin rộng rãi để giáo dục các tu nghiệp sinh khác;

+ Tập trung tuyển chọn tu nghiệp sinh đi Nhật Bản trong các nhà máy, doanh nghiệp, học sinh đã tốt nghiệp các trường dạy nghề và bộ đội xuất ngũ, hạn chế

tuyển lao động tự doanh nghiệp;

+ Tiếp tục tác động với phía Bạn để có biện pháp phối hợp với ta trong việc giải quyết vấn đề lao động bỏ trốn.

- Thị trường Lào:

Lào là một thị trường nhận nhiều lao động Việt Nam với ngành nghề đa dạng, bao gồm cả chuyên gia và lao động. Các giải pháp để tiếp tục hợp tác lao động có hiệu quả với Lào bao gồm:

+ Tiếp tục đàm phán để ký kết Hiệp định mới về hợp tác chuyên gia với Lào; + Đẩy mạnh đưa lao động xây dựng sang thực hiện các công trình nhận thầu, các công trình do nhiệm vụ và các nước khác đầu tư tại Lào;

+ Tăng cường hợp tác lao động qua địa phương và doanh nghiệp với Lào. - Thị trường Libya, Trung Đông và Châu Phi:

Trung Đông nhận rất nhiều lao động nước ngoài. Libya là thị trường truyền thống của lao động Việt Nam, một số nước khác ở vùng Vịnh cũng đã bắt đầu nhận lao động ta, đặc biệt là công cuộc tái thiết Iraq tới đây sẽ có nhu cầu lao

động lớn. Châu Phi có nhu cầu về chuyên gia nông nghiệp, y tế và giáo dục. Để

mở rộng thị trường này cần:

+ Tiếp tục ổn định và mở rộng cung ứng lao động cho các Công ty nước ngoài nhận thầu công trình tại Lybia;

+ Tìm hiểu thông tin để tiếp xúc và xây dựng quan hệ hợp tác với các tập

đoàn kinh tế quốc tế trúng thầu dự án tại Iraq để cung ứng lao động tái thiết Iraq;

+ Tiếp tục quan hệ với tổ chức Nông Lương quốc tế (FAO) và mở rộng quan hệ với các nước phát triển tìm nguồn tài trợ cho việc hợp tác đưa chuyên gia nông nghiệp sang các nước Châu Phi;

+ Tăng cường tìm hiểu thông tin, tiếp xúc với các đối tác để đưa liên doanh sang tái thiết Iraq.

- Thị trường lao động trên biển:

Nhu cầu thuỷ thủ vận tải và nhu cầu thuyền viên đánh cá vẫn rất cao, vượt khả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năng cung ứng của ta. Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh đưa lao động trên biển là tăng cường công tác tạo nguồn đáp ứng nhu cầu của thị trường:

+ Đầu tư cơ sở vật chất đào tạo sĩ quan, thuyền viên về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ để cung ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của chủ tàu nước ngoài, nhất là nhu cầu về sĩ quan đi biển. Thực hiện có hiệu quả các dự án hợp tác đào tạo thuyền viên với nước ngoài;

+ Các doanh nghiệp có chính sách hợp lý để khuyến khích và thu hút các sĩ

quan và thuyền viên hàng hải gắn bó lâu dài với sự nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia khẩu lao động trên biển;

+ Tạo nguồn thuyền viên tàu cá từ ngư dân ven biển, chỉ tuyển dụng những lao động có nguyện vọng gắn bó thực sự với nghề biển: nâng cao chất lượng đào tạo – giáo dục định hướng.

b. Mở thêm một số thị trường mới: từng bước tiếp cận thị trường khác trong khu vực, cũng như tại các nước thuộc thị trường Châu Phi, Trung Đông, Liên Bang Nga, Đông Âu, EU và Bắc Mỹ.

2.1.2. Tiếp tc hoàn thên cơ chế chính sách

- Sớm thành lập và đưa vào hoạt động Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động;

- Ban hành Thông tư Liên tịch hướng dẫn giải quyết tranh chấp về xuất khẩu lao

động; Thông tư Liên tịch về ngăn ngừa và xử lý hoạt động lừa đảo bất hợp pháp của các tổ chức, cá nhân không có chức năng xuất khẩu lao động;

- Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ ban đầu để hình thành những doanh nghiệp mạnh có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc, lao động ở vùng sâu vùng xa tham gia xuất khẩu lao động.

2.1.3. Trin khai thc hin Nghđịnh 81/2003/NĐ-CP

- Rà soát để sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp theo Nghị định 81/2003/NĐ-CP. Chỉ cho phép các doanh nghiệp đủ điều kiện và hoạt động có hiệu quả tham gia xuất khẩu lao động.

- Các Bộ, ngành, địa phương chủ quản doanh nghiệp xây dựng quy hoạch các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong phạm vi quản lý; sắp xếp lại các doanh nghiệp hiện có; đầu tư xây dựng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động mạnh; chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp trực thuộc và quan tâm chỉ đạo giải quyết những vấn đề phát sinh đối với doanh nghiệp.

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng trực thuộc tăng cường giáo dục, vận động nhân dân thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về xuất khẩu lao động, giáo dục con em thực hiện đúng hợp đồng; đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp tạo nguồn lao động có chất lượng; tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn, ngăn chặn các hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, của doanh nghiệp và đến hoạt động xuất khẩu lao động.

2.1.4. Tăng cường công tác thanh tra và x lý vi phm

- Công tác thanh tra, kiểm tra tập trung vào những địa bàn phức tạp, những doanh nghiệp có quy mô hoạt động rộng và số lượng lao động đi nhiều.

- Có cơ chế phân cấp, phối hợp giữa Thanh tra Lao động với cơ quan thanh tra các Bộ, ngành và các địa phương.

- Quản lý chặt chẽ các trung tâm giới thiệu việc làm theo Luật Doanh nghiệp và Bộ luật Lao động, ngăn ngừa việc lợi dụng hoạt động này để lừa đảo người lao

động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài.

- Đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền các cấp tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện kịp thời và kiên quyết triệt phá các đường dây đưa người đi làm việc bất hợp pháp, xử lý nghiêm theo pháp luật các tổ chức và cá nhân có hành vi lừa đảo. Tăng cường kiểm soát cửa khẩu để phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc bất hợp pháp.

2.1.5. Nâng cao cht lượng doanh nghip

- Các doanh nghiệp chủ động đầu tư nâng cao năng lực và khả năng canh tranh theo các tiêu chuẩn sau:

+ Đảm bảo năng lực về tài chính và cơ sở vật chất.

+ Có trường hợp trung tâm đào tạo về xuất khẩu lao động và chuyên gia; + Có đội ngũ cán bộ tiêu chuẩn, giỏi về công tác kinh tếđối ngoại;

+ Có khả năng cạnh tranh, có uy tín với đối tác nước ngoài và với người lao

động

- Các Bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo quy hoạch lại, nâng cấp các doanh nghiệp xuất khẩu lao động hiện có, trong đó dồn sức tập trung xây dựng khoảng 20 doanh nghiệp xuất khẩu lao động mạnh, có khả năng cạnh tranh cao và chính sách uy tín trên thị trường quốc tế.

- Triển khai thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ

quản lý của doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.6. Nâng cao cht lượng ngun lao động xut khu

- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp và địa phương để có nguồn lao động đáp ứng thị trường;

- Ban hành các quy chếđào tạo phù hợp với yêu cầu mới;

- Thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác hội nhập kinh tế

quốc tế của Chính phủ giai đoạn 2003-2005 đào tạo 150.000 lao động xuất khẩu về

các kiến thức cơ bản về hội nhập, chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ:

+ Các doanh nghiệp căn cứ vào nhu cầu thị trường lao động và khả năng ký kết hợp đồng để lập kế hoạch đào tạo chuyên môn, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của thị trường. Song song với công tác đào tạo tại các cơ sở đào tạo riêng, các doanh nghiệp liên kết với các trường đào tạo nghề để tạo nguồn lao động.

+ Nhà nước hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu, và các chương trình, dự án khác để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Đài Loan của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại" ppt (Trang 62)