Thực trạng xuấtkhẩu lao động của

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Đài Loan của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại" ppt (Trang 34)

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 về việc sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam - Contrexim Holdings đã tiến hành đánh giá lại thực trạng về mô hình tổ chức kinh doanh của công ty, những thành quả đã đạt được và đề ra phương án sắp xếp, cơ cấu lại bộ máy tổ chức của Công ty trình Chính phủ và Bộ Xây dựng. Ngày 30/7/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 929/QĐ-TTg phê duyệt mô hình " Công ty mẹ - Công ty con". Theo đó, tổ hợp Contrexim bao gồm 26 đơn vị thành viên chia làm 2 khối: Khối các đơn vị hạch toán độc lập gồm 9 đơn vị và khối các đơn vị hạch toán phụ thuộc gồm 17 đơn vị.

Contrexim Holdings hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, tư

vấn thiết kế, lập, thẩm định các dự án đầu tư, thực hiện xây lắp và kinh doanh các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. Ngoài ra, Contrexim Holdings còn sản xuất và cung cấp vật liệu xây dựng và trang trí nội thất, xuất nhập khẩu thiết bị, vật liẹu xây dựng và các loại hàng hoá khác;

đào tạo, xuất khẩu lao động, công nhân kỹ thuật và nhận thầu công trình nước ngoài. Ngoài việc thực hiện chức năng quản lý, điều hành các Công ty, đơn vị

doanh thưoưng mại, xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động đi các nước. Những hoạt động này đã mang lại cho Contrexim một nguồn thu đáng kể.

Ban lãnh đạo Công ty nhận thấy rằng cần phải có một hướng đi đúng đắn nhằm đẩy mạnh và tạo điều kiện chủ động cho những hoạt động này phát triển hơn nữa. Do đó Contrexim Holdings đã có chủ trương trình Bộ Xây dựng về

việc sáp nhập phòng xuất nhập khâủ và phòng xuất khẩu lao động cùng với trung tâm đào tạo thành một đơn vị thành viên hạch toán độc lập. Công ty cổ

phần Đầu tư và Thương mại (Contrexim-TM) được thành lập với mục đích thực hiện các hoạt động về thương mại và xuất nhập khẩu một cách sâu hơn, tuy nhiên các hoạt động này đã có từ trước và đã đạt được những thành công đáng kể. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bước đầu một cách vững chắc.

Về hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia đã đạt được kết quả cụ

thể như sau:

1. Kết quả hoạt động xuất khẩu lao động:

Xuất khẩu lao động trong những năm gần đây là một lĩnh vực kinh doanh mới được chú trọng nên đã gạp không ít khó khăn. Tuy vậy, qua kết quả đạt

được thì xuất khẩu lao động đã mang lại một mức lợi nhuận rất lớn, lớn hơn rất nhiều lần so với các hoạt động khác dù doanh thu là nhỏ hơn. Có được như vậy là do hoạt động xuất khẩu lao động không những giải quyết công ăn việc làm cho người lao động mà còn giúp người lao động mang lại một nguồn thu nhập lớn từ các nước phát triển hơn. Ngày càng có nhiều người lao động đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài, vì vậy Contrexim- TM đã có được một kết quả đáng kể.

Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 5: Kết quả hoạt động xuất khẩu lao động của công ty Contrexim- TM

Đơn vị : Triệu đồng Số TT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

1 Doanh thu 310 865 707 2.830 3.683 2 Lợi nhuận 101 386 339 1.104 1.452

3 Chi phí 209 479 368 1.726 2.231

4 Nộp NSNN 46 138 98 424 552

Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp Công ty Contrexim-TM

Qua bảng số liệu trên cho thấy:

- Về doanh thu: Năm 1999 Công ty chỉ đạt 310 triệu đồng, do đây là những năm đầu của hoạt động xuất khẩu lao động và chưa thực sự được chú trọng. Năm 2000 tăng so với năm 1999 là 179%, tương ứng với số tiền là 555 triệu đồng. Đây là mức tăng đáng kể so với năm trước do Công ty đã nhận thấy tầm chiến lược và đẩy mạnh hoạt động này. Năm 2001, có xu hướng giảm về

doanh thu so với năm 2000 là 18,25%, tương ứng với số tiền là 158 triệu đồng. Có sự giảm sút này là do sự biên động về kinh tế của một số nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến các nước tiếp nhận lao động ở nước ngoài. Nhu cầu tiếp nhận lao

động nước ngoài ở một nsố nước giảm xuống do nhiều doanh nghiệp bị phá sản, thu hẹp sản xuất. Còn tại các thị trường trọng điểm như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhiều ngành nghề đã bị lao động các nước khác chiếm lĩnh.

Sau biến động kinh tế của năm 2001 thì năm 2002,2003 doanh thu lại tăng cao. Doanh thu 2002 tăng so với 2001 là 300,28% tương ứng với số tiền là 2.113 triệu đồng, năm 2003 tăng so với năm 2002 là 30,14% tương ứng với số tiền là 853 triệu đồng. Có sự tăng trưởng đáng kể như vậy là do người lao động đã thực sự nhận thấy lợi ích từ xuất khẩu lao động, bên cạnh đó là sự chú trọng vào phát triển hoạt động của Công ty.

- Về lợi nhuận: Song song với sự gia tăng của doanh thu thì lợi nhuận cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 2001 có giảm so với năm 2000 do doanh thu giảm. Và các năm 2002, 2003 lại có sự tăng vọt.

Cụ thể: Lợi nhuận năm 2000 tăng so với năm 1999 là 96,18% tương ứng với số tiền là 285 triệu đồng. Năm 2001 giảm so với năm 2000 là 12,18% tương

ứng với số tiền là 47 triệu đồng. Năm 2002 tăng so với năm 2001 là 225,66% tương ứng với số tiền là 765 triệu đồng. Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 31,52% tương ứng với số tiền là 348 triệu đồng.

- Về chi phí: Cùng với sự tăng, giảm của doanh thu và lợi nhuận qua các năm, chi phí cũng có sự thay đổi tương ứng. Năm 1999, chi phí là 209 triệu

đồng; năm 2000 là 479 triệu đồng; đến năm 2001 giảm xuống 368 triệu đồng; năm 2002, 2003 lại tăng cao đến 1.726 triệu đồng và 2.231 triệu đồng.

- Về nộp ngân sách Nhà nước: xuất khẩu lao động là hoạt động đã đóng góp cho Ngân sách Nhà nước một mức khá cao trong các năm 2002, 2003. Năm 1999 chỉđạt 46 triệu đồng, năm 2000 là 138 triệu đồng. Đến năm 2001 có giảm xuống do doanh thu của hoạt động này giảm, còn 98 triệu đồng. Năm 2002, 2003 do doanh thu tăng cao nên mức nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng lên tới 424 và 552 triệu đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù năm 2001 có sự biên động kinh tế làm doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách Nhà nước từ hoạt động này đều giảm đáng kể, Nhưng qua năm 2002 thì lại có sự tăng trưởng nhảy vọt. Điều đó cho thấy có sự cố gắng rất lớn của cán bộ công nhân viên có trình độ, kinh nghiệm và việc tổ chức các khâu từ

nghiên cứu thị trường đến hoạt động xuất khẩu lao động có khoa học, hiệu quả, không những khắc phục được điểm yếu mà còn vượt qua mọi khó khăn để đạt

được thành quả hết sức to lớn như vậy.

2. Về số lượng, cơ cấu và thị trường xuất khẩu lao động:

Từ năm 1999 đến nay, thị trường lao động quốc tế đang suy giảm mạnh, cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu lao động ngày càng gay gắt. Tuy nhiên sau gần 2 năm thực hiện Nghị định 81/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 1 năm 2003 của Chính phủ, công tác xuất khẩu lao động đã đạt được một số kết quả quan trọng bước đầu. Đến nay cả nước đã có 159 doanh nghiệp được Bộ Lao động Thương

đã mở rộng ra với gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Nhà nước đã xây dựng được một hệ thống các cơ chế, chính sách tương đối đồng bộ, ổn định và duy trì thị trường đã có, mở thêm một số thị trường mới và tăng cường quy mô

đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Cùng với sự phát triển chung của toàn ngành, xuất khẩu lao động ở

Contrexim- TM đã khai thác hiệu qủa bốn thị trường chính, đó là: Cộng hoà Palau, Nhật Bản, Đài Loan và Malaixia. Kết quả cụ thể của từng thị trường được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 6: Kết qủa hoạt động xuất khẩu lao động phân theo thị trường: Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số TTThị trường Số người đi D.thu (tr.đ) Số người đi D.thu (tr.đ) Số người đi D.thu (tr.đ) Số người đi D.thu (tr.đ) Số người đi D.thu (tr.đ) 1 CH Palau 35 310 90 580 78 468 59 354 152 929 2 Nhật Bản 23 285 9 104 5 58 30 802 3 Đài Loan 27 135 336 2.418 286 1.630 4 Malaixia 78 322 Tổng cộng 35 310 113 865 114 707 400 2.830 546 3.683

* Thị trường Palau: Cộng hoà Palau là quần đảo nằm ở bắc Thái Bình Dương, vĩ tuyến 7,30 bắc, kinh tuyến 134,39 đông, đông nam Phillipin. Trước đây Palau là lãnh thổ thuộc Mỹ quản lý, nhưng từ năm 1994 là quốc gia có liên kết tự

do với Hoa Kỳ. Palau chưa có luật lao động nhưng có nhiều lao động nước ngoài. Chính quyền Palau tôn trọng các hợp đồng ký kết giữa chủ sử dụng lao động với người lao động cũng như bên cung ứng lao động và lấy hợp đồng làm cơ sở để giải quyết nếu tranh chấp xảy ra.

Từ năm 1999 đến nay, thị trường Palau đã trở thành thị trường truyền thống của Contrexim - TM. Số người đi qua các năm có sự khác nhau, do đó doanh thu thay đổi theo số lượng người đi. Tuy nhiên tính doanh thu trên một người đi là khá

ổn định. Riêng năm 1999, doanh thu trên một người là 8,857 triệu đồng có cao hơn so với các năm sau: năm 2000 là 6,44 triệu đồng/người; năm 2001 và năm 2002 là 6 triệu đồng/người; năm 2003 là 6,11 triệu đồng/người.

Doanh thu từ thị trường Palau là khá cao và rất ổn định qua các năm. Vì vậy

đây là thị trường mà Contrexim - TM tiếp tục khai thác mạnh trong những năm tới.

* Thị trường Nhật Bản: Thị trường này chủ yếu tiếp nhận lao động Việt Nam

đi tu nghiệp và thực tập kỹ thuật (gọi chung là tu nghiệp sinh). Tu nghiệp sinh Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản theo nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó có lĩnh vực dệt, may, điện tử và xây dựng chiếm tỷ lệ lớn.

Số người đi qua các năm là rất nhỏ, năm 1999 không có người đi, năm 2000 chỉ có 23 người đi và ngày càng giảm mạnh. Năm 2001 là 9 người, năm 2002 là 5 người và năm 2003 có tăng lên 30 người. Doanh thu trên 1 người đi năm 2000 là 12,39 triệu đồng/người, đây là con số khá cao, nó có giảm qua các năm tiếp theo; năm 2001 là 11,56 triệu đồng, năm 2002 là 11,6 triệu đồng và năm 2003 tăng vọt lên tới 26,73 triệu đồng. Sở dĩ năm 2003 có sự tăng vọt như vậy là do trong đó có số tiền đặt cọc của 14 người lao động đang trong thời gian hợp đồng đã bỏ trốn.

So với thị trường Palau thì thị trường Nhật Bản đem lại doanh thu trên một người đi lớn hơn. Tuy nhiên một khó khăn lớn cho bên xuất khẩu lao động là tại thị

trường này số lượng lao động bỏ trốn là khá cao. Riêng năm 2003 , trong tổng số

lao động xuât đi đã có tới 14 người bỏ trốn. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt

động xuất khẩu lao động và uy tín của Công ty với phía đôí tác. Trong thời gian tới, việc ổn định thị trường Nhật Bản đang là một thử thách lớn cho ngành xuất khẩu lao động Việt Nam nói chung và xuất khẩu lao động của Contrexim - TM nói riêng. * Thị trường Đài Loan: Bắt đầu từ năm 2001, Contrexim - TM mới xuất khẩu lao động sang Đài Loan. Đây là thị trường có một số thuận lợi cơ bản đối với lao động Việt Nam:

- Môi trường sống và làm việc rất tốt, phong tục tập quán có nhiều nét tương

đồng với Việt Nam, vị trí địa lý không xa.

- Cơ cấu ngành nghềđa dạng và có nhu cầu lao động ở mọi lĩnh vực. - Thu nhập của người lao động khá cao so với khu vực khác.

Từ các lợi thế đó mà Contrexim - TM đã có được số lượng người đii đáng kể. Năm 2001 là 27 người đi, đem lại doanh thu 135 triệu đồng. Bình quân doanh thu trên 1 người đi là 5 triệu đồng/người. Năm 2002 là 336 người đi, với doanh thu là 2.418 triệu đồng, bình quân là 7,2 triệu đồng/người. Năm 2003 có 286 người đi, với doanh thu là 1.630 triệu đồng, bình quân là 5,7 triệu đồng/người.

Tuy doanh thu trên 1 người đi thấp, nhưng với số lượng người đi lớn dẫn đến tổng doanh thu từ thị trường này là rất cao. Điều đó cho thấy, việc tiếp tục khai thác thị trường này là tất yếu. Nhưng cũng cần phải quan tâm tới việc ổn định thị

trường, bởi tại thị trường này trong năm 2002 có 59 lao động bỏ trốn và năm 2003 là 16 người. Đây cũng là khó khăn lớn cần phải giải quyết trong thời gian tới.

* Thị trường Malaixia: Đay là thị trường mới của Contrexim - TM. Đến năm 2003 mới có 78 lao động được đưa đi làm viêc tại thị trường này, đem lại doanh thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Malaixia là thị trường dễ tính, tương đối phù hợp với lao động Việt Nam, đặc biệt là lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, đòi hỏi tay nghề không cao. Tuy vậy thị trường xuất khẩu lao động sang Malaixia mới nổi lên nhưng tiền lương thấp so với các nước khác có nhận lao động Việt Nam. Do đó, việc có tiêp tục đẩy mạnh xuất khẩu lao động sang Malaixia hay không đang là băn khoăn lớn của Contrexim - TM cần có lời giải đáp

Qua việc phân tích kết quả từ hoạt động xuất khẩu lao động trên chúng ta có thể nhận thấy hoạt động xuất khẩu lao động có những ưu điểm nhất định:

Thứ nhất, xuất khẩu lao động là một hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội: nói xuất khẩu lao động thực chất là xuất khẩu sức lao động. Trong khi đó, sức lao

động lại gắn bó chặt chẽ với người lao động, không tách rời khỏi người lao động. Vì vậy, làm tốt công tác xuất khẩu lao động không những giải quyết vấn đề kinh tế

trước mắt mà đồng thời giải quyết vấn đề xã hội lâu dài.

Thứ hai, xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế: ở nhiều nước trên thế

giới, xuất khâủ lao động đã là một trong những giải pháp quan trọng thu hút lực lượng lao động đang tăng lên của nước họ và thu ngoại tệ bằng hình thức chuyển tiền về nước của người lao động và các lơị ích khác.

Việt Nam với dân số đông, đứng thứ 13 trên thế giới, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn, nền kinh tế phát triển thấp so với các nước khác thì xuât khẩu lao động là con đường đúng đắn nhất, một mặt giải quyết công ăn việc làm, mặt khác mang lại một mức thu nhập đáng kể cho người dân và tăng mức đóng góp vào GDP/đầu người của toàn xã hội. Từ đó giải quyết được rất nhiều vướng mắc trong nền kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay.

Ngoài các ưu điểm nói trên thì hoạt động xuất khẩu lao động còn có nhiều hạn chế, đó là những rủi ro mà hoạt động này gặp phải:

Một là, rủi ro từ phía đối tác: Có trường hợp đối tác khó khăn về vốn, thiếu việc làm, chậm trả lương cho người lao động, thiếu am hiểu hoặc không tuân thủ

luật pháp, ỷ thế " ông chủ" để gây sưc sép trong việc thực hiện hợp đồng lao động, làm khó dễ cho người lao động...Điều này đã dẫn đến việc bên cung ứng lao động phải tốn kém rất nhiều để giải quyết các vụ việc đó.

Hai là, rủi ro từ phía người lao động: Thực tế cho thấy bên cung ứng lao

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Đài Loan của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại" ppt (Trang 34)