1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hướng dẫn khai thác, sử dụng các thể loại bản đồ giáo khoa

6 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 72,5 KB

Nội dung

MỤC TIÊU CỦA VIỆC SỬ DỤNG BẢN ĐỒ GIÁO KHOA TRONG NHÀ TRƯỜNG Trước đây, trong chương trình học tập ở nhà trường phổ thông không có thời gian dành cho bộ môn bản đồ học, mà bản đồ chỉ được

Trang 1

HƯỚNG DẪN KHAI THÁC,

SỬ DỤNG CÁC THỂ LOẠI BẢN ĐỒ GIÁO KHOA

I MỤC TIÊU CỦA VIỆC SỬ DỤNG BẢN ĐỒ GIÁO KHOA TRONG NHÀ TRƯỜNG

Trước đây, trong chương trình học tập ở nhà trường phổ thông không có thời gian dành cho bộ môn bản đồ học, mà bản đồ chỉ được coi như một công cụ, một phương tiện cho việc dạy và học địa

lí Theo chương trình mới , kiến thức về bản đồ được đưa vào chương trình môn địa lí ở lớp 6 và lớp 10

Chương trình địa lí lớp 6 có 5 bài giáo dục về kiến thức bản đồ là:

- Bản đồ, cách vẽ bản đồ

- Tỉ lệ bản đồ

- Phương hướng trên bản đồ, kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí

- Kí hiệu bản đồ, cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

- Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học (Thực hành)

Chương trình địa lí lớp 10 có một chương về bản đồ, trong đó có các bài:

- Một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản Phân loại bản đồ Tổng quát hoá bản đồ

- Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

- Viễn thám và hệ thông tin địa lí Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

- Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (thực hành)

Dung lượng kiến thức bản đồ quy định ít ỏi đó buộc chúng ta phải thông qua việc giảng dạy địa

lí để trang bị cho học sinh những kiến thức bản đồ

Trong chương địa lí phổ thông, lượng kiến thức về bản đồ được xác định cho từng cấp học, lớp học và từ đó mới phân bố kiến thức ấy cho mỗi loại hình bản đồ dùng cho từng cấp học, lớp học và từng bài học Trong mỗi một bản đồ chúng ta thấy các kiến thức địa lí, các kiến thức bản đồ được sắp xếp theo một dụng ý, thể hiện rõ nét ý đồ phương pháp Ví dụ, để thực hiện tốt phương pháp phát vấn, giáo viên phải dựa vào bản đồ để ra các câu hỏi và cũng trên bản đồ học sinh sẽ tìm ra câu trả lời Trong quá trình dạy học địa lí, người giáo viên có dụng ý giúp học sinh làm quen với ngôn ngữ bản đồ từ đơn giản đến phức tạp nhằm trang bị cho học sinh khả năng đọc bản đồ như là đọc một cuốn sách và phải nâng lên mức có thể phản ánh được nội dung trong cuốn sách đó Điều này có nghĩa là giáo viên không chỉ giúp cho học sinh không dừng lại ở mức nhận biết các hiện tượng địa lí trên bản đồ mà còn phải nắm được nội dung, bản chất của các hiện tượng đó Có như thế mới làm cho học sinh thể hiện được sự mô tả định tính một khu vực trên bản đồ và cao hơn là mô tả định lượng

Như vậy, bản đồ giáo khoa không chỉ có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiếp thu kiến thức trong chương trình bộ môn địa lí mà còn giúp các em có phương pháp tư duy khoa học, phương pháp lao động khoa học

Trước khi đi vào khai thác, sử dụng các thể loại bản đồ giáo khoa cụ thể phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập bộ môn Địa lí ở trường phổ thông, chúng ta phải nắm được những phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa chung nhất xuất phát từ nhiệm vụ, chức năng của người giáo viên địa lí Đó là các phương pháp sử dụng bản đồ trong khi soạn bài, trong khi truyền thụ trên lớp và hướng dẫn học sinh dùng bản đồ trong học tập

Trang 2

II PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ GIÁO KHOA

1 Sử dụng bản đồ trong khi soạn bài

Để thực hiện một bài giảng, người giáo viên phải trải qua hai giai đoạn lao động: chuẩn bị bài giảng và truyền thụ tại lớp Khi chuẩn bị bài giảng, bản đồ giáo khoa được sử dụng như một công

cụ nghiên cứu và khi truyền thụ tại lớp, bản đồ giáo khoa được sử dụng như một đối tượng nghiên cứu Sau khi xác định mục đích yêu cầu của bài giảng, giáo viên biết được khối lượng kiến thức cũng như khái niệm địa lí cần trang bị cho học sinh Việc chuẩn bị bản đồ cho bài giảng cũng căn

cứ trên cơ sở nhiệm vụ bài giảng Những bản đồ cần cho bài giảng gồm có: các bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ treo tường và atlas Trong quá trình chuẩn bị và truyền thụ trên lớp phải sử dụng phối hợp các loại bản đồ này Bản đồ treo tường dùng làm cơ sở truyền thụ của giáo viên, bản đồ trong sách giáo khoa và trong atlas để học sinh theo dõi bài giảng Nhưng cần chú ý rằng nội dung cũng như phương pháp phải có sự thống nhất theo một mục đích sử dụng Số lượng bản đồ dùng cho tiết học cần xác định cho hợp lí

Khi số lượng bản đồ dùng cho bài giảng được xác định, thì công tác chuẩn bị bản đồ phải được tiến hành Công tác chuẩn bị bản đồ cho bài giảng có ba bước:

- Phân tích và đánh giá bản đồ: Trên cơ sở hướng sử dụng đã được xác định, giáo viên tiến hành

phân tích và đưa ra những chỉ tiêu đánh giá

- Chọn lọc nội dung: Cần chọn lọc những nội dung cần thiết và phù hợp để sử dụng cho bài

giảng

- Xác định phương pháp truyền thụ tại lớp:Tuỳ theo nội dung dạy và loại hình bản đồ mà giáo

viên chọn phương pháp truyền thụ cho bài giảng

Ba nội dung này quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể chọn nội dung và phương pháp nếu chưa làm tốt công tác phân tích đánh giá bản đồ bởi vì bản đồ là cơ sở của việc lựa chọn nội dung và phương pháp

Đối với bản đồ giáo khoa, ngoài nội dung khoa học địa lí, thì nội dung khoa học của bản đồ cũng giữ một vai trò quan trọng Vì vậy, khi chuẩn bị bản đồ cho bài giảng địa lí cũng đồng thời phải chuẩn bị luôn cả nội dung và kiến thức bản đồ học cần truyền thụ cho học sinh Về mặt phương pháp thể hiện bản đồ, phải lấy tính chất và yêu cầu của phương pháp bản đồ giáo khoa làm tiêu chuẩn đánh giá, cần thống nhất phương pháp thể hiện với hệ thống kí hiệu bản đồ và màu sắc trên bản đồ Bất kì ở một cấp học nào dù khái quát hóa cao đến đâu, trên bản đồ cũng không thể thiếu hệ thống kinh vĩ tuyến và tỉ lệ bản đồ Thiếu hai yếu tố này ta không thể xác định được kích thước và mối quan hệ không gian của các hiện tượng địa lí trên bản đồ

Sau khi phân tích, đánh giá bản đồ theo nội dung, người ta xét đến yếu tố kĩ thuật bản đồ như thiết kế mĩ thuật, kí hiệu, màu sắc phải theo quy định Không phải tất cả các bản đồ đã được xuất bản đều hoàn thiện, không ít trong số đó vẫn còn những sai sót Vì thế, khi dùng bản đồ cho một giờ giảng phải kiểm tra lại, nếu có những sai sót vi phạm nguyên tắc thì không thể dùng được Hiện nay, những vấn đề về kĩ thuật bản đồ chưa có sự thống nhất và đang hướng tới sự thống nhất

Nhiệm vụ cuối cùng khi phân tích, đánh giá bản đồ là đánh giá phương pháp sư phạm tàng trữ trong bản đồ Về nguyên tắc, bản đồ giáo khoa nhất thiết phải chứa trong nó nội dung của phương pháp sư phạm Nếu một bản đồ địa lí mà không đầy đủ tính chất của một bản đồ giáo khoa thì không nên và không thể sử dụng để dạy học Trong giáo án chuẩn bị bản đồ cho bài giảng, giáo viên cần lựa chọn bản đồ nào là chính thức dùng cho bài giảng, bản đồ nào dùng làm tham khảo Những bản đồ dùng cho bài giảng có thể là bản đồ mà giáo viên tự xây dựng hoặc những bản đồ đã xuất bản cũng có thể là bản đồ nền hay bản đồ trống Những bản đồ tự xây dựng là những bản đồ rất tốt cho bài giảng, nó có nội dung và phương pháp phù hợp với bài giảng, lượng thông tin có ích cao Khi giảng bài giáo viên dùng bản đồ trống hay vừa giảng vừa vẽ bản đồ lên bảng thì thường thu hút được sự chú ý của học sinh, bài giảng sinh động, gây hứng thú cho học sinh

Trong việc chuẩn bị bản đồ cho bài giảng địa lí, công tác nổi bật nhất là thu thập tư liệu bản đồ

Trang 3

và bổ sung tư liệu bản đồ Công tác này được thực hiện khi thu thập, tập hợp, phân tích, chỉ tiêu hoá, xác định vị trí và ranh giới để thể hiện lên bản đồ Khi sử dụng tư liệu bản đồ cần đặc biệt chú

ý tới lưới chiếu của bản đồ tư liệu, tỉ lệ bản đồ Từ những tư liệu dùng cho việc chuẩn bị bản đồ để dạy học, đến những tư liệu viết, số liệu thống kê cần đảm bảo sự thống nhất về thời gian nhất là đối với bản đồ, đặc biệt đối với bản đồ kinh tế

Tóm lại, việc chuẩn bị bản đồ giáo khoa trong khi soạn bài là một nội dung có tính nguyên tắc chứ không phải là công việc kết hợp

2 Sử dụng bản đồ trong khi truyền thụ tại lớp

Trong một giờ giảng trên lớp, người giáo viên có nhiệm vụ kiểm tra kiến thức cũ, giảng bài mới, hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà Những công việc này giáo viên đem thực hiện trên lớp dựa trên cơ sở bản đồ Khi truyền thụ kiến thức, mỗi giáo viên vừa trang bị kiến thức địa lí, vừa rèn luyện kĩ năng địa lí và hướng dẫn phương pháp học địa lí trên bản đồ Trong giờ học tại lớp, nếu bài giảng của giáo viên gắn liền với bản đồ thì học sinh phải luôn luôn làm việc, vừa nghe, nhìn, suy nghĩ và ghi chép Làm như vậy, mới phát huy được tính tích cực của học sinh và huy động được học sinh tham gia vào bài giảng một cách hứng thú Giáo viên dùng phương pháp đàm thoại hay phát vấn tiến hành trên cơ sở dùng bản đồ tại lớp rất sinh động, tạo cho học sinh có một không khí học tập tự giác, khích lệ học sính suy nghĩ và sôi nổi tham gia bài giảng Tuy nhiên, phải đòi hỏi những hệ thống câu hỏi đặt ra được tính toán trên cơ sở tư duy và năng lực của học sinh và dành thời gian cần thiết cho mọi câu hỏi để đảm bảo kế hoạch dạy học về mặt thời gian Những câu hỏi đặt ra trong khi giảng bài ở lớp chỉ nên dùng những loại câu hỏi đòi hỏi người trả lời chỉ cần đọc bản đồ, thông qua tư duy và tìm ra câu trả lời, không nên dùng những câu hỏi phải tính toán trên bản đồ mới trả lời được

Thông qua bài giảng, giáo viên địa lí còn có nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng cho học sinh, trong đó

kĩ năng sử dụng bản đồ để học tập và nghiên cứu địa lí là quan trọng nhất Những kĩ năng bản đồ cần có trước hết biết đọc bản đồ giáo khoa địa lí, biết tính toán nghĩa là biết xác định đặc tính số lượng của hiện tượng, biết xây dựng các biểu đồ, đồ thị để so sánh giá trị số lượng của các hiện tượng Cũng cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng dùng bản đồ khi thực hành về địa lí Để có kĩ năng đối chiếu bản đồ với thực địa, ta có thể tổ chức cho các em những đợt thăm quan địa lí, những buổi học địa lí ngoài trời

3 Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ trong khi học tập

Đối với môn học địa lí, người thày giáo phải biết dùng bản đồ trong khi dạy học và học sinh cũng phải biết dùng bản đồ khi học Ngoài việc dùng bản đồ để học tốt môn địa lí, học sinh còn có nhiệm vụ tiếp nhận những kiến thức bản đồ để sau này khi trở thành công dân có được một số kiến thức bản đồ tối thiểu đáp ứng những nhu cầu thông thường trong cuộc sống xã hội

Phương pháp học tập của học sinh cần được xây dựng cụ thể, thích hợp cho từng hình thức học tập, nghĩa là học sinh cần biết cách dùng bản đồ khi nghe giảng ở lớp Khi học bài và làm bài ở nhà, khi tham gia những hoạt động ngoại khoá và khi tham gia những cuộc thăm quan địa lí Như vậy, cách dùng bản đồ để học địa lí cũng rất phong phú, từ đơn giản đến phức tạp, phát triển theo cấp học, theo lứa tuổi, theo chương trình bộ môn Để bài giảng trên lớp đạt kết quả tốt giáo viên phải chuẩn bị bản đồ cho bài giảng, vì thế học sinh cũng phải có những công việc chuẩn bị để tiếp thu bài giảng Học sinh phải chuẩn bị theo yêu cầu của thầy giáo những bản đồ cần thiết để nghe giảng,

có thể ghi chép và theo dõi ngay trên bản đồ

4 Sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong giảng dạy

Bản đồ giáo khoa treo tường có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác giảng dạy và học tập địa lí Loại bản đồ này dùng chủ yếu ở khâu lên lớp, nó giúp cho giáo viên giảng dạy được

dễ dàng, sinh động và giúp cho học sinh học tập được cụ thể và hứng thú hơn Chức năng chính của

Trang 4

bản đồ treo tường là trình bày tại lớp, nhưng có thể dùng nó để kiểm tra bài cũ, giảng bài mới và làm cơ sở cho những bài tập địa lí

Trong giảng dạy và học tập địa lí bản đồ giáo khoa treo tường được coi như một tài liệu độc lập, là nội dung kiến thức địa lí Nó không chỉ là kho tàng trữ các kiến thức địa lí, là nguồn thông tin mà còn là phương tiện có hiệu quả để phổ biến và truyền thụ các tri thức đó

Qua sử dụng bản đồ treo tường giúp giáo viên rèn luyện khả năng thực hành cho mình tốt hơn Đối với giáo viên, bản đồ treo tường phải được dùng trong suốt quá trình dạy học từ khâu chuẩn bị bài lên lớp, truyền thụ kiến thức mới và khi ôn tập, kiểm tra học sinh Giáo viên phải biết sử dụng kết hợp các loại hình bản đồ trong các khâu trên, phải biết hướng dẫn học sinh, yêu cầu học sinh học tập trên cơ sở bản đồ, rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh

Bản đồ giáo khoa treo tường do có mức độ khái quát cao nên nó còn giúp giáo viên lựa chọn nội dung cần thiết cho bài giảng, chọn phương pháp giảng bài có hiệu quả nhất Sử dụng bản đồ treo tường trong giờ giảng chẳng những làm cho học sinh tiếp thu bài dễ, hiểu bài, nhớ lâu mà còn phát huy được tính tích cực của học sinh

Việc sử dụng kí hiệu trên bản đồ giáo khoa cần phải đảm bảo tính sư phạm, tính trực quan và tính khoa học, vì đó là những tính chất đặc trưng của bản đồ giáo khoa Để cho bản đồ có hiệu quả truyền tin tốt, khi thiết kế kí hiệu phải tập trung vào việc nghiên cứu tìm ra các phương pháp biểu thị và lựa chọn hệ thống kí hiệu thích hợp nhất đối với các hiện tượng và đối tượng thực tế

Việc nhận thức một cách đúng đắn chức năng của bản đồ giáo khoa treo tường trong công tác dạy và học địa lí có giá trị quan trọng, nó ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên Để sử dụng tốt bản đồ trong nghiên cứu và giảng dạy địa lí cần nắm được phương pháp phân tích, đánh giá bản đồ giáo khoa địa lí nói chung và bản đồ giáo khoa treo tường nói riêng Chúng ta không thể chọn nội dung và phương pháp được nếu như chưa làm tốt công tác phân tích bản đồ Công tác phân tích bản đồ là cơ sở của việc lựa chọn nội dung và phương pháp truyền thụ Việc phân tích đánh giá bản đồ sẽ giúp cho các nhà địa lí và các chuyên gia khác trong việc sử dụng bản

đồ là phương tiện nghiên cứu Các nhà giáo địa lí và học sinh sử dụng bản đồ để khai thác kiến thức, nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập Việc phân tích và đánh gián bản đồ là cơ sở để lựa chọn nội dung và phương pháp truyền thụ trọng dạy – học địa lí trong nhà trường Người thành lập bản đồ cũng cần phải biết phân tích đánh giá bản đồ để bản đồ xuất bản có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng

Môn địa lí có đối tượng nghiên cứu rộng Vì vậy, để học sinh tiếp thu bài giảng một cách dễ dàng thì giáo viên cần tiến hành bài học trên cơ sở bản đồ treo tường Cùng với lời giảng của thầy, những tài liệu địa lí khác, bản đồ giáo khoa góp phần hình thành những biểu tượng, khái niệm và kĩ năng địa lí cho học sinh Mục đích chính của việc giảng dạy địa lí ở trường phổ thông là hình thành cho học sinh những biểu tượng và khái niệm địa lí, những quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển của tự nhiên và xã hội Người giáo viên chỉ thực hiện được mục đích đó trên cơ sở sử dụng bản đồ Bản đồ treo tường có ưu thế trong việc thể hiện hình dạng, kích thước, sự phân bố không gian và mối quan hệ của các sự vật hiện tượng địa lí Vì vậy, trong giảng dạy địa lí không thể thay thế bản đồ bằng ngôn ngữ, dù là ngôn ngữ giầu hình ảnh sinh động, không thay thế hình tượng bằng lời mô tả dù là lời mô tả tỉ mỉ và sinh động

Xuất phát từ quan điểm nêu trên, người giáo viên phải luôn luôn quan niệm bản đồ giáo khoa là kho tàng trữ các kiến thức địa lí, là nội dung giảng dạy và học tập địa lí của thầy và trò Tuyệt đối không được coi bản đồ chỉ đơn thuần là đồ dùng dạy học trực quan Đối với giáo viên, bản đồ giáo khoa treo tương phải được dùng trong suốt quá trình dạy học từ khâu chuẩn bị bài lên lớp, truyền thụ kiến thức mới và khi ôn tập, kiểm tra học sinh

Bản đồ giáo khoa treo tường do đặc tính khái quát hoá cao nên có khả năng giúp cho giáo viên lựa chọn nội dung cần thiết cho bài giảng và chọn phương pháp giảng bài có hiệu quả cao nhất Bản

đồ giáo khoa treo tường bổ sung, mở rộng kiến thức cho giáo viên và học sinh, cũng như bổ sung

Trang 5

những thiếu sót ở trong sách giáo khoa và ở trong bản đồ của sách giáo khoa Sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong giờ giảng chẳng những làm cho học sinh tiếp thu bài dễ, hiểu bài, nhớ lâu mà còn phát huy được tính tích cực của học sinh

Bản đồ giáo khoa treo tường là điểm gặp gỡ giữa giáo viên va học sinh Cùng một lúc giáo viên

và học sinh cùng làm việc Trong khi giảng bài giáo viên đặt câu hỏi và học sinh phải dựa vào bản

đồ để trả lời Như vậy, giáo viên sẽ nhận được ngay luồng thông tin phản hồi từ học sinh và nhờ đó giáo viên phát hiện được những thiếu sót của học sinh, có biện pháp kịp thời sửa chữa Mỗi một bản

đồ có thể dùng cho một chương, một bài, một tiết hay một phần của tiết học Dạy học địa lí bao gồm cả truyền thụ kiến thức bản đồ và dạy kĩ năng, rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ Tất cả những điều này chỉ được hình thành khi dạy địa lí gắn với bản đồ

Khi sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường cần chú ý một số yêu cầu sau:

- Giáo viên phải nắm vững bản đồ sẽ sử dụng để có một kĩ năng sử dụng nhanh chóng, chính xác và thành thạo không mắc những sai phạm khi sử dụng bản đồ Muốn sử dụng bản đồ nào khi lên lớp thì khi soạn bài giáo viên phải có sự chuẩn bị trước để nắm vững hệ thống kí hiệu bản đồ, những địa danh cần truyền thụ cho học sinh, dự định phương pháp sử dụng, sử dụng như thế nào, vào lúc nào, đặt câu hỏi nào…

- Những bản đồ treo tường dùng trong một bài học cần chuẩn bị chu đáo và được treo ở lớp đúng lúc để tập trung sự chú ý của học sinh

- Sử dụng bản đồ treo tường phải kết hợp với những loại hình bản đồ khác, trước mỗi bản đồ treo tường phải có bản đồ bài tập tương ứng

- Lần đầu tiên sử dụng bản đồ treo tường trên lớp giáo viên cần giới thiệu ngắn gọn về hướng,

hệ thống kí hiệu, tỉ lệ… Để tạo điều kiện cho học sinh làm quen với bản đồ

- Cần đảm bảo đúng các thao tác khi làm việc với bản đồ, thí dụ cách chỉ bản đồ phải dùng thước, chỉ vào kí hiệu chứ không chỉ vào chữ viết của đối tượng, sông chỉ theo hướng dòng chảy, vùng phân bố thì theo đường ranh giới…

- Yêu cầu đặt ra trong việc giáo dục kiến thức bản đồ, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo sử dụng bản đồ cho học sinh thường là: hiểu, đọc và biết bản đồ

+ Hiểu bản đồ là làm quen với bản đồ với những tính chất, nội dung với ngôn ngữ bản đồ một

cách có hệ thống, ví dụ như biết thuộc tính của quả địa cầu, của các loại bản đồ địa lí, giải thích được

ý nghĩa, mục đích các kí hiệu, dùng kí hiệu như thế nào Vì thế, quá trình giới thiệu bản đồ với học sinh phải có trình tự, hệ thống, phải thường xuyên, liên tục Hiểu ngôn ngữ bản đồ, có khái niệm cơ bản về bản đồ là cơ sở để đọc bản đồ

+ Đọc bản đồ là cơ sở của các phương pháp khai thác thông tin địa lí phục vụ cho việc dạy và

học ở trường phổ thông Muốn đọc bản đồ phải có kiến thức cơ bản về bản đồ và địa lí Đọc được bản đồ là khả năng tạo khái niệm không gian về đối tượng, mở đầu cho việc tự học bản đồ (giống như quá trình giải mã hoá kí hiệu) Quá trình đọc bản đồ là thông qua việc tự học, làm bài tập của học sinh để rèn luyện kĩ năng, biết cách tìm ra tính chất của các đối tượng được vẽ trên bản đồ, xác định không gian của đối tượng, so sánh, đối chiếu, các đối tượng trong không gian để có khái niệm

về lãnh thổ

+ Biết bản đồ là nhớ, hình dung rõ vị trí tương quan, hình dung tên gọi và đặc tính của các tên

địa lí bằng hình ảnh bản đồ

Yêu cầu về hiểu, đọc và biết bản đồ đối với học sinh không đơn giản Vì vậy, vai trò cua người thày giáo là rất quan trọng Trong quá trình dạy học môn địa lí đòi hỏi người thày giáo phải sử dụng tối đa, kết hợp tốt nhất các loại hình bản đồ trong các khâu của quá trình dạy học

- Bản đồ giáo khoa treo tường chủ yếu sử dụng trong giờ lên lớp, nên phương pháp sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích bản đồ bằng mắt, tức là đọc, chỉ bản đồ và mô tả nêu lên những đặc điểm của các đối tượng địa lí hay một khu vực lãnh thổ trên bản đồ Phương pháp phân tích trên bản

đồ bằng mắt là phương pháp nghiên cứu bản đồ phổ biến nhất vì nó dựa trên cơ sở biểu hiện bản đồ

Trang 6

trực quan Giáo viên chỉ bản đồ cùng với lời mô tả phân tích, còn học sinh quan sát bản đồ giáo khoa treo tường có thể dùng trong các khâu của một tiết học

- Khi kiểm tra bài cũ giáo viên có thể đặt các câu hỏi yêu cầu học sinh phải dùng bản đồ mới trả lời được

- Khi giảng bài mới, giáo viên giới thiệu lãnh thổ sẽ học trên bản đồ, sau đó có thể đặt các câu hỏi yêu cầu học sinh quan sát bản đồ và trả lời Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh so sánh, đối chiếu các bản đồ với nhau hoặc những nội dung khác nhau trên một bản đồ với nhau để tìm ra các mối liên hệ của các đối tượng địa lí, phát hiện mối liên hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết Giáo viên gợi ý, chỉ cho học sinh những tri thức bản đồ học còn học sinh tìm ra những điểm giống nhau

và khác nhau, những mối liên hệ trên bản đồ Phương pháp đàm thoại kết hợp với dùng bản đồ tại lớp rất sinh động, làm cho học sinh hăng say học tập, không khí học tập sôi động tự giác Các câu hỏi nêu

ra cần vừa sức và chỉ đòi hỏi học sinh đọc bản đồ thông qua tư duy và tìm ra câu trả lời, không nên dùng câu hỏi đòi hỏi phải tính toán trên bản đồ mới trả lời được

Như vậy, phải coi bản đồ treo tường là đối tượng để nhận thức, là lãnh thổ nghiên cứu chứ không chỉ đơn thuần là đồ dùng trực quan Khi củng cố dặn dò cũng phải gắn với bản đồ, hướng dẫn học sinh về nhà học bài kết hợp với bản đồ treo tường, atlas và các thể loại khác

Cũng có thể dùng bản đồ treo tường để xác định tọa độ địa lí Việc dùng bản đồ treo tường để

đo, tính khoảng cách, tính diện tích… thì nên hạn chế, nếu có chỉ nên tiến hành ở bản đồ tỉ lệ lớn như các bản đồ địa lí địa phương tỉ lệ 1: 200.000 hoặc lớn hơn

Cũng có thể dùng bản đồ treo tường để mô tả một tuyến, một khu vực, một địa phương Việc

mô tả và nêu các đặc điểm hiện tượng trên bản đồ đòi hỏi học sinh phải hiểu ngôn ngữ bản đồ Kĩ năng mô tả và nêu các đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng địa lí sẽ được hoàn thiện dần dần trong hệ thống công việc kế tiếp nhau

Tóm lại, sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường chủ yếu dùng phương pháp phân tích bằng mắt với việc đọc và chỉ bản đồ, so sánh bản đồ, mô tả và nêu đặc điểm đối tượng địa lí là công việc thường xuyên có hệ thống của giáo viên và học sinh để tạo thói quen khi sử dụng bản đồ

Ngày đăng: 06/07/2014, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w