Các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế

3 794 3
Các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TIỀN TỆ QUỐC TẾ 1. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) a. Sự ra đời của IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ II trong Hội nghị Breton wood (bang New Hamsphire) với 44 quốc gia sáng lập dựa theo ý tưởng của Maynard Keynes (Anh) và Harry Dexter White (Mĩ). Ngày nay tổ chức này đã có khoảng 185 nước thành viên. Với tên gọi Quỹ tiền tệ quốc tế, IMF tồn tại và hoạt động dựa vào nguồn vốn đóng góp của các thành viên. Phần đóng góp này xác định quyền bỏ phiếu của các quốc gia cũng như giới hạn quyền rút vốn của họ. Hạn ngạch đóng góp của các nước dựa vào khả năng của nền kinh tế và phải được Hội đồng giám đốc và Hội đồng quản trị đồng ý. Hạn ngạch được điều chỉnh 5 năm 1 lần. Mỗi nước có thể đóng góp 70% hạn ngạch bằng tiền nước mình, 25% bằng các đồng tiền có khả năng chuyển đổi. Hạn ngạch đóng góp của các nước sẽ được quy đổi thành một đơn vị tiền tệ đặc biệt, gọi là SDR (quyền rút vốn đặc biệt). Giá trị của SDR được dựa trên tập hợp có trong số của một số đồng tiền của các quốc gia thương mại chủ chốt, mà chủ yếu là Đô la Mĩ, Bảng Anh, Ơ rô EU, Yên Nhật. Vì vị thế của các quốc gia xuất khẩu thay đổi nên tỉ giá của SDR với các đồng bản tệ cũng thay đổi. Lúc mới ra đời, 1SDR ≈ 1USD. Tới năm 2003, 1SDR tương đương với 1,51 USD. Tổng hạn ngạch của IMF hiện nay vào khoảng 145 tỉ SDR. Nước đóng góp nhiều là Hoa Kì 17,5%, Nhật 6,3%, Đức 6,2%, Anh 5,1% … Các nước đang phát triển đóng góp ít là Trung Quốc 3%, Ấn Độ 2%. Việt Nam có hạn ngạch đóng góp là 329 triệu USD, ở mức 0,2%. Chức năng cơ bản nhất của IMF là giám sát hệ thống tiền tệ quốc tế. Thông qua việc cấp tín dụng và đặt ra những điều kiện, nó góp phần ổn định hệ thống tiền tệ quốc tế… Từ năm 1978, các điều khoản thoả thuận của IMF được thông qua theo đó tỉ giá giữa các loại tiền tệ khác nhau được duy trì tương đối với những chính sách tỉ giá riêng của các nước. Ngày nay, tuy hệ thống ổn định tỉ giá không còn nhưng IMF vẫn thực hiện giám sát thanh toán quốc tế như một cơ chế ổn định tỉ giá. b. Hoạt động cấp vốn và vay mượn IMF có thể cho các quốc gia vay vốn nếu họ có yêu cầu. Các quốc gia có thể vay số tiền nằm trong hạn mức đóng góp của họ. Nếu quốc gia nào muốn vay vượt hạn mức thì phải tuân theo những điều kiện ràng buộc để đảm bảo rằng họ có thể thanh toán đúng hạn. Phần vốn mà một nước vay vượt quá mức đóng góp của họ được lấy từ phần đóng góp của các nước khác. Nếu các khoản vay vượt quá số vốn của IMF, IMF có thể đi vay để cho vay. Việc này tiến hành thể theo “điều kiện Witteveen”. Trong điều kiện IMF đi vay để cho vay như thế, nước vay nợ phải trả lãi vay ấn định theo thời gian ngắn. Vì IMF là quĩ tiền tệ, chức năng của nó là giám sát thanh toán quốc tế, ổn định tỉ giá với những khoản đóng góp mang tính chất định kì nên các khoản vay IMF thường là vay ngắn hạn. Việc cấp tín dụng của IMF cho các quốc gia được thực hiện dưới nhiều hình thức. Cấp tín dụng được thực hiện theo đợt, cấp vốn theo từng phần, mỗi phần bằng 25% mức đóng góp của toàn thời kì 5 năm. Tổng số đợt là 4 lần. Lãi suất vay 7%/năm ngoài ra phải trả thêm phí 0.5%. Nước muốn vay phải là nước khó khăn, phải làm đơn vay kèm theo đệ trình chương trình điều chỉnh kinh tế. Lần vay đầu khá đơn giản nhưng những lần vay sau phải tuân theo những điều kiện khắt khe. Cụ thể, IMF cấp cho các thành viên các loại tín dụng sau: + Cấp tín dụng đặc biệt: Loại tín dụng này dành cho các quốc gia bội chi cán cân thanh toán dài hạn. Thời gian vay có thể ra hạn tới 10 năm và phải thanh toán thành nhiều đợt. Lãi suất 6 - 7% kèm 0,5% phí. + Tín dụng bù đắp thất thu ngoại tệ: Loại tín dụng này dành cho quốc gia đang phát triển đột biến thiếu hụt cán cân thanh toán do các tác nhân nài đó. Với loại này, cách thức áp dụng gần giống hình thức cấp tín dụng theo đợt. + Tín dụng điều hoà dự trữ hàng hoá: Loại tín dụng này cấp cho các quốc gia để dự trữ các hàng hoá chiến lược. Thời hạn cho vay thường ngắn, chỉ 1 năm. Ngoài ra, các tín dụng được cấp còn bao gồm cả tín dụng điều chỉnh cơ cấu (thời hạn 10 năm) với lãi suất thấp 0,5%, vay dự phòng… c. Cơ chế điều hành IMF được điều hành bởi Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc với trụ sở ở Oasin tơn. Theo quy định, Giám đốc IMF là đại diện của EU. Trụ sở IMF ở Oasinhtơn, Hoa Kì. IMF sử dụng hình thức biểu quyết để thông qua các chính sách của mình. Mỗi nước nắm một số phiếu có giá trị tương đương hạn ngạch góp vốn của mình. Vì vậy, các lá phiếu có giá trị thuộc về các nước giàu. Hoa Kì nắm 18% số phiếu. Quy định của IMF là mọi vấn đề chỉ được thông qua với 85% số phiếu đồng ý trở lên. Quy định này cho phép Hoa Kì nắm quyền phủ quyết mọi chính sách của IMF nếu nó không phù hợp với lợi ích của mình. 2. Tập đoàn ngân hàng thế giới (WBG hay WB) Tập đoàn ngân hàng thế giới tập hợp các tổ chức kinh doanh tài chính quốc tế như Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (cũng gọi là Ngân hàng Thế giới), Hiệp hội Phát triển Quốc tế và Công ti Tài chính Quốc tế (còn gọi là Nghiệp đoàn tài chính Quốc tế). a. Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) Ngân hàng này được thành lập năm 1945 dựa trên sáng kiến của Hoa Kì, Anh và Canađa. Đến nay, IBRD có hơn 180 thành viên ở khắp các châu lục trên thế giới. Nguồn vốn của IBRD dựa vào vốn đóng góp của các thành viên và vốn vay. Số vốn mà mỗi nước phải góp chia thành 2 khoản: một khoản góp ngay là 20% bằng tiền bản tệ và tiền chuyển đổi hoặc vàng, một khoản góp dần theo yêu cầu của IBRD. Đến nay, số vốn của IBRD do các cá nhân đóng góp là gần 190 tỉ USD. Vốn vay thường huy động thông qua việc phát hành trái phiếu. Mức vốn đóng góp của các quốc gia khác nhau tuỳ sức mạnh kinh tế. Hoa Kì là nước góp khoảng 18% số vốn nên họ cũng năm 18% cổ phiếu biểu quyết. IBRD chủ yếu cung cấp vốn vay trung hạn, dài hạn cho các nước đang phát triển với lãi suất thấp hơn thị trường với mục tiêu sau: - Giúp các nước tái thiết kinh tế sau chiến tranh, phát triển sản xuất, bồi dưỡng nguồn lực trong thời bình. - Hỗ trợ các khoản đầu tư tư nhân ra nước ngoài. - Hỗ trợ khai thác tài nguyên, cân bằng quan hệ thương mại và thu chi quốc tế thông qua động viên đầu tư quốc tế. - Dàn xếp, bảo trợ cho các khoản vay cần thiết. - Điều hành các hoạt động đầu tư quốc tế vào các nước thành viên, giúp đỡ kinh tế chuyển đổi. b. Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) Thành lập năm 1960 theo đề xuất của Mĩ với mục đích là giúp các quốc gia thành viên trong khu vực kém phát triển nhất phát triển kinh tế. Đến nay, IDA có hơn 160 thành viên. Nguồn vốn của Hiệp hội là do các thành viên của nó đóng góp và một phần lợi nhuận từ IBRD. Các thành viên được chia thành hai nhóm với nghĩa vụ đóng góp khác nhau. Nhóm các nước giàu phải góp toàn bộ số vốn bằng tiền tệ chuyển đổi và có thể cho vay. Nhóm các nước nghèo hơn chỉ phải góp 1/10 bằng tiền tệ chuyển đổi, 9/10 là bản tệ. Hiện nay tổng vốn của IDA có khoảng gần 80 tỉ USD. Do mục đích thành lập là hướng vào phục vụ những nước nghèo nhất nên IDA có nhiều ưu đãi. Các nước muốn được vay của IDA phải là những nước nghèo, thường là dưới 800USD. Lãi suất cho vay thường bằng 0% (trừ khoản lệ phí ban đầu 0,5%). Thời gian cho vay dài hạn, có thể tới 30 - 40 năm, thậm chí 50 năm. c. Công ti tài chính quốc tế IFC Công ti được thành lập năm 1956 và ngay lập tức được nhiều nước tham gia. Đến nay, IDAI đã có hơn 170 nước thành viên. Về đối tượng phục vụ, nếu như IBRD và IDA có đối tượng cho vay là các chính phủ thì IFC có đối tượng cho vay là các doanh nghiệp ở các nước. Thời hạn cho vay là 10 năm với lãi suất cao. IFC hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các dự án cam kết, không cần bảo lãnh của chính phủ. Tuy gắn bó với IBRD nhưng IFC lại là pháp nhân độc lập với nguồn vốn độc lập với IBRD. Tuy nhiên, chức Chủ tịch IFC cùng do Chủ tịch IBRD nắm. Ban tổ chức trên có quan hệ mật thiết với nhau và ta thường hiểu chung là Ngân hàng thế giới WB. Nguyên tắc chung của Ngân hàng Thế giới là thông qua các chính sách thông qua biểu quyết (tương tự IMF) và Mĩ vẫn duy trì khả năng phủ quyết của mình với số phiếu khống chế là khoảng 18% và 10 nước công nghiệp hàng đầu thế giới vẫn khống chế hơn 50% số phiếu. Theo một thoả thuận giữa châu Âu và Mĩ, châu Âu nắm chức Chủ tịch IMF và ngược lại, Mĩ nắm giữ chức Chủ tịch WB. Khác với IMF, WB có lĩnh vực hoạt động rất rộng, trong đó bao gồm cả lĩnh vực phát triển xã hội, bồi dưỡng nguồn lực. Những điều kiện mà WB đặt ra cũng không quá nặng nề, thời hạn cho vay dài hơn nên khá hấp dẫn với những nước nghèo. Thế nhưng những dễ dãi đó cũng trở thành cạm bẫy để nhiều nước sa vào vòng nợ nần, khủng hoảng. Nói chung, hiện nay khi mà cơ chế của WB hướng vào việc đi vay dể cho vay thì bản thân WB cũng lại trở thành một nấc trung gian trên thị trường vốn mà người thao túng nằm trong tay kẻ cho vay, tức là các TNC, và chính phủ các nước giàu. . CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TIỀN TỆ QUỐC TẾ 1. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) a. Sự ra đời của IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế được hình thành sau chiến tranh thế giới. triển Quốc tế (cũng gọi là Ngân hàng Thế giới), Hiệp hội Phát triển Quốc tế và Công ti Tài chính Quốc tế (còn gọi là Nghiệp đoàn tài chính Quốc tế) . a. Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế. 0,2%. Chức năng cơ bản nhất của IMF là giám sát hệ thống tiền tệ quốc tế. Thông qua việc cấp tín dụng và đặt ra những điều kiện, nó góp phần ổn định hệ thống tiền tệ quốc tế Từ năm 1978, các

Ngày đăng: 06/07/2014, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan