Viêm ruột thừa cấp tính Viêm ruột thừa là bệnh cấp tính khá phổ biến.. Điều trị: Chọn các huyệt thuộc kinh Vị là chủ yếu.. Viêm rưột cấp tính, kiết lỵ - Viêm ruột cấp tính thường do ăn p
Trang 1Viêm ruột thừa cấp tính
Viêm ruột thừa là bệnh cấp tính khá phổ biến Đau bắt đầu ở bụng trên hay vùng rốn, sau đó di chuyển và khư trú ở góc phải bụng dưới, kèm theo nôn mửa và
ỉa lỏng Có điểm đau tại chỗ và đau trội lên ở góc phải bụng dưới (điểm Mac Burney), hơi sốt, bạch cầu tăng Ở đa số bệnh nhân, có thể sờ thấy một khối nổi lên Trường hợp cơ thành bụng căng, mạch nhanh và sốt cao, là triệu chứng bệnh nặng Ở trẻ em, có thể ỉa chảy
Điều trị: Chọn các huyệt thuộc kinh Vị là chủ yếu Châm kích thích mạnh Chỉ định huyệt: Lan vĩ ( kỳ huyệt), Túc tam lý, Phúc kết, Thiên khu
Huyệt vị theo triệu chứng:
Nôn mửa: Nội quan
Sốt: Khúc trì
Ghi chú: Trong giai đoạn cấp tính, mỗi ngày châm 2-3 lần, lưu kim 1 giờ cách 10-15 phút vê kim một lần Khi triệu chứng đã giảm bớt, mỗi ngày châm một lần Sau khi triệu chứng đã hết, điều trị tiếp thêm 2-3 ngày để củng cố kết quả
Trang 2Viêm rưột cấp tính, kiết lỵ
- Viêm ruột cấp tính thường do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố vi khuẩn Triệu chứng: đau bụng đột ngột, sôi bụng, ỉa chảy, nôn mửa,
ỉa phân lỏng hoặc toàn nước; đôi khi có sốt, nhức đầu và đau khi ấn quanh vùng rốn Triệu chứng mất nước và nhiễm độc có thể xảy ra nếu biện pháp cấp cứu không kịp thời
- Triệu chứng của bệnh lỵ cấp tính tương tự như trong bệnh viêm ruột, nhưng có mót rặn, phân ít và có máu hoặc chất nhầy
- Điều trị: Sử dụng các huyệt thuộc kinh Vị là chủ yếu; kích thích mạnh và châm sâu
- Chỉ định huyệt: Thiên khu, Thượng cự hư
- Huyệt vị theo triệu chứng
- Nôn mửa: Nội quan
- Mót rặn: Trường cường
Trang 3- Đau bụng cấp tính: Lương khâu
- Sốt cao: Đại chùy
- Ghi chú:
- Mỗi ngày châm 2 – 3 lần trong giai đoạn cấp tính; 1 lần một ngày khi bệnh đã thuyên giảm Cường độ kích thích có thể giảm tương ứng
- Tiếp tục điều trị thêm 2 – 3 ngày sau khi các triệu chứng lâm sàng đã hết hẳn và kết quả cấy phân âm tính
- Trong tình trạng mất nước do sốt cao hay ỉa chảy, cần truyền dịch ngay
Trang 4Viêm tuyến mang tai
(bệnh Quai bị)
Viêm tuyến mang tai, thường gọi là bệnh Quai bị, là bệnh truyền nhiễm do một loại virut gây bệnh Thường hay gặp ở trẻ em Biểu hiện lâm sàng: sưng đau một bên hoặc hai bên tuyến mang tai, trung tâm sưng đau ở vùng dái tai, giới hạn không rõ rệt Bệnh nhân khó há miệng, đau khi nhai Hầu hết bệnh nhi đều có sốt
và nhức đầu Triệu chứng thuyên giảm sau 10 ngày, không để lại di chứng viêm
mủ Ở trẻ em dễ gây biến chứng viêm màng não; còn ở người lớn (nam giới), có thể viêm tinh hoàn
Điều trị: Chọn huyệt tại chỗ và các huyệt ở chi theo đường tuần hành kinh mạch Kích thích vừa phải
Chỉ định huyệt: Ế phong, Giáp xa, Hợp cốc, Ngoại quan
Huyệt vị theo triệu chứng:
Sốt: Khúc trì
Trang 5Mỗi ngày châm một lần, lưu kim 5 –10 phút, hoặc không lưu kim