Những cây thuốc mang tên chuột pdf

2 354 0
Những cây thuốc mang tên chuột pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những cây thuốc mang tên chuột Con chuột không được ưu ái nhưng lại rất gần gũi với đời sống con người, thậm chí còn đứng đầu trong danh sách 12 con giáp. Trong quá trình nhận thức thế giới tự nhiên, tổ tiên ta đã mượn tên chuột đặt cho một số thực vật quen thuộc. Nhân năm Tý, xin giới thiệu một số cây thuốc mang tên chuột. Cây cóc chuột: Tên khoa học là Typhonium triobatum, thuộc họ Ráy (Araceae), là loại cỏ không có thân, cao 30 -50cm, có củ hình cầu. Lá hình mũi mác, chia làm 3 thùy hình trái xoan dài. Cụm hoa là một bông mo. Quả mọng hình trứng. Củ có chứa alcaloid, có vị cay, tác dụng kích thích mạnh. Củ cóc chuột trị nôn mửa trong trường hợp viêm dạ dày mạn tính, chữa ho, hen suyễn, nhiều đờm, tiêu hóa kém. Cây sầu đâu cứt chuột: Còn gọi là cây nha đàm tử, cây xoan rừng. Tên khoa học là Brucea javanica, thuộc họ Thanh thất (Simuroubaceae). Cây bụi cao 2-3m. Thân mềm, có lông. Lá mọc so le kép lông chim. Hoa đơn tính. Quả hạch nhỏ hình trứng, chứa một hạt dẹt. Bộ phận dùng là quả khô, trong quả có chứa glucoside, trị lỵ amíp, sốt rét, kiết lỵ, trùng roi, giun đũa. Cây bả chuột: Còn gọi là lan củ chén, bèo trục cánh. Tên khoa học là Thecostele alata, thuộc họ Lan (Orchitaceae). Lan biến sinh, có rễ dạng sợi. Lá thuôn dài. Hoa nhỏ màu vàng nhạt tươi hay đậm. Cây có độc tố dùng làm bả diệt chuột. Ở một số tỉnh phía Bắc người ta dùng cả cây, thái nhỏ, nấu đặc, sau đó thêm một phần thạch tín và khuấy đều, để nguội trong 5 giờ, thêm một ít gạo nếp, đặt lên bếp vài giờ. Sau đó lấy ra phơi khô. Làm lại lần nữa, gạo đã được tẩm độc dùng để làm bả diệt chuột. Cây dưa chuột: Còn gọi là dưa leo. Tên khoa học là Cucumis sativus, thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Dây cao. Tua cuốn đơn. Lá chia thùy nhỏ. Hoa đơn tính mọc ở nách, màu vàng. Quả mọng. Dưa chuột đứng hàng đầu trong bảng công hiệu lợi tiểu. Nước ép dưa chuột có thể điều tiết huyết áp, dự phòng cơ tim căng thẳng quá mức, xơ cứng động mạch. Ngoài ra còn có tác dụng trấn tinh, khỏe hóa hệ thống thần kinh, làm tăng trí nhớ, dưỡng tóc và móng tay, móng chân, rửa mặt trị nứt nẻ môi, mịn da mặt. Cây lưỡi mèo tai chuột: Tên khoa học là Pyrrosia lanceolata, thuộc họ Ráng (Polypodiaceae). Dương xỉ phụ sinh, có thân rễ nhỏ mọc bò dài mang vẩy nâu nhạt hay hơi trắng. Có hai loại lá, lá không sinh sản màu lục, hình dạng như tai chuột và loại lá sinh sản mang các túi bào tử màu nâu ở mặt dưới lá, hình dài trông như lưỡi mèo. Cây lưỡi mèo tai chuột dùng chữa viêm tuyến mang tai, tràng nhạc, bệnh đường tiết niệu, rắn cắn. Cây tai chuột: Còn gọi là dây mộc tiền. Tên khoa học là Dischidia acuminata, thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae). Dây leo. Có hai loại lá mọc đối nhau từng cặp, mọng nước, màu lục nhạt, trông giống như tai chuột. Hoa nhỏ màu trắng. Quả gồm hai quả dại thẳng. Hạt có lông. Dùng chữa khí hư, tiểu vàng, thối tai, thuốc lợi sữa. Cây đuôi chuột: Tên khoa học là Stachytarpheta jamaicensis, thuộc họ cỏ Roi ngựa. Cây thảo, cao 2m, thân màu lục tím. Lá mọc đối, hình bầu dục, mép có răng cưa. Cụm hoa đặc biệt giống đuôi chuột. Cây dùng chữa nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đau gân cốt do thấp khớp, viêm kết mạc cấp, lỵ, cảm lạnh, ho. . giới tự nhiên, tổ tiên ta đã mượn tên chuột đặt cho một số thực vật quen thuộc. Nhân năm Tý, xin giới thiệu một số cây thuốc mang tên chuột. Cây cóc chuột: Tên khoa học là Typhonium triobatum,. Những cây thuốc mang tên chuột Con chuột không được ưu ái nhưng lại rất gần gũi với đời sống con người, thậm chí. mạnh. Củ cóc chuột trị nôn mửa trong trường hợp viêm dạ dày mạn tính, chữa ho, hen suyễn, nhiều đờm, tiêu hóa kém. Cây sầu đâu cứt chuột: Còn gọi là cây nha đàm tử, cây xoan rừng. Tên khoa học

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan