Trả lờinhữngcâuhỏikhócủabé
Ngay cả những câuhỏicủabé thuộc chủ đề nhạy cảm (khiến bạn
lúng túng), bạn cũng cần giải đáp cho con, vì tò mò là điều bình thường
trong sự phát triển của bé.
Với bé 2 tuổi
Bé đã biết bộc lộ bản thân nhưngbé vẫn còn ngập ngừng với những
câu hỏi chợt xuất hiện trong đầu mình. Đây được coi là giai đoạn “tại sao?”
và “như thế nào?” ở bé. Bé có thể luôn miệng thắc mắc: “Sao mẹ làm cái
này?”, “Sao mẹ lại đổ cái đó đi?’ – nhữngcâuhỏi thiên về hành động nhưng
rất dễ dàng để trả lời.
Với bé 3 tuổi
Giai đoạn này, bé biết đặt nhữngcâuhỏi hóc búa thực sự. Những tò
mò về giới tính, cơ thể củabé làm cha mẹ khó khăn và bối rối.
Lý do cần giải đáp cho bé
Khi bé tò mò, nghi ngờ hay sợ hãi, bé rất cần được cha mẹ giải thích.
Không có câuhỏi nào của con là không đáng trả lời. Trong con mắt của bé,
cha mẹ biết rất nhiều điều và không bao giờ sai. Nếu bạn né tránh câuhỏi
của bé, bé có thể tin rằng có những chuyện không thể nói được hoặc bị cấm
với bé.
Bắng nhữngcâu hỏi, bé tự tìm hiểu về thế giới xung quanh. Ngay cả
khi sự thật có thể làm bé thất vọng thì về lâu dài, nó cũng giúp bé trấn tĩnh vì
bé đã hiểu về nó. Các bé thường đặt câuhỏi theo cách ngây thơ, chứ không
phải phán xét, chê trách. Vì thế, câutrảlờicủa bạn không cần phải xuyên tạc
để tránh làm bé buồn; chẳng hạn, nếu bé tò mò: “Mẹ có chết không?”, bạn
không cần e ngại phải nói dối: “Mẹ sẽ không chết” mà có thể trả lời: “Có
nhưng còn lâu lắm con ạ”. Nếu bạn đưa đáp án sai, bé có thể bị rối nhiễu và
vặn vẹo: “Sao mẹ không chết còn bà nội của bạn Bi lại chết?’… Nếu câuhỏi
đầu tiên của bạn không làm thỏa mãn bé, có thể bé không dám chia sẻ với
bạn những tò mò tiếp theo.
Cách trả lờibé
Câu hỏicủabé có thể làm bạn bất ngờ, ngạc nhiên, xấu hổ… nhưng
đừng lo. Bạn có thể trảlời con theo cách đơn giản và tự nhiên. Dưới đây là
một số cách giải đáp những câuhỏikhócủa con:
Hỏi: Con sinh ra từ đâu?
Trả lời rằng: “Con chui ra từ cây cải bắp” hoặc “Con cò cắp con tới
đây” thực sự không phù hợp. Cách giải thích đơn giản là: “Một hạt giống
của bố gửi vào bụng mẹ. Hạt giống gặp được trứng trong người mẹ. Sau đó,
một em bé hình thành trong bụng mẹ. Khoảng 9 tháng sau, có một em bé đã
chui ra từ bụng mẹ”. Trảlời như thế này còn giúp bé hiểu được rằng, bố mẹ
phải yêu nhau mới sống cùng nhau, có một gia đình và những em bé.
Hỏi: Khi nào thì mẹ sẽ chết?
Trả lời: Nếu béhỏicâu này có thể bé đang lo sợ về sự chia xa vào
một ngày nào đó. Bạn đừng ngại nói đến từ “chết” sẽ làm bé hoảng hốt, bé
cần hiểu quy luật của cuộc sống. Bạn có thể trả lời: “Đến lúc nào đấy, ai
cũng phải ra đi, đó là điều tự nhiên. Nhưng con đừng lo, còn lâu mới đến
ngày ấy”.
Hỏi: Khi nào đến ngày mai hả mẹ?
Trả lời: Phải từ 6 tuổi trở lên bé mới hiểu hết được khái niệm về thời
gian. Để bé hiểu khái niệm thời gian, bạn có thể tìm những sự kiện (hoạt
động) gắn với bé: “Khi con đi ngủ và thức giấc, thấy trời sáng là ngày mai
rồi”. Bằng cách này, bạn có thể giải đáp khi béhỏi về buổi sáng, buổi chiều
hay buổi tối.
.
Trả lời những câu hỏi khó của bé
Ngay cả những câu hỏi của bé thuộc chủ đề nhạy cảm (khiến bạn
lúng túng),. chết?’… Nếu câu hỏi
đầu tiên của bạn không làm thỏa mãn bé, có thể bé không dám chia sẻ với
bạn những tò mò tiếp theo.
Cách trả lời bé
Câu hỏi của bé có