1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Những cây thuốc & Bài thuốc nam ứng dụng (Kỳ 15) pdf

6 323 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 150,72 KB

Nội dung

Những cây thuốc & Bài thuốc nam ứng dụng (Kỳ 15) 31 - NINH MÔNG ÁN DIỆP (BẠCH ĐÀN CHANH) Tên khoa học: Eucalyptus citriodora Hook.f. Họ sim Mytarceae. Tên gọi khác: Khuynh diệp sả, bạch đàn chanh. Phân bố: Cây được trồng khắp nơi. Thu hái và chế biến: Hái lá quanh năm dùng tươi rửa sạch hoặc phơi khô. Tính năng: Vị hơi cay, hơi đắng tính bình, ức khuẩn tiêu viêm, khử phong chỉ dưỡng, thu liễm. Liều dùng: Dùng ngoài lượng vừa đủ. NGHIỆM PHƯƠNG: Chữa giời leo: Lá bạch đàn chanh 1 kg nấu thành dung dịch 10%, dùng gạc nhúng nước thuốc đắp chỗ giời leo để khoảng 2 giờ, mỗi ngày đắp 3 lần. Chữa chàm cấp tính: Lá bạch đàn chanh tươi (dùng khô cũng được) nấu lấy nước đặc rửa hoặc sấy khô tán thành bột mịn đắp tại chỗ. Chữa chàm, mụn mủ: Lá bạch đàn chanh, khổ luyện thụ bì (vỏ cây xoan), đều bằng nhau sắc lấy nước đặc rửa. Chữa chàm, ngứa vùng âm hộ: Lá bạch đàn chanh, xà xàng tử, khổ sâm, vỏ xoan, vỏ cây chân chim, đều bằng nhau sắc lấy nước đặc ngâm rửa. Chữa chàm bìu: - Bài 1: Lá bạch đàn chanh, xà xàng tử, lá trâm ổi đều 30 g sắc lấy nước đặc ngâm rửa chỗ ngứa. - Bài 2: Lá bạch đàn chanh, cỏ sữa lá lớn, lá trâm ổi, địa đởm thảo đều bằng nhau sắc lấy nước đặc rửa. Chữa viêm da: Lá bạch đàn chanh 4 phần, thiên lý quang 2 phần, lá kim ngân hoa, dã cúc hoa, giang bản quy, quả kim anh tử tất cả đều 1 phần. Sắc lấy nước đặc rửa tại chỗ. Chữa mẩn ngứa do phong hàn: Lá bạch đàn chanh tươi 100 g, rễ trâm ổi, xà xàng tử, tổ kiến (đóng trên cây) đều 30 g. Sắc lấy nước đặc rửa mỗi ngày 2 - 3 lần. 32 - NHA ĐẢM TỬ (SẦU ĐÂU CỨT CHUỘT) Tên khoa học: Brucea javanica (L) Merr. Họ thanh thất Simarubaceae. Tên gọi khác: Sầu đâu cứt chuột. Phân bố: Mọc thành bụi ở vùng đồi núi, đất hoang, ven lộ. Thu hái và chế biến: Hái lá vào mùa hạ, thu khi quả chín, loại bỏ tạp chất phơi khô. Khi dùng giã nát hoặc ép lấy dầu (nha đảm tử dầu). Tính năng: Vị đắng tính hàn có độc ít. Có tác dụng thanh nhiệt chỉ lỵ, triệt ngược, táo thấp, sát trùng. Liều dùng: 0,5 - 2 g. Dùng ngoài lượng vừa đủ. Cấm kỵ: Phụ nữ có thai và trẻ em cấm dùng. NGHIỆM PHƯƠNG: Chữa mụn cơm, mụn cóc: Nhân hạt sầu đâu cứt chuột vừa đủ. Quết nát như hồ đắp lên mụn (tốt nhất là dùng miếng vải khoét lỗ tùy theo hình dáng và kích thước của mụn, sau đó phết thuốc lên miếng vải rồi dán lên mụn) cố định, cách 3 - 4 ngày thay thuốc 1 lần. Nếu mụn đã rụng thì không đắp thuốc nữa, thay vào đó là bôi vaseline để gom miệng. 33 - CỬU THÁI DIỆP (HẸ) Tên khoa học: Allium tuberosa Rottl. et. Spreng. Họ hành tỏi Liliaceae. Tên gọi khác: Biển thái diệp , hẹ. Phân bố: Được trồng khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc. Thu hái và chế biến: Hái lá vào mùa hạ, thu, loại bỏ tạp chất, rửa sạch thường dùng tươi. Tính năng: Vị cay ngọt tính ấm có tác dụng tán ứ hoạt huyết tiêu thũng chỉ thống. Liều dùng: 60 - 150 g dùng ngoài lượng vừa đủ. NGHIỆM PHƯƠNG: Chữa viêm da do dị ứng: Lá hẹ tươi 60 g, trứng vịt cà cuống (trứng vịt vỏ xanh) 1 quả. Trứng vịt đập bỏ vỏ chưng với hẹ ăn. Chữa mề đay (phong chẩn): - Bài 1: Lá hẹ tươi, lông gà mỗi thứ vừa đủ, nấu nước rửa tại chỗ, dùng liên tục 2 - 3 ngày. - Bài 2: Lá hẹ tươi vừa đủ giã nát xào nóng thoa chỗ ngứa, mỗi ngày thoa vài lần. - Bài 3: Lá hẹ tươi vừa đủ giã nát cho vào túi vải thoa chỗ ngứa. Chữa đạo điền bì viêm (da nổi mẩn ngứa do tiếp xúc với rơm rạ): Lá hẹ tươi vừa đủ giã nát thoa vào chỗ ngứa. Chữa tất sang (dị ứng với cây sơn): - Bài 1: Lá hẹ tươi hoặc cả cây hẹ vừa đủ nấu lấy nước rửa chỗ ngứa. - Bài 2: Lá hẹ tươi vừa đủ, cua sống vài con giã nát, thoa chỗ ngứa. Chữa lang ben: Lá hẹ tươi 30 g, bằng sa 6 g. Giã nát bọc vào gạc thoa chỗ ngứa. Chữa ngứa ngoài da: Lá hẹ tươi, lưu hoàng vừa đủ. Giã nát cho vào túi vải hoặc bọc trong gạc chà đánh chỗ ngứa. Chữa nấm đầu: Bông hẹ tươi giã chung với lòng trắng trứng chiên đắp lên đầu (trước khi đắp nhớ cạo đầu hoặc cắt tóc ngắn). Trứng không nên ăn. Chữa ngứa toàn thân: Lá hẹ tươi 250 g giã nát hòa với nước tắm toàn thân, mỗi ngày 1 - 2 lần. Chữa nấm da, thấp chẩn: Lá hẹ tươi, tỏi sống đều bằng nhau, giã nhỏ xào nóng lên thoa chỗ ngứa, mỗi ngày thoa vài lần. . Những cây thuốc & Bài thuốc nam ứng dụng (Kỳ 15) 31 - NINH MÔNG ÁN DIỆP (BẠCH ĐÀN CHANH) Tên khoa học: Eucalyptus. PHƯƠNG: Chữa viêm da do dị ứng: Lá hẹ tươi 60 g, trứng vịt cà cuống (trứng vịt vỏ xanh) 1 quả. Trứng vịt đập bỏ vỏ chưng với hẹ ăn. Chữa mề đay (phong chẩn): - Bài 1: Lá hẹ tươi, lông gà mỗi. vừa đủ giã nát thoa vào chỗ ngứa. Chữa tất sang (dị ứng với cây sơn): - Bài 1: Lá hẹ tươi hoặc cả cây hẹ vừa đủ nấu lấy nước rửa chỗ ngứa. - Bài 2: Lá hẹ tươi vừa đủ, cua sống vài con giã nát,

Ngày đăng: 08/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN