1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Địa lý các ngành dịch vụ

16 633 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 235 KB

Nội dung

Như vậy, ý nghĩa của GTVT : Hình thành mối liên hệ giữa các ngành, các vùng cũng như nội bộ từng ngành, từng vùng với nhau; Gắn kết vùng nguyên liệu – sản xuất; Giữa sản xuất – tiêu dùn

Trang 1

ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ 5.1 VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI

- Đây là ngành không sản xuất ra của cải vật chất, nhưng nó có ý nghĩa làm tăng giá trị của hàng

hoá được sản xuất ra Giá trị của ngành không thể nhìn thấy hoặc sờ mó được, mà nó là vô hình (Ví dụ, một sản phẩm được sản xuất ra, nhưng lại được bán với giá khác nhau ở 2 nơi)

- Về cơ cấu, dịch vụ bao gồm: GTVT; TTLL - Bưu chính viễn thông; Thương nghiệp (nội - ngoại

thương); Du lịch; GD-YT; Các ngành khác: ngân hàng, bảo hiểm, quảng cáo, tư pháp, hải quan, thuế quan, VH nghệ thuật (sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ ) thể thao, an ninh, tạp vụ

- Về vai trò: Tham gia vào quá trình chu chuyển hoạt động KT - XH; Thúc đẩy sự gắn kết giữa

các phân hệ của hệ thống trong mối liên hệ thống nhất (hay nói cách khác, nó đẩy mạnh các mối liên hệ ngành, liên vùng làm cho lưu thông thông suốt) Trong nền kinh tế thị trường, nó góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, tạo điều kiện để hội nhập với khu vực và quốc tế Vai trò to lớn còn thể hiện ở sự đóng góp ngày càng cao trong cơ cấu GDP

5.2 ĐỊA LÝ MỘT SỐ NGÀNH DỊCH VỤ

5.2.1 GIAO THÔNG VẬN TẢI

a Ý nghĩa của giao thông vận tải

GTVT, như K.Mác khẳng định, là ngành sản xuất vật chất quan trọng đứng hàng thứ tư, sau công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và sản xuất nông nghiệp Bản thân nó không làm ra sản phẩm, hay làm tăng khối lượng, hoặc làm thay đổi tính chất của sản phẩm, mà chỉ chuyển dịch vị trí của sản phẩm từ

nơi này đến nơi khác, làm tăng giá trị của sản phẩm làm ra Như vậy, ý nghĩa của GTVT : Hình thành mối

liên hệ giữa các ngành, các vùng (cũng như nội bộ từng ngành, từng vùng với nhau); Gắn kết vùng nguyên liệu – sản xuất; Giữa sản xuất – tiêu dùng; Góp phần hình thành và phát triển sự PCLĐ theo ngành và theo lãnh thổ, cũng như sự PCLĐ với khu vực và quốc tế; GTVT còn tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; Nâng cao vai trò phòng thủ đất nước; GTVT là một ngành sản xuất vật chất độc đáo, nó góp phần điều khiển các hoạt động kinh tế; qui định sự thành - bại trong sản xuất và kinh doanh; Là một chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển KT-XH của một quốc gia

b Các điều kiện phát triển

● Điều kiện tự nhiên (ĐKTN)

- Về vị trí địa lý: Nước ta nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông

Nam Á, tiếp cận với biển Đông trên đường hàng hải quốc tế nối 2 đại dương lớn ÂĐD - TBD, ở vị trí trung chuyển của một số tuyến đường hàng không quốc tế; điều này giúp cho Việt Nam dễ dàng phát triển các loại hình GTVT cả đường bộ, biển, hàng không với các khu vực- TG

- Về mặt tự nhiên: Lãnh thổ kéo dài theo nhiều vĩ độ, thuận lợi cho việc thiết lập các tuyến GTVT

bắc - nam; các thung lũng cùng dòng chảy theo hướng tây bắc - đông nam (hay đông - tây) cũng cho phép xây dựng các tuyến GTVT ngang, hoặc đan chéo với các tuyến trên; Sông ngòi dày đặc, đường bờ biển

Trang 2

dài, nhiều vũng vịnh là tiền đề để phát triển GTVT lên TD-MN'; hình thành các cảng biển và liên hệ với nhiều nước trên thế giới; Khí hậu nhiệt đới - ẩm - gió mùa, nước không bị đóng băng cũng thuận lợi cho GTVT hoạt động quanh năm

● Điều kiện kinh tế - xã hội (kinh tế-XH)

- Muốn phát triển KT - XH, trước hết cần phải đầu tư xây dựng CSHT, mà trước hết là giao thông

vận tải; trong nền kinh tế thị trường, việc cải tạo, nâng cấp mạng lưới GTVT hiện có và mở thêm các tuyến mới là vấn đề cấp thiết Trong những năm qua chúng ta đặc biệt chú trọng phát triển GTVT, đã cải tạo nâng cấp, xây dựng mới nhiều tuyến đường đảm bảo cả về số lượng và chất lượng

- Tuy nhiên, chúng ta cũng còn có một số khó khăn về ĐKTN và KT - XH: Địa hình chia cắt, 3/4 là

đồi núi, nhiều sông suối cần vốn đầu tư lớn cho xây dựng đường sá, cầu phà Lãnh thổ kéo dài, muốn đảm bảo cho GTVT thông suốt, cần phải có nhiều đầu mối giao thông; như vậy cũng tạo ra sự tốn kém trong xây dựng và lãng phí thời gian bốc dỡ, chuyển tải Thiên tai, bão lụt thường xuyên xảy ra làm hư

hỏng đường xá, ách tắc giao thông (ví dụ, hai trận lụt lớn xảy ra ở miền Trung vào tháng đầu tháng 11 và đầu 12/1999 đã phá huỷ nhiều tuyến QL1 và đèo Hải Vân) Sự nghèo nàn và lạc hậu cùng với chiến tranh

kéo dài đã để lại hậu quả nặng nề cho đất nước Kết cấu hạ tầng (nói chung) và GTVT (nói riêng) vẫn còn

bất cập đặc biệt trong sự nghiệp CNH’ và HĐH’ đất nước Chi phí cho GTVT rất tốn kém (ví dụ, việc XD lại tuyến đường QL5 nối Hà Nội - Hải Phòng, ước tính 12 - 13 tỉ đồng/1km đường; hoặc đối với QL1 cũng phải vài tỉ đồng/1km đường).

5.2.2 MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG

● MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG Ô TÔ

- Tình hình phát triển: Đường ô tô đã được phát triển từ thời Pháp thuộc Đầu tiên là việc nâng

cấp và xây dựng mới một số đoạn trên tuyến đường Thiên Lý xuyên Bắc - Nam thời Nguyễn Năm 1913 tổng chiều dài ~ 3.000 km Năm 1925 đã tăng lên 20.000 km Năm 1934 riêng đường nhựa là 33.600 km, đường đá 15.300 km Sau năm 1939, giao thông đường bộ đã trở nên phổ biến việc đi lại dễ dàng từ nơi này đến nơi khác Nhiều cầu cống xi măng kiên cố cũng đã được xây dựng, tiêu biểu là cầu Pôn Dume (Long Biên) qua S.Hồng được xây dựng cuối thế kỷ XIX, dài 2.500 m cho cả đường bộ và đường sắt Cầu Tràng Tiền qua sông Hương (6 nhịp cho đường bộ) và cầu Bạch Hổ dành cho đường sắt đều dài trên 1.000

m qua sông Hương (Huế) Ngoài ra, còn có cầu Đò Lèn (160 m), Hàm Rồng (200 m), Thạch Hãn (274 m),

cầu qua sông Đà Rằng (365 m) Đến nay, mặc dù đất nước trải quan nhiều biến động, nhưng GTVT vẫn

phát triển Chúng ta đã mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới nhiều tuyến đường Năm 1990 nâng cấp 29 quốc

lộ với chiều dài 6.000 km Năm 1993, nâng cấp 39 tuyến (13.216 km) Năm 1995 nâng cấp 47 tuyến (13.216 km) Năm 1999, tổng chiều dài đường ô tô là 181.421 km, mật độ 0,55km/km2, thuộc loại cao trong khu vực (trong số này: Quốc lộ 10%, tỉnh lộ 14%, huyện lộ 24%, đường đô thị 2,1%, đường chuyên dùng 5%, còn lại là đường làng xã 44,9%) Nhưng nhìn chung, chất lượng đường còn kém, tuy phát triển

nhanh nhưng vẫn còn 5 huyện với 1250 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm Cùng với đường ô tô, thì hệ thống các cầu cũng được cải tạo và xây dựng mới Năm 1995, cả nước có 32.482 cầu với tổng chiều dài

556.588 m (không tính 475 cầu dành riêng cho tàu hoả), trong đó có 4.114 cầu có trọng tải trên 10 tấn Lớn nhất và hiện đại nhất là cầu Thăng Long qua S.Hồng, nối Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài; phần

Trang 3

chính của cầu dài 1.680 m, cộng thêm cầu dẫn ở hai đầu là 5.503 m; cầu có 2 tầng, tầng trên cho xe ô tô, tầng dưới cho tàu hoả, xe thô sơ, có 14 trụ chính, cầu cao hơn mặt nước 10 m; thông xe 07/11/1987 Ngoài

ra, còn có các cầu khác như: cầu Chương Dương chạy song song với cầu Long Biên; Cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy; Cầu Cỏ May trên QL51; Cầu sông Gianh, Quán Hầu trên QL1A Cầu Mỹ Thuận là cầu giăng dây đầu tiên ở Việt Nam và ĐNÁ bắc qua S.Tiền nối Tiền Giang - Vĩnh Long, dài 1.535,2 m, rộng 22,8

m, 4 làn xe và 2 lề cho khách bộ hành, khổ thông thuyền từ mặt nước lên là 37,5m Khởi công 06/1997, hoàn thành 05/2000, liên doanh với Baulderstone Hornibrook (Ôxtrâylia) Hiện nay, đang XD hàng loạt cầu lớn hiện đại: cầu Cần Thơ, Rạch Miễu (01/2009 thông xe), Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Thị Nại, Bãi Cháy,v.v

- Các tuyến giao thông chính

+ Tuyến chạy theo hướng Bắc - Nam

QL1A: Là tuyến quan trọng nhất, chạy từ Hữu nghị quan (Lạng Sơn) đến Cà Mau, dài trên 2.300

km Tuyến này có ý nghĩa lớn cả về KT - XH và ANQP không chỉ trong nước và cả với các nước trong khu vực Đoạn từ Hà Nội - Lạng Sơn, Nhà nước đầu tư 750 triệu đồng để nâng cấp, với chiều dài 168km (trong đó làm mới 51km) Đoạn Hà Nội - Vinh cải tạo và nâng cấp 278km Đoạn Vinh - Đông Hà - Nha Trang (996km) Đoạn Nha Trang - TP HCM (450km) Xây dựng tuyến đường cao tốc (QL 22) từ TP HCM - cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) dài 80 km nối với đường xuyên Á (từ Trung Quốc - CPC) Như vậy, QL1A sẽ gắn kết với các vùng trong nước, đi qua các vùng giàu tài nguyên (khoáng sản, đồng bằng phì nhiêu), các TP, TTCN lớn, nối với các nước khác trên TG

Đường HCM:QL15 từ Suối Rút (Hoà Bình) chạy qua vùng trung du của tỉnh Thanh Hoá đến Quảng Trị nối với quốc lộ 14 ở TP Plâycu QL 14 từ TP Plâycu chạy qua các tỉnh Tây Nguyên và điểm

cuối ở thị trấn Chơn Thành (Bình Phước) Tuyến này chạy gần song song với QL1A ở phía Tây, đi qua các vùng giàu tài nguyên về lâm sản, cây công nghiệp, khoáng sản và nơi cư trú của nhiều dân tộc ít người, có ý nghĩa lớn về kinh tế và đặc biệt là QP

QL13: TP HCM-Lộc Ninh-CPC rồi theo S.Mê Công lên Luông Phrabăng nối Viên Chăn.

+ Các tuyến chạy theo hướng Đông - Tây (hoặc Tây Bắc-Đông Nam)

▪ Ở Bắc Bộ có các tuyến đường chính sau

QL 2: Dài 316 km, là trục kinh tế - QP quan trọng từ Hà Nội - Vĩnh Yên - Việt Trì - Tuyên Quang

- Mèo Vạc (Hà Giang) - Bảo Lạc (Cao Bằng) lên tận cao nguyên Đồng Văn (đoạn từ Tuyên Quang - Lào Cai là đường QL70) Tuyến này cắt qua vùng giàu tài nguyên, các vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày

QL 3: (323 km), từ Hà Nội-Thái Nguyên-Bắc Cạn-Cao Bằng lên Thủy Khẩu (Cao Bằng) sang

Trung Quốc Con đường xuyên qua vùng kim loại màu quan trọng của vùng Đông Bắc

QL 4: (315km), chạy dọc biên giới Việt - Trung từ Mũi Ngọc-Móng Cái-Hải Ninh-Tiên Yên-Lạng

Sơn-Cao Bằng-Đồng Văn Đây là con đường chiến lược của vùng biên giới P.Bắc

QL 5: (103 km), nối Hà Nội - Hải Phòng (cắt qua QL18 ở Hải Dương - Chí Linh - Quảng Ninh)

QL 5 là một huyết mạch quan trọng ở phía Bắc, cắt ngang qua tam giác tăng trưởng kinh tế P.Bắc (Hà Nội

Trang 4

- Hải Phòng - Quảng Ninh) Lưu lượng xe 3500 xe/ngày đêm, trong đó 15% là xe có trọng tải > 10 tấn Đây là tuyến đường tốt nhất ở M.Bắc do Nhật Bản đã đầu tư nâng cấp đường này theo tiêu chuẩn cấp 1 đường đồng bằng với 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ (riêng một vài cây số phía Hà Nội rộng 23m, 6 làn

xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ) Có 12 chiếc cầu khá hiện đại

QL 6 (522km), là con đường gần như độc đạo đi miền núi Tây Bắc Từ Hà Nội qua trung tâm thủy

điện Hòa Bình lên cao nguyên Mộc Châu vòng xuống Điện Biên đến Mường Khoa sang Lào Đây là đường chiến lược KTế - QP quan trọng nhất của Tây Bắc

QL 10.(169km), từ Quảng Yên (nơi gặp QL18) chạy song song với cạnh đáy của tam giác châu thổ

sông Hồng Nối Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định Tuyến này đi qua vùng lúa gạo, đông dân nhất của ĐBS Hồng Trên tuyến này đã xây dựng xong cầu Tân Đệ nối 2 tỉnh Thái Bình - Nam Định (thông xe 01/2002)

QL 18 (dài 208 km), từ Nội Bài - Bắc Ninh - Phả Lại - Đông Triều - Uông Bí - TP Hạ Long - Cẩm

Phả - Tiên Yên - Móng Cái Về phương diện kinh tế, đây và là tuyến hành lang quan trọng của vùng KTTĐPB' nối thủ đô với cảng Cái Lân Chất lượng đường khá tốt

▪ Ở Trung Bộ có các tuyến đường chính sau

QL 7: từ thị trấn Diễn Châu - Nậm Cắn; nối Xiêng Khoảng - Vinh - cảng Cửa Lò Đây là tuyến ra

biển gần nhất của các tỉnh Đông Bắc Lào

QL 8: từ TX Hồng Lĩnh đi cửa khẩu Cầu Treo sang Lào gặp QL 13 đi Viên Chăn.

QL 9: từ Đông Hà qua cửa khẩu Lao Bảo Là cửa khẩu quan trọng hàng đầu nối Lào với biển

Đông Tháng 11/1996 Chính phủ đã phê duyệt cho nâng cấp tuyến này, đến 09/1997 hoàn thành đủ cho 4 làn xe qua lại thuận lợi

Ngoài ra, còn một số tuyến chạy theo hướng Đông - Tây: QL 217 từ Thanh Hoá qua biên giới nối

với Sầm Nưa (Lào) QL19 Qui Nhơn - Plâycu - Đức Cơ - CPC Một số tuyến đường nối hai trục dọc QL1A - QL14 ở Duyên hải Nam Trung Bộ (QL 25, 26, 27, 28 v.v.)

▪ Ở Nam Bộ (từ TP HCM) có các tuyến đường quan trọng sau

QL 20 (dài 300km), từ ngã ba Dầu Giây (Đồng Nai) - Bảo Lộc (vùng chè, dâu tằm nổi tiếng) - Đà

Lạt, sau đó nối với QL 21 đi Buôn Ma Thuột Tuyến này rất nhộn nhịp với các sản phẩm rau, quả, chè, cà phê và các dòng khách du lịch Lâm Đồng - TP HCM

QL 51 Là tuyến xuyên suốt tam giác tăng trưởng TP HCM - Biên Hoà - Vũng Tàu QL51 được cải

tạo, mở rộng, nâng cấp thành đường cao tốc dài 170km Tuyến này có cầu Cỏ May được XD lại dài 223m,

có 9 nhịp

Ngoài ra, còn có tuyến QL 22 từ TP HCM đi cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) Tuyến từ thị xã Tây

Ninh qua cửa khẩu Xa Mát (Tây Ninh) Tuyến Bắc S.Tiền chạy ven bờ sông sang Cămpuchia Tuyến Hà Tiên-Rạch Giá (Kiên Giang) chạy dọc biển rồi ngược lên vượt qua S.Hậu tới Vĩnh Long nối với các tuyến khác

Trang 5

▪ Một số tuyến đường cao tốc: Thăng Long-Nội Bài 13,8 km, thiết kế hiện đại, nối Thăng Long - sân bay QTế Nội Bài Láng - Hoà Lạc, dài 30 km (vốn đầu tư 1.124 tỉ đồng) Nối thủ đô với thành phố vệ

tinh Hoà Lạc Con đường này trước mắt nhằm khai thác vùng phụ cận Hà Nội, về lâu dài sẽ đầu tư phát triển khu vực Xuân Mai - Hoà Lạc - Ba Vì trở thành KCN kĩ thuật cao, là khu đô thị mới và du lịch phía

Tây thủ đô Nội Bài - Hải Phòng - Hạ Long, phục vụ cho du lịch Hạ Long TP HCM - Gò Dầu (Tây Ninh) Đường này xuất phát từ Thủ Thiêm nối với đường cao tốc Biên Hoà đi Vũng Tàu, phục vụ nhu cầu

phát triển của TP HCM…

- Định hướng phát triển

▪ Đối với tuyến xuyên Việt: Nâng cấp toàn bộ tuyến QL1A từ biên giới Việt - Trung đến Năm Căn

Xây dựng xa lộ Bắc - Nam chạy song song với QL1A ở phía Tây từ Hoà Lạc theo QL15 - QL14 - QL13 -

TP Hồ Chí Minh

▪ Đối với trục Đông-Tây: nối các cửa khẩu ở biên giới - cảng biển Hình thành tuyến Cái Lân-Bắc

Ninh-Hà Nội-Việt Trì-Yên Bái-Lào Cai Nâng cấp các trục QL8, QL9, QL25, QL51

▪ Đối với các vùng

Ở miền Bắc: Hình thành hành lang đường bộ trong tam giác tăng trưởng Bắc Bộ Hoàn thành

tuyến Hà Nội - Hạ Long (4 làn xe) chạy song song với QL18 cũ Nâng cấp QL10 và các tuyến không qua

TP Hải Phòng Tiếp tục cải tạo các tuyến QL 2, 3, 4A, 4B, 6, 21, 32, 70 Đối với thủ đô Hà Nội, cải tạo mạng lưới đường đô thị, mở rộng và xây dựng mới các tuyến vành đai, đường cửa ô, đường xuyên tâm

Ở miền Trung: Tiếp tục nâng cấp QL1A; cải tạo QL15 nối QL14 Nghiên cứu thiết lập tuyến cao

tốc Bắc - Nam đoạn qua miền Trung, trước hết tập trung cho đoạn Huế - Đà Nẵng - Dung Quất với giải pháp xuyên đèo Hải Vân (6km) Nâng cấp các tuyến QL9 từ Quảng Trị - Savanakhet (Lào) - Mục Đa Hản (Thái Lan) và các tuyến hành lang Đông - Tây nối với Mianma Tiếp tục cải tạo QL14B từ Đà Nẵng nối vào QL14 ở Bắc Kon Tum Nâng cấp QL24 từ Quảng Ngãi - Kon Tum Nâng cấp QL26 từ Ninh Hoà - Buôn Ma Thuột và các QL 19, 25, 27, 28, 29

Ở miền Nam: Hoàn thành việc mở rộng và nâng cấp QL1A , QL51 Xây dựng đường cao tốc từ

Bình Dương nối QL 22 qua Đồng Nai đến Vũng Tàu (4 - 6 làn xe); Đường cao tốc TP HCM - Long Thành Nâng cấp QL13, XD một số đoạn mới để nối với đường N1 (dọc biên giới từ Tây Ninh - Kiên Giang) Cải tạo QL 60 ở ven biển từ Tiền Giang - Cà Mau Cải tạo đường đô thị, đường vành đai xanh, nút giao thông ở TP HCM

● ĐƯỜNG SẮT

- Khái quát chung: Tổng chiều dài 2.632 km, mật độ 0,8km/100km2, thuộc loại cao so với khu vực ĐNÁ Toàn bộ hệ thống đường sắt có từ trước CM 8/45 được phục hồi và xây dựng lại Riêng tuyến Tháp Chàm - Đà Lạt (48 km), Sài Gòn - Lộc Ninh (141) km và Sài Gòn - Mỹ Tho (71 km), hiện nay không SD Trừ tuyến đường sắt Thống Nhất, còn lại hầu hết tập trung ở miền Bắc Khoảng 84% tổng chiều dài đường sắt cả nước khổ rộng 1,0m, 7% đường có tiêu chuẩn quốc tế (1,435m), 9% là đường lồng (1,0m và 1,435m)

Trang 6

Tuyến đường sắt được XD đầu tiên ở ĐD và Việt Nam là Sài Gòn - Mỹ Tho dài 71km (khởi công

1880 - 20/07/1885 hoàn thành) Pháp XD tuyến này nhằm vơ vét thóc gạo của ĐBSCL để xuất khẩu (tuyến này không tiếp tục mở đến miền Tây được do gặp 2 con sông lớn là S.Tiền và S.Hậu)

Ngày 04/10/1936: khai thông tuyến Xuyên Việt, dài 1.730 km (Hà Nội - Sài Gòn) Ngoài ra, một

số tuyến đường nhánh cũng được XD như Diêu Trì - Qui Nhơn (15 km), Mường Mán - Phan Thiết (12 km), bến Đông Xo - Lộc Ninh (69 km) và Tháp Chàm - Đà Lạt với 3 đường ray song song (ở giữa là đường ray răng cưa) để leo dốc tới độ cao 1.550m (01/07/1914 - 08/12/1932) Các cầu lớn và đường hầm, lớn nhất là cầu Long Biên qua S.Hồng Các hầm xuyên núi dài nhất là hầm xuyên đèo Cả 1.190m (giáp ranh Phú Yên-Khánh Hoà) Ở Hải Vân có 7 hầm (dài nhất là hầm Sen 562 m.)

Sau 1954: Ở miền Bắc mạng lưới đường sắt được khôi phục và phát triển Tuy nhiên lại bị chiến tranh phá hoại gây thiệt hại nhiều đoạn Còn ở miền Nam ngành này bị suy thoái (năm 1954 chỉ khai thác

930 km/1.406 km; năm 1965 là 627 km và năm 1975 chỉ còn 77 km)

Sau 1975, khôi phục, cải tạo, nâng cấp, kết hợp với XD mới thêm một số đoạn Ngày 4/12/1976

đường sắt Xuyên Việt đã sửa xong Ngày 31/12/1976 khánh thành đường sắt thống nhất Hà Nội - TP HCM Ngày 14/2/1996 tái khai thông tuyến đường sắt liên vận Việt - Trung

- Các tuyến đường chính

Hà Nội - TP HCM dài 1730 km, XD 1895 - 1936 và được phục hồi lại sau 1975, khổ 1m, đường

đơn Tuyến này chạy xuyên suốt chiều dài đất nước, đảm nhận 2/3 khối lượng hàng hoá và hành khách

vận chuyển của ngành đường sắt Ngày 19/05/1993 kỷ niệm 103 năm ngày sinh của Chủ tịch HCM, chuyến tàu 38 giờ đã chuyển bánh từ TP HCM - Hà Nội Ngày 19/05/1997 giảm còn 34 giờ Ngày 05/01/1998 còn 32 giờ cũng đã khởi hành, hiện nay hạ xuống còn 30 giờ.

Hà Nội - Hải Phòng: 102 km, nối thủ đô với thành phố cảng, phục vụ cho vận chuyển hành khách

và hàng hoá xuất, nhập khẩu

Hà Nội - Lao Cai: 293 km, dọc theo thung lũng S.Hồng qua TTCN Việt Trì, đi qua vùng giàu tài

nguyên khoáng sản, cây công nghiệp, nối với Vân Nam (Trung Quốc)

Hà Nội - Đồng Đăng: 163 km nối Hà Nội với các tỉnh ở Đông Bắc giàu lâm sản, khoáng sản

Tuyến này khổ rộng 1 m và 1,435m

Hà Nội - Quán Triều 76 km nối Hà Nội - KCN cơ khí, luyện kim quan trọng của cả nước.

Lưu Xá - Kép - Uông Bí - Bãi Cháy 175 km, khổ 1,435m, nối Thái Nguyên với vùng than nổi tiếng

và khu du lịch Hạ long

- Định hướng phát triển của Bộ Giao thông vận tải

Tiếp tục xây dựng và hiện đại hóa mạch đường quốc gia khổ 1,0m nối với tuyến Đông Nam Á - Liên Á và đường sắt Á - Âu Cụ thể:

Đối với đường sắt Thống Nhất, tiếp tục nâng cấp để tạo nên tuyến vận tải có hiệu quả hơn phục vụ cho sự nghiệp CNH' và HĐH'; khôi phục các cầu trên đoạn miền Trung (đèo Hải Vân, đèo Khe Nét: xử lý

để giảm độ dốc, cắt cong bằng cách đục hầm xuyên núi) Cải tạo đoạn từ Ninh Thuận - TP HCM

Trang 7

Nâng cấp tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Đến 2010 XD xong đoạn đường sắt Yên Viên - Phả Lại dài 42 km (khổ 1 m) Xây dựng tuyến đường sắt Đồng Nai - Vũng Tàu; Sông Bé - Lộc Ninh nối với Phnôm Pênh theo chương trình đường sắt Liên Á

Đối với các đô thị lớn, đông dân (Hà Nội, TP HCM) cần nghiên cứu xây dựng đường sắt ở trên cao hay ngầm dưới đất, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân

● ĐƯỜNG SÔNG

- Điều kiện phát triển: Nhờ có mạng lưới sông ngòi dày đặc, GTVT đường sông có cơ hội để phát

triển GTVT đường sông tập trung chủ yếu ở 2 hệ thống sông lớn (S.Hồng - Thái Bình và Đồng Nai - Cửu Long) Các sông ở miền Trung ngắn, chỉ khai thác được ở hạ lưu Mạng lưới đường sông của nước ta mang tính chất pha sông - biển, khó khăn lớn nhất là sự phân hóa của thủy chế theo mùa và bồi tụ (Ví dụ,

để tàu trọng tải 100 - 500 tấn đi lại dễ dàng thì lòng sông phải có độ sâu tối thiểu ≥2,4m, muốn đạt ở độ sâu này thì chỉ riêng ở M.Nam phải nạo vét ~ 17 triệu m3 phù sa/năm, điều này khó có thể giải quyết được,

vì cần nguồn vốn lớn) Ngoài hệ thống sông tự nhiên, xuất hiện hàng loạt các kênh đào, ngoài mục đích

thủy lợi, các kênh đào còn phục vụ cho GTVT đường thủy (ví dụ, kênh Rạch Giá - Hà Tiên, Vĩnh Tế, đào từ thời nhà Nguyễn), tổng chiều dài đã lên tới 2.500km Dưới thời Pháp thuộc ở Nam Bộ tiếp tục đẩy mạnh việc đào kênh, sử dụng máy xúc gọi là “kênh xáng”; chiều dài các kênh đã lên tới 5.000 km (trong

đó gần 1/2 có chiều rộng 18 - 60m) Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng đến nay cũng chỉ SD 11.000km vào GTVT (trong đó, 1.891 km cho tàu bè trọng tải trên 1.000 tấn; 1.425 km cho tàu trọng tải 500 - 1000 tấn; 3.285 km cho tàu trọng tải dưới 50 tấn) Mật độ 13,6 km/100km2

- Mạng lưới sông

▪ Ở Nam Bộ: Hệ thống S.Cửu Long và S.Đồng Nai được nối với nhau bằng hệ thống các kênh đào,

tạo thành mạng lưới chằng chịt và phát triển mạnh nhất cả nước Các sông tự nhiên rất thuận lợi cho GTVT cả về thuỷ chế, chiều rộng, chiều sâu S.Tiền và S.Hậu độ sâu trung bình ≥3,5m; S.Đồng Nai 7m; S.Soài Rạp 9-10m vì thế tàu bè có thể ngược dòng lên tận Phnôm Pênh Ngay cảng Sài Gòn, nằm sâu trong đất liền tới 84 km tàu trọng tải 3,0 vạn tấn ra - vào dễ dàng

Mạng lưới đường sông: Đ.Nam Bộ gồm các sông chính là S.Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Sài

Gòn, Soài Rạp, Lòng Tàu Ở ĐB sông Cửu Long có S.Tiền, S.Hậu với các chi lưu, các kênh đào có giá trị cho giao thông chằng chịt và phân bố khá đồng đều gần như vuông góc với các hệ thống sông tự nhiên; tiêu biểu là các kênh Vĩnh Tế nối Châu Đốc - Hà Tiên; kênh Rạch Giá nối Hà Tiên - Kiên Giang; kênh Cái

Bè ở phía Tây Kiên Giang; kênh Phụng Hiệp; kênh Tri Tôn v.v

Đầu mối quan trọng nhất là TP HCM, từ đây toả ra nhiều tuyến đường sông đi đến các địa

phương: Sài Gòn - Hà Tiên (395km) và Sài Gòn - Cà Mau (365 km)

▪ Ở Bắc Bộ GT phần lớn dựa vào hệ thống S.Hồng-Thái Bình, hai hệ thống sông này được nối với

nhau bằng S.Đuống và S.Luộc Nhìn chung, do địa hình phức tạp nên GTVT đường sông chỉ thuận tiện ở vùng Đồng bằng sông Hồng

Các tuyến vận tải chính: Hà Nội - Hải Phòng (theo S.Luộc, hoặc S.Đuống) Hải Phòng - Bắc

Giang (theo S.Cầu hoặc S.Thương) Hải Phòng - Nam Định (theo S.Luộc hoặc các sông đào ở Nam Định)

Hà Nội - Việt Trì - Hoà Bình (S.Hồng và S.Đà) Hà Nội - Thái Bình

Trang 8

Cảng quan trọng: Hà Nội, Quí Cao, H.Dương, Việt Trì, B.Giang, N.Định, Đáp Cầu

▪ Ở Trung Bộ: GTVT đường sông gặp nhiều hạn chế do sông đều ngắn, dốc Tuy nhiên, ở vùng hạ

lưu của một số sông lại tương đối thuận lợi như S.Mã, Chu, Cả, Gianh, Nhật Lệ, Thu Bồn, Trà Khúc Vấn

đề đặt ra là phải nạo vét và nâng cấp các tuyến đường, kết hợp với vận tải ven biển; XD các đội tàu vận tải pha sông - biển nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng của từng vùng

● ĐƯỜNG BIỂN

- Đặc điểm chung: GTVT đường biển của nước ta rất thuận lợi do có đường bờ biển dài, nhiều

vũng, vịnh sâu kín gió, có nhiều đảo - quần đảo ven bờ Ở mỗi vùng lại có những thế mạnh riêng Ở Bắc

Bộ và Trung Bộ có biển Đông bao bọc lấy vịnh Bắc Bộ, có các vũng vịnh đẹp nổi tiếng, là cơ sở để hình thành các cảng biển (Cam Ranh là một trong những cảng tự nhiên đẹp trên thế giới) Ở Nam Bộ, ba mặt

giáp biển, cũng có nhiều đảo - quần đảo, phía Tây trông ra vịnh Thái Lan rộng lớn; nằm trên đường hàng hải quốc tế GTVT đường biển phát triển rất sớm; từ thời xa xưa đã có các tàu buôn từ Gia Va, Ấn Độ, I Răng, Trung Quốc, Nhật Bản đến nước ta

- Hệ thống cảng biển và các tuyến vận tải quan trọng

▪ Ở miền Bắc có các cảng lớn sau

Cảng Hải Phòng, nằm trên bờ S.Cấm trông ra cửa biển Đình Vũ và Nam Triệu, kéo dài từ bến

Bính đến Chùa Vẽ Đây là cảng cửa sông cách biển 39km; nhược điểm lớn nhất là sự lắng đọng bùn cát quá lớn, thường xuyên phải nạo vét Hiện tại, là cảng quan trọng nhất trong việc xuất - nhập khẩu ở phía Bắc

Cảng Cái Lân, nằm trên vũng Cửa Lục, sâu, kín gió, có lòng lạch sâu 7 - 8 m, rộng 80 - 100m

Tương lai sẽ là cảng lớn nhất của M.Bắc, làm nhiệm vụ vận tải tổng hợp

▪ Ở miền Trung: gần như tỉnh nào cũng có cảng, lớn nhất là cảng Đà Nẵng.

Cảng Đà Nẵng, nằm ở cửa sông Hàn, độ sâu trên 5m Phía ngoài vũng Đà Nẵng có cảng nước sâu

bên cạnh Sơn Trà, độ sâu trung bình 15m

Cảng Cam Ranh, là một quân cảng có vị trí hết sức thuận lợi, nằm trong vũng biển kín gió, bên

ngoài có hòn Di Mao che chắn, xung quanh đều có các đỉnh núi bảo vệ (cao nhất là núi Chúa 1.046m) Diện tích mặt nước 40.000ha (trong đó, 4.800ha có độ sâu trên 10m) Nguồn nước ngọt rất sẵn, nhờ xung quanh có nhiều hồ tự nhiên và sông Ba Ngòi Cam Ranh được coi là 1/3 cảng tự nhiên tốt nhất thế giới

▪ Ở miền Nam, nổi tiếng nhất là cảng Sài Gòn, là cảng cửa sông cách biển 84 km Cảng có 3 lạch

vào (Lòng Tàu, Đông Thành, Soài Rạp), các bến cảng đều có độ sâu từ 9 - 13m Đây là cảng xuất - nhập khẩu quan trọng nhất ở phía Nam

- Các tuyến đường biển

+ Trong nước: Hải Phòng - TP HCM (1.500km), là cảng quan trọng nhất nối liền Nam - Bắc với

các sản phẩm đặc trưng của 2 miền Ngoài ra, còn có một số tuyến khác như Hải Phòng - Cửa Lò (340km), Hải Phòng - Đà Nẵng (560km); Đà Nẵng - Cửa Lò (420km), Đà Nẵng - Qui Nhơn (300km); Qui Nhơn - Phan Thiết (440km); TP HCM - Rạch Giá.v.v

Trang 9

+ Các tuyến đường biển quốc tế quan trọng: Từ TP HCM đi Vlađivôxtôc (14.500km), Hồng Công (1.720km), Băng Cốc (1.180km), Xihanucvin (CPC) 870 km, Singapo (1.170 km)… Hải Phòng đi Hồng

Công (900 km), Vlađivôxtôc (14.500 km), Manila (Philipin), Tôkiô…

- Định hướng phát triển

- Ngày 12/10/1990, Thủ tướng CP đã ký quyết định số 202/QĐ-TTg về Qui hoạch hệ thống cảng

biển Việt Nam đến năm 2010 với mục tiêu đạt 106 triệu tấn hàng hóa vào năm 2003 và 200 triệu tấn hàng hóa vào năm 2010 Năm 2003, đầu tư XD 10 cảng biển trọng điểm

Bảng 5.1: Đầu tư cho 10 cảng trọng điểm đến 2003

(triệu tấn/năm)

Đầu tư hạ tầng (triệu USD)

Đầu tư thiết bị (triệu USD)

Tổng cộng (triệu USD)

- Trong qui hoạch đến 2010, toàn bộ hệ thống cảng nước ta gồm 114 cảng, với 8 nhóm cảng (trong đó, 65 cảng tổng hợp, 48 cảng chuyên dụng và cảng nổi) chưa tính các cảng tiềm năng sẽ phát triển sau năm 2010 (Nghi Sơn, Hòn La, Nam Ô, Văn Phong, Cần Giờ, Vũng Tàu, Côn Đảo…) Tổng vốn

đầu tư sẽ là 1.296.9 triệu USD (2003) và 3.150.7 triệu USD (2010)

Nhóm phía Bắc (từ Quảng Ninh - Ninh Bình) gồm 24 cảng, trong đó có 12 cảng tổng hợp (2 cảng

chính là Cái Lân và Hải Phòng) và 12 cảng chuyên dụng Lượng hàng thông qua cảng là 21 - 24 triệu tấn (2003) và 2010 là 57 - 69 triệu tấn Hải Phòng là thương cảng tổng hợp, Cái Lân là cảng tổng hợp phục vụ các KCNTT và hàng hóa X - NK với khối lượng lớn

Nhóm cảng Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hoá - Hà Tĩnh) gồm 7 cảng (4 cảng tổng hợp, 3 cảng chuyên

dụng), năng lực qua cảng 3 - 4 triệu tấn (2003) và 23 - 26 triệu tấn (2010) Cảng chính là Cửa Lò (phục vụ xuất nhập khẩu), cảng Vũng Áng (quá cảnh cho Lào và Thái Lan)

Nhóm cảng Trung Trung Bộ (từ Quảng Bình - Quảng Ngãi) có 14 cảng (9 cảng tổng hợp, 5 cảng

chuyên dụng), năng lực qua cảng 17 - 18 triệu tấn (2003) và 35 - 38 triệu tấn (2010) Cảng chính là Chân Mây (Huế), Tiên Sa - S.Hàn (Đà Nẵng) và cảng chuyên dụng Dung Quất

Nhóm cảng Nam Trung Bộ: (từ Bình Định - Bình Thuận), có 10 cảng ( 6 cảng tổng hợp, 4 cảng

chuyên dụng), năng lực 3,0 triệu tấn hàng (2003) và 5,0 - 6,0 triệu tấn (2010) Hai cảng chính là Qui Nhơn

và Nha Trang

Trang 10

Nhóm cảng TPHCM - Đồng Nai - Vũng Tàu, gồm 44 cảng (21 cảng tổng hợp, 23 cảng chuyên

dụng), lượng hàng hoá 34,0 - 38,0 triệu tấn (2003) và 84-98 triệu tấn (2010) Cảng chính là Sài Gòn, Tân Cảng, Bến Nghé, Gò Dầu, Thị Vải

Nhóm cảng ĐBSCL có 13 cảng (12 cảng tổng hợp, 1 cảng chuyên dụng), năng lực 5,0 - 6,0 triệu

tấn (2003) và 9,0 - 11,0 triệu tấn (2010) Cảng quan trọng nhất là Cần Thơ

Nhóm cảng các đảo Tây Nam, 2 cảng: cảng nổi An Thới và Dương Đông (Phú Quốc).

Nhóm Côn Đảo gồm có cảng tổng hợp Bến Đầm.

● ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

- Tình hình phát triển: Đường hàng không ở nước ta xuất hiện từ thời Pháp thuộc Năm 1913 đã

có chuyến bay đầu tiên từ Sài Gòn - Gò Công Sân bay đầu tiên được XD là Tân Sơn Nhất, sau đó là Gia Lâm Đến chiến tranh thế giới II, toàn bộ Đông Dương đã có sân bay đi lại giữa 3 nước Trong chiến tranh chống Mỹ, mạng lưới sân bay khá phát triển: Ở miền Bắc có các sân bay Gia Lâm, Cát Bi, Đồ Sơn, Kiến

An, Vinh, Đồng Hới, Lạng Sơn, Lào Cai, Tiên Yên, Nà Sản, Điện Biên Ở miền Nam có tới 282 sân bay lớn - nhỏ như: Tân Sơn Nhất, Liên Khương, Phan Rang, Đà Nẵng Chu Lai, Phú Quốc, Phú Bài, Qui

Nhơn, Tuy Hoà, Trà Nóc, Rạch Giá, Lộc Ninh, Côn đảo.v.v., phục vụ cho chiến tranh Ngày 15/01/1956, ngành hàng không dân dụng Việt Nam được hình thành Tháng 04/1993 thành lập Hãng hàng không quốc

gia Vietnam Airlines

Cả nước có ~ 313 điểm gọi là sân bay, trong đó có 80 sân bay có khả năng hoạt động , đã đưa vào khai thác 21 sân bay với nhiều đường bay quốc tế và trong nước Có 5 sân bay QTế (Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Bài và Hải Phòng)

Các đường bay trong nước khai thác dựa trên 3 đầu mối Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng: Từ Hà Nội đi: Đà Nẵng (606 km), TP HCM (1.138 km), Huế (549 km), Điện Biên (301 km), Nà Sản (145 km), Nha Trang (1.039 km), Vinh (261 km) Từ TP HCM đi: Hà Nội, Buôn Ma Thuột (260 km), Nha Trang

(318 km), Phú Quốc (300 km), Đà Lạt (214 km), Hải Phòng (1.111 km), Huế (630 km), Plâycu (384 km),

Qui Nhơn (430 km), Tuy Hoà (381 km), Rạch Giá (125 km), Từ Đà Nẵng: tới Buôn Ma Thuột (260

km), Đà Lạt (476 km), Hải Phòng (554 km), TP HCM (603 km), Nha Trang (436 km), Plâycu (227 km), Vinh (401 km),

Các đường bay quốc tế, đường bay đầu tiên đi Trung Quốc (1956), Viên Chăn (1976), Băng Cốc (1978), PhnômPênh (1979) và sau này là hàng loạt các nước khác … Từ Hà Nội đi: Băng Cốc (969 km),

Đu Bai (5.158 km), Quảng Châu (797 km), Hồng Công (871 km), Xơun (2.730 km), Đài Bắc (1.661 km),

Viên Chăn (485 km) Từ TPHCM đi: Băng Cốc (742 km), Đu Bai (5.619 km), Hồng Công (1.509 km),

Cao Hùng (1.961 km), Cualalămpơ (1.010 km), Menbơn (6.708 km), Ôsaka (3.945 km), PhnômPênh (212 km), Xơun (2.952 km), Xingapo (1.095 km), Xitni (6.849 km), Đài Bắc (2.229 km), Viên (9.132 km), Zurich (9.718 km)

Về số máy bay hiện có: 10 chiếc Airbus A320; 4 chiếc Boeing 767 - 300; 2 chiếc Fokker 70 và 6

chiếc ATR 72 Gần đây Vietnam Airlines đã mua thêm các máy bay hiện đại như Boeing 777 và ATR,

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 5.1: Đầu tư cho 10 cảng trọng điểm đến 2003. - Địa lý các ngành dịch vụ
Bảng 5.1 Đầu tư cho 10 cảng trọng điểm đến 2003 (Trang 9)
Bảng 3.2. Mạng lưới sân bay phân bố theo các vùng (đến năm 2007). - Địa lý các ngành dịch vụ
Bảng 3.2. Mạng lưới sân bay phân bố theo các vùng (đến năm 2007) (Trang 11)
Bảng 5.4. Cơ cấu khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hoá phân theo loại đường (%) - Địa lý các ngành dịch vụ
Bảng 5.4. Cơ cấu khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hoá phân theo loại đường (%) (Trang 13)
Bảng 5.5. Cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển phân theo loại đường (%) - Địa lý các ngành dịch vụ
Bảng 5.5. Cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển phân theo loại đường (%) (Trang 13)
Bảng 5.6.  Số thuê bao điện thoại từ 1995 - 2008 phân theo địa phương (thuê bao) - Địa lý các ngành dịch vụ
Bảng 5.6. Số thuê bao điện thoại từ 1995 - 2008 phân theo địa phương (thuê bao) (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w