II. H HƯ ƯỚ ỚN NG GH HO OÀ ÀN N T TH HIỆ IỆN N
2.3. Hệ thống số liệu kế toán quản trị và kế toán tài chính.
Xuất phát từ tầm quan trọng của bộ phận kế toán quản trị trong hệ thống kế toán của DN , Luật kế toán đợc Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 19/5/2003 đã quy định kế toán ở đơn vị kế toán gồm kế toán tài chính và kế toán tài chính.
Theo quan điểm hiện nay kế toán giá thành được sắp xếp vào phần kế toán
quản trị. Do đó việc vận dụng các phương pháp tính giá thành vào doanh nghiệp cụ thể mang tính linh hoạt cao.
Kế toán tài chính và kế toán quản trị đều thu thập và xử lý thông tin trên cùng một hiện tượng, một quá trình kinh tế. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ về mặt số liệu thông tin của chúng đều xuất phát trên cơ sở chứng từ gốc, một bên phản ánh tổng quát còn một bên phản ánh chi tiết tỉ mỉ của tổng quát đó. Cả hai loại kế toán đó đều là công cụ quản lý: một bên quản lý trên toàn DN , một bên quản lý trên từng bộ phận của DN. Mặt khác cũng xuất phát từ phạm vi chức năng nhiệm vụ của mỗi loại kế toán , đối tượng và phương pháp áp dụng của chúng cũng có những nét đặc trưng riêng của mỗi loại. Chính vì vậy khi xây dựng hệ thống kế toán của DN nói chung , kế toán quản trị nói riêng phải giải quyết hài hoà về tổng thể và chi tiết của kế toán một cách khoa học tức là kế toán DN là tổng thể phải bao hàm chung là kế toán tài chính và kế toán quản trị. Giữa kế toán quản trị và kế toán tài
chính phải phân định rõ ràng phạm vi, giới hạn trong việc thu thập xử lý thông tin trong việc giám định, kiểm tra để từ đó tổ chức các phần hành kế toán một cách khoa học, hợp lý, tránh chồng chéo,trùng lặp.
Xuất phát từ các quan điểm cơ bản về xây dựng mô hình kế toán quản trị trong cơ chế thị trường ở Việt Nam, các DN nên áp dụng mô hình kết hợp: hệ thống kế toán quản trị (KTQT) được tổ chức kết hợp với kế toán tài chính(KTTC). Kế toán tài chính và kế toán quản trị được tổ chức thành một hệ thống thống nhất trong cùng một bộ máy kế toán.
Nếu thực hiện mô hình này ta thấy việc tổ chức hạch toán chi phí và giá thành rất linh hoạt. Tuỳ theo điều kiện cụ thể, kế toán DN có thể lựa chọn phương pháp hạch toán theo phương pháp kê khai thờng xuyên hay phương pháp kê khai th- ường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ. Lựa chọn phương pháp xác định chi phí và giá thành theo chi phí thực tế hay chi phí định mức hoặc kết hợp cả hai loại trên.
Trong đó việc sử dụng số liệu vào lúc cuối kỳ được thực hiện một cách đơn giản , thiết thực trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc trọng yếu , từ đó tránh đợc các bút toán rườm rà, không cần thiết trong trường hợp có sử dụng chi phí định mức.
Một vấn đề gây ra nhiều tranh luận là tính chính xác của kế toán quản trị và KTTC. Thực sự thì sự chính xác của số liệu kế toán hiểu theo nghĩa tuyệt đối là một điều không thể có, do những hạn chế nhất định trong các phương pháp đánh giá và phân bổ trong kế toán. Do vậy, yêu cầu của KTTC ngày nay là trình bày trung thực, hợp lý về tình hình tài chính, kết quả hoạt động của DN để người sử dụng thông tin tài chính có thể đưa ra các quyết định đứng đắn. Hiểu theo nghĩa này,KTTC phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán được chấp nhận rộng rãi, phải mang tính khách quan, có thể kiểm chứng, thận trọng , có thể so sánh…
Trong khi đó, KTQT theo nghĩa là kế toán phục vụ nội bộ thì không cần phải tuân thủ các chuẩn mực KT như KTTC. Thay vào đó, nó được nhấn mạnh đến tính thích hợp nghĩa là khả năng hữu dụng trong việc dự toán tương lai ,và tính linh động phù hợp với đặc thù của DN. Do đó không thể nói rằng số liệu KTTC hay KTQT là chính xác hơn, mà phải thấy rằng mỗi loại kế toán đáp ứng những yêu cầu riêng cho đối tợng phục vụ mình. Nếu cần số liệu mang tính chính xác, pháp lý, khách quan thì đó là số liệu KTTC. Ngược lại, nếu cần số liệu phù hợp với đơn vị, có thể làm cơ sở cho các quyết định quản trị thì phải là số liệu KTQT.
K