Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ

20 2.2K 10
Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ 3.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của vùng Phạm vi lãnh thổ bao gồm 14 tỉnh, TP: BTBộ (6) và DHNTB (8). Đây là vùng lãnh thổ dài nhất và hẹp nhất, trải dài trên 10 vĩ độ (từ vĩ độ 20 0 B - 10 0 B) từ Thanh Hóa - Bình Thuận. Là vùng chuyển tiếp giữa vùng kinh tế phía Bắc với vùng kinh tế phía Nam, có các trục GT Bắc Nam (QL1A, đường sắt Thống Nhất, QL15) tạo ra mối liên hệ nhiều mặt về KT - XH với các vùng trong cả nước. Phía Tây giáp với Lào và Tây Nguyên, có các cửa khẩu quan trọng như Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), Bờ Y (Kon Tum). Phía ông giáp biển, đường bờ biển dài 1.800km, có nguồn lợi hải sản lớn, có nhiều vũng, vịnh sâu kín gió là điều kiện thuận lợi để XD các hải cảng giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế. Diện tích đất tự nhiên 95.895 km 2 (29,0% cả nước); Dân số (2008) là 19,82 triệu người (23,30% cả nước). Bắc Trung Bộ có diện tích 51.534,2 km 2 , dân số 10,79 triệu người, mật độ 209 ng/km 2 . Nam Trung Bộ, diện tích 44.360,7 km 2 , dân số 9,02 triệu, mật độ 203 ng/km 2 . 3.2. Tài nguyên thiên nhiên. ● Bắc Trung Bộ - Xét về mặt địa hình, đây là nơi bắt đầu của dãy Trường Sơn, sườn Đông đổ ra vịnh Bắc Bộ và Biển Đông, độ dốc khá lớn, lãnh thổ hẹp ngang, địa hình chia cắt phức tạp bởi các dãy núi đâm ra biển; đó là các dãy Hoàng Mai (Nghệ An), Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), Hoành Sơn (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế); cùng với các sông như S.Mã (Thanh Hóa), Cả (Nghệ An), Nhật Lệ (Quảng Bình), Bến Hải (Quảng Trị) và S.Hương (T-T-Huế). Cấu trúc địa hình, phía đông là các dải cát, cồn cát ven biển - đến là các dải đồng bằng nhỏ hẹp (hoặc đồng bằng bãi bồi ven sông) - cuối cùng là vùng TDMN' thuộc dãy Trường Sơn Bắc. Rộng nhất là ĐB Thanh - Nghệ Tĩnh, hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra chủ yếu ở hai đồng bằng này và các vùng ven biển, bãi bồi ven sông, trung du. - Vùng ven biển có nhiều cửa sông và một số dãy núi sát ra biển có thể hình thành một số cảng biển thuận lợi cho vận chuyển trong và ngoài nước. Hạn chế lớn nhất về địa hình là bị chia cắt phức tạp, hẹp ngang - kéo dài, chủ yếu là đồi núi, sườn dốc về phía biển, đồng bằng nhỏ hẹp, sông suối ngắn dốc, nước chảy xiết, mưa lớn thường gây lũ lụt bất ngờ. - Khí hậu của vùng mang tính chất chuyển tiếp của khí hậu Bắc Bộ, có mùa Đông lạnh nhưng ngắn (< 90 ngày), nhiệt độ cao hơn ĐBSH 1 0 C - 2 0 C, nhiệt độ TB/năm 23 - 25 0 C, tổng số giờ nắng 1.460 - 1.920 giờ, tổng nhiệt lượng 8.200 - 9.200 0 C, lượng mưa 1.500 - 2.500mm/năm (mưa nhiều nhất là T-T-Huế), độ ẩm không khí 82 - 87%. Diễn biến khí hậu trong năm thường gây những biến cố thất thường, là vùng khắc nghiệt nhất so với các vùng khác, thường xảy ra thiên tai (bão, lũ, gió phơn khô nóng, hạn hán ) mà nguyên nhân cơ bản là do vị trí và cấu trúc địa hình tạo nên. Vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của áp thấp Tây TBD - nguyên nhân gây ra bão lụt. Về mùa Hè (tháng 4 - 8) chịu ảnh hưởng của gió Tây (về bản chất là gió mát) nhưng khi vượt qua dãy Trường Sơn, hơi nước bị ngăn lại ở phía tây, mang hơi nóng đổ xuống các vùng đồng bằng, ven biển (gió phơn). Nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất là từ Nghệ An đến Quảng Trị. Từ cuối tháng 10 - 3 năm sau, vùng chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa mùa Đông, tuy mức độ ảnh hưởng không sâu sắc như ở TDMN'PB' hay Đồng bằng sông Hồng, nhưng cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đặc biệt là nông nghiệp. Bảng 6.6. Cơ cấu sử dụng đất của vùng Bắc Trung Bộ tại thời điểm 01/01/2008 Diện tích (1000 ha) Chia ra (%) Nông nghiệp Lâm nghiệp Đất CD Đất ở chưa sử dụng Cả nước 33114.6 28.45 44.74 4.69 1.87 20.24 DH miền Trung 9589.5 18.34 52.87 4.71 1.77 22.32 Bắc Trung Bộ 5153.4 15.84 56.79 4.05 2.00 21.33 Thanh Hoá 1113.5 22.10 50.67 5.87 4.52 16.84 Nghệ An 1649.9 15.09 54.99 3.21 1.05 25.66 Hà Tĩnh 602.6 19.43 56.47 5.63 1.29 17.18 Quảng Bình 806.5 8.84 75.69 2.96 0.61 11.90 Quảng Trị 474.4 16.65 45.03 2.97 1.45 33.90 Thừa Thiên Huế 506.5 10.64 57.37 3.61 3.08 25.29 - Đất đai của vùng có 3 nhóm đất chính: Đất đỏ - vàng ở TDMN' (bao gồm đất đỏ feralit, đất đỏ ba dan và đất đỏ phân hủy từ đá vôi ) thích hợp với cây dài ngày và lâm nghiệp. Đất phù sa bồi tụ ven sông, hoặc đồng bằng ven biển thích hợp với cây lương thực, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Đất cát hoặc cát pha ven biển chất lượng kém, thích hợp với một số cây hoa màu, chủ yếu để trồng rừng chắn gió cát bay vào đất liền. Tổng quĩ đất của vùng 5,1 triệu ha; mới sử dụng 78,67%. Trong đó, đất nông nghiệp (15,84), đất lâm nghiệp (56,79%), đất CD (4,05%), đất ở (2,0%), đất chưa sử dụng 21,33%- loại đất này có thể sử dụng cho phát triển nông - lâm, cho các cơ sở công nghiệp, đô thị. Ngoài ra, vùng còn 4,8 vạn ha mặt nước có thể sử dụng cho phát triển ngành thủy sản nước ngọt. Giữa các tỉnh, cơ câu sử dụng đất cũng rất khác nhau. - Tài nguyên rừng: diện tích rừng 2,70 triệu ha (20,58% diện tích rừng cả nước), rừng tự nhiên 2,08 triệu ha, trữ lượng gỗ chiếm khoảng 17,9%, tre nứa 25,4% cả nước (sau Tây Nguyên), tỉ lệ che phủ rừng 52,4% (cả nước 39,6%). Về cơ cấu, rừng tự nhiên là 2,08 triệu ha, rừng trồng 615,5 ngàn ha, trong rừng có nhiều gỗ, lâm sản cùng các loài động vật quí hiếm. - Biển rộng là thế mạnh để phát triển kinh tế biển. Đường bờ biển dài 670 km, có 23 cửa sông. Có nhiều vị trí thuận lợi để XD các cảng biển phục vụ cho vận tải, đánh cá như Lạch Hới, Nghi Sơn (Thanh Hóa), Lạch Quèn, Cửa Lò, Cửa Sót (Nghệ - Tĩnh), Cửa Gianh, Nhật lệ (Quảng Bình), Cửa Tùng, Cửa Việt (Quảng Trị), cửa Thuận An (T - T - Huế). Có nhiều bãi tắm đẹp như Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Cảnh Dương, Lăng Cô (T - T - Huế). Có nhiều bãi cá có giá trị như Hòn Mê, Hòn Né (Thanh Hóa), bãi Hòn Ngư (Nghệ An) và các bãi cá ở Quảng Bình, Quảng Trị có nhiều hải sản quí cá thu, cá nục, cá chuồn, mực ống, tôm hùm,.v.v. Trữ lượng khoảng 62,0 vạn tấn, khả năng khai thác 27,0 vạn tấn/năm. Riêng về tôm, khả năng khai thác 3.300 tấn, mực 5.000 tấn. Ven biển có khoảng 3,0 vạn ha nước lợ có khả năng nuôi trồng thủy sản. có nhiều đồng muối ở Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. - Khoáng sản: có một số khoáng sản có trữ lượng lớn, phân bố tập trung: Quặng sắt Thạch Khê (60%), cromit Cổ Định, Thanh Hóa (100%), thiếc Quì Hợp, Nghệ An (60%) cả nước. Ngoài ra, còn có titan Phú Bài ở T - T - Huế, mangan ở Nghệ An. Đá quí ở Quì Hợp, Quế Phong (Nghệ An), đất sét trắng (Quảng Bình), than Khe Bố, Nghệ An, cát thủy tinh ở ven biển,.v.v. Bảng 6.7. Các khoáng sản chủ yếu của Bắc Trung Bộ. TT Khoáng sản ĐV tính Trữ lượng Phân bố 1 Đá vôi xây dựng Tỉ tấn 37,8 Hầu hết các tỉnh 2 Sắt Triệu tấn 556,62 Thạch Khê và một vài nơi khác 3 Cát thủy tinh Triệu m 3 573,6 Quảng Bình đến T-T-Huế 4 Sét Tỉ tấn 3,09 Hầu khắp các tỉnh 5 Đá vôi xi măng Triệu tấn 172,83 Thanh Hóa, Nghệ An. 6 Titan Triệu tấn 6,32 Quảng Trị, T-T-Huế 7 Bô xit Ngàn tấn 100,0 Nghệ An 8 Crômit Triệu tấn 2.066,0 Thanh Hóa 9 Sét xi măng Triệu tấn 70,98 Nghệ An 10 Đá ốp lát Triệu m 3 362,0 Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh 11 Cao lanh Triệu tấn 50,0 Quảng Bình, T-T-Huế 12 Đôlômit Triệu tấn 6,0 Quảng Bình 13 Sét gốm Triệu m 3 19,75 Nghệ An 14 Fotforit Ngàn tấn 200,0 Trong hang động T/Hóa, N/An, Q/Bình. 15 Cuội, sỏi Triệu tấn 1,5 Nghệ An, Hà Tĩnh. ● DH Nam Trung Bộ. Lãnh thổ của vùng chủ yếu do khối nham cổ tạo thành, nằm trong dãy Trường Sơn Nam sườn uốn cong về phía biển, có nhiều dãy núi đâm ra biển, phía nam địa hình thoải hơn, có những đồng bằng ven biển. - Khí hậu: Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa khí hậu phía bắc với khí hậu phía nam nhưng nền chung vẫn là tính chất nhiệt đới - ẩm - gió mùa mang sắc thái của khí hậu á xích đạo. Bức xạ nhiệt lớn hơn B.Trung Bộ, biên độ dao động nhiệt thấp, lượng mưa tương đối thấp (1.200mm/năm), vùng cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán); cát, nước mặn thường lấn vào đất liền do ảnh hưởng của thủy triều dâng và gió bão. Căn cứ vào sự phân hóa của khí hậu, có thể chia vùng này thành 3 tiểu vùng: (1) Tiểu vùng Nam - Ngãi: lượng mưa lớn hơn: ở đồng bằng 2.000 - 2.200mm, vùng núi 3.000mm; số ngày mưa 120 - 140 ngày; mưa kéo dài 6 tháng ( II - VII); nhiệt độ ở đồng bằng 25,5 - 26 0 C, vùng núi giảm xuống 23 - 24 0 C, ở độ cao >1.000m chỉ còn 20 - 22 0 C. Tổng tích ôn ~ 9.500 0 C, ở miền núi 8.500 0 C. (2) Tiểu vùng Bình - Phú: lượng mưa giảm tương ứng là 1.500 - 1.700mm và 2.000mm ở vùng núi; số ngày mưa 120 - 130 ngày; mùa mưa chỉ còn 4 tháng; mùa khô kéo dài 8 tháng (I - VIII); nhiệt độ TB 26 - 27 0 C; độ ẩm khá thấp ~ 80%; tổng tích ôn 9.500 - 9.700 0 C. (3) Tiểu vùng Khánh Hòa: lượng mưa chỉ còn 1.300-1.400mm với 100 ngày mưa; mùa mưa ngắn (3 - 4 tháng) từ giữa tháng 9 đến tháng 12; mùa khô kéo dài 8 - 9 tháng (từ tháng 12 đến hết tháng 8 năm sau); chế độ nhiệt cao 26 - 27 0 C; độ ẩm rất thấp < 80%. Với điều kiện khí hậu như trên: việc bố trí cây trồng - vật nuôi - thời vụ phải phù hợp với điều kiện sinh thái cụ thể, để tránh những thiệt hại do thiên tai, bão lũ, hạn hán, khai thác được thuận lợi của chế độ khí hậu. - Đất đai của vùng chủ yếu là đất đỏ - vàng trên đá mácma a xít và đá trung tính (80%), tập trung ở khu vực đồi núi, tầng đất mỏng, lẫn nhiều đá và đá lộ đầu (ở vùng thấp tầng đất có dày hơn một chút, đang sử dụng trồng cây màu và cây CN); Nhóm đất xám, bạc màu chiếm 10%; Nhóm đất phù sa (10%) tập trung ở các lưu vực sông, đang sử dụng vào mực đích NN (thủy lợi hóa mới đạt 30 - 35%). Nhìn chung, đất đai của vùng không mấy thuận lợi cho SXNN, độ phì thấp do hình thành trên đá mẹ nghèo chất dinh dưỡng, địa hình dốc, khí hậu phân hóa 2 mùa cũng làm cho đất dễ bị rửa trôi. Đất đồng bằng phần lớn là hạt thô, nghèo độ phì, cấp hạt mang nhiều dinh dưỡng đều bị cuốn ra biển (quá trình hình thành không hoàn hảo). - Cơ cấu sử dụng đất: Diện tích đất tự nhiên 4,43 triệu ha; Trong đó: đất NN (21,23%), đất lâm nghiệp (48,31%), đất chuyên dùng và thổ cư (6,99%), đất chưa sử dụng (23,47%). Trong tổng số đất nông nghiệp có 7.000 ha đồng cỏ và ~ 7.000 ha mặt nước đang sử dụng. Đất chưa sử dụng 1,04 triệu ha (chủ yếu là đất đồi núi trọc, có khả năng trong nông nghiệp 12,0 vạn ha). Bảng 6.8 . Cơ cấu sử dụng đất của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tại thời điểm 01/01/2008 Diện tích (1000 ha) Chia ra (%) Nông nghiệp Lâm nghiệp Đất CD Đất ở chưa sử dụng Cả nước 33114.6 28.45 44.74 4.69 1.87 20.24 DH miền Trung 9589.5 18.34 52.87 4.71 1.77 22.32 DH Nam Trung Bộ 4436.1 21.23 48.31 5.48 1.51 23.47 Đà Nẵng 128.3 7.17 49.42 30.09 4.36 8.96 Quảng Nam 1043.8 10.65 51.50 2.78 1.98 33.08 Quảng Ngãi 515.3 23.79 47.10 3.43 1.82 23.85 Bình Định 604.0 22.45 41.61 4.09 1.27 30.58 Phú Yên 506.1 24.26 51.95 2.73 1.15 19.92 Khánh Hoà 521.8 16.94 39.73 15.77 1.17 26.39 Ninh Thuận 335.8 20.76 55.66 4.35 1.16 18.08 Bình Thuận 781.0 36.17 50.08 2.84 0.99 9.92 Đất lâm nghiệp: 2,14 triệu ha (đất có rừng 1,79 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên 1,40 triệu ha, rừng trồng 391,9 nghìn ha); tỉ lệ che phủ đạt 40,5% (2008), rừng gỗ tập trung ở sườn Tây giáp với cao nguyên (khai thác khó khăn). Trữ lượng gỗ ~ 126,1 triệu m 3 , tre nứa 257,8 triệu cây. Trong rừng có một số đặc sản quí như quế (Trà Mi, Trà Bồng), trầm hương, sâm qui, kỳ nam (Khánh Hòa) và nhiều loài động vật quí thuộc hệ động vật Ấn Độ - Mã Lai (voi, bò rừng, bò tót và các loài chạy nhảy tốt), ven biển có các loài chim di trú, rắn, rùa, vích,.v.v. - Đường bờ biển dài 1.200km (Hải Vân - Bình Thuận), vùng biển sâu, nhiều cửa sông, vũng vịnh, eo biển (có những vịnh rất đẹp như Văn Phong - Đại Lãnh, Cam Ranh) là địa bàn tập trung động vật biển ven bờ, nơi trú ngụ của ghe thuyền đánh cá, xây dựng các hải cảng tốt như Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang Ven biển có nhiều bãi tắm đẹp thích hợp cho du lịch, nghỉ mát, chữa bệnh (Mỹ Khê, Đại Lãnh, Dốc Lết, Nha Trang ). Có nhiều đồng muối chất lượng tốt (Sa Huỳnh, Cà Ná). Trên biển có nhiều đảo, quần đảo (Hoàng Sa, Trường Sa), gần bờ có Cù Lao Chàm (Quảng Nam), hòn Ông Căn (Bình Định), Cù lao Xanh, hòn Mái Nhà (Phú Yên), hòn Tre, hòn Nội (Khánh Hòa) Trên đảo đá còn có đặc sản tổ chim yến (Khánh Hòa). Có nhiều ngư trường tốt như ngư trường Cù Lao Chàm, Cù Lao Thu, Nha Trang, đặc biệt là ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận thuộc vào loại giàu có nhất của nước ta. Theo đánh giá của Viện thủy sản Nha Trang, động vật biển của vùng có 177 loài thuộc 81 họ (nhiều nhất là cá mù xám, cá hố). Trữ lượng 42,0 vạn tấn, khả năng khai thác 20,0 vạn tấn/năm (67% là cá nổi), trữ lượng tôm 4.000 tấn, mực 7.000 tấn. - Khoáng sản không nhiều, chủ yếu là khoáng sản phi kim loại như thạch anh (50%), graphit (60%), than (10% cả nước). Ngoài ra còn có thiếc, vàng, chì kẽm và các loại đá quí, đá ốp lát, đá xây dựng, ven biển có titan. Cát thủy tinh ở Cam Ranh trữ lượng lớn, chất lượng tốt. Bảng 6.9. Các khoáng sản chủ yếu của DH Nam Trung Bộ. TT Khoáng sản ĐV tính Trữ lg Phân bố 1 Cát (chứa titan) Tỉ tấn 5,0 Bình Định, Khánh Hòa 2 Cát trắng (th/tinh) Triệu tấn 600,0 Phú Yên, Khánh Hòa 3 Bô xít Triệu tấn 9,0 Quảng Ngãi 4 Vàng - - Bồng Miêu, Trung Mang (Q/Nam), Xuân Sơn (Khánh Hòa) 5 Graphit Triệu tấn 2,5 Hương Nhượng (Quảng Ngãi) 6 Đá ốp lát - - B/Định, Kh/Hòa, Phú Yên 7 Cao lanh - - Q/Nam, Đà Nẵng, B/Định 3.3. Tài nguyên nhân văn ● Bắc Trung Bộ. Là vùng in đậm dấu ấn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc: sông Gianh - một thời đã là ranh giới chia cắt giữa Đàng trong và Đàng ngoài (~ 100 năm Trịnh - Nguyễn phân tranh); sông Bến Hải - nỗi đau nhức nhối của dân tộc sau gần 30 năm đất nước chia cắt. Đây là quê hương của phong trào Cần Vương và Xô Viết Nghệ Tĩnh cũng là quê hương của nhiều vị danh nhân, anh hùng dân tộc như Nguyễn Du, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Phú, là nơi sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đây là vùng đất thép trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Vùng tập trung hệ thống đền chùa miếu mạo khá dày đặc (nhưng phần lớn đã bị tàn phá do chiến tranh, do nhận thức sai lệch, do thiên tai). Chính những diễn biến lịch sử cùng sự chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt đã tôi luyện cho con người ở đây có tinh thần cách mạng triệt để, có ý chí kiên cường và trở thành bản chất, truyền thống tốt đẹp của vùng. Dân số 10,62 triệu, vùng có 25 dân tộc (9,4%) sinh sống ở vùng cao. Tỉ lệ dân nông thôn 85,40%, thành thị 14,6% (thấp nhất trong các vùng của cả nước – Tây Bắc 14,8%). Trình độ dân trí khá cao, tỉ lệ biết chữ 96,55% (tương đương mức TB cả nước). Số người trong độ tuổi lao động chiếm 51,42% dân số của vùng và chiếm 12% lao động cả nước. Lao động đang làm việc trong nền KTQD 85,3% tổng số lao động; tỉ lệ gia tăng nguồn lao động 3,1%/năm. Lao động trong N - L - N chiếm 72,36%, CN - XD và dịch vụ chỉ có 27,64%. Lao động trẻ chiếm 35,7%, nhưng trình độ học vấn và chất lượng còn thấp “phần lớn thanh niên được đào tạo ở nơi khác nhưng rất ít người trở về quê hương khi ra trường?”. Toàn vùng có đến 81,23% số người trong độ tuổi là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo (chỉ có 18,77% là đã qua đào tạo nghề). Số người chưa có, hoặc thiếu việc làm còn lớn, (năm 2005 là 4,98 % và 23,55%), đặc biệt là vùng nông thôn. Số lao động đã được đào tạo từ công nhân kĩ thuật trở lên là 49,1 vạn người (trong đó, ĐH và trên ĐH 8,5 vạn (1,7%), THCN 21,0 vạn người (4,2%), công nhân KT 19,0 vạn người (3,9%) ● Nam Trung Bộ: Có những nét riêng khác với Bắc Trung Bộ. Đây là vùng hội nhập của 2 nền VH Việt và Chăm với các phong tục, tập quán, lễ hội thể hiện rất đặc sắc (VH Chăm); Đây cũng là nơi chịu ảnh hưởng của 2 nền VH Trung Quốc và Ấn Độ. Chính vì vậy, vùng còn bảo tồn được các kiến trúc cổ như di tích VH Chàm (Trà Kiệu, Mỹ Sơn), khu đô thị cổ (Hội An). Vùng còn in đậm dấu ấn trong lịch sử qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ (Đà Nẵng là nơi thực dân Pháp đổ bộ đầu tiên trong chiến tranh xâm lược Đông Dương (1858); là nơi quân Mỹ đổ bộ vào đầu tiên để tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ (1964), cũng chính trên mảnh đất này trận đánh Núi Thành đã khẳng định ta đánh được Mỹ và thắng Mỹ; Năm 1973, Đà Nẵng cũng chứng kiến tên lính Mỹ cuối cùng phải cuốn cờ rút khỏi đất nước ta). Vùng có nhiều dân tộc ít người sinh sống, nhưng chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ 5%, tập trung chủ yếu trên vùng cao; Từ Bình Định trở vào có người Chăm sống xen kẽ với người Việt ở đồng bằng, trung du. Tuy chiếm số lượng ít, nhưng các dân tộc ít người cũng có nhiều di tích kiến trúc cổ (đền miếu, cung điện, lễ hội) hấp dẫn khách du lịch tham quan, nghiên cứu. Hiện nay, khoảng 70% đồng bào dân tộc ở vùng cao còn gặp nhiều khó khăn. Về LL lao động: vùng có trên 4,0 triệu lao động trên tổng số 8,76 triệu người. Lao động nữ 51%; tỉ lệ dân nông thôn 67,8%, thành thị 32,2 % (cả nước 28,1%), dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng ven biển, trong các Tp, thị xã, thị trấn dọc theo trục GT lớn. Lao động trong N – L - N (50%), công nghiệp (6,3%), dịch vụ (35,4%), xây dựng (0,7%), phi sản xuất (10,5%). Lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp trở lên 18,0% (thấp hơn mức TB cả nước). Tỉ lệ biết chữ khá cao 97,2% (cao hơn mức TB cả nước). Về tài nguyên VH, lịch sử, mật độ không lớn. Trong vùng có khoảng 750 di tích, có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch (khu phổ cổ Hội An, Viện bảo tàng điêu khắc Chàm (Đà Nẵng), thánh địa Mỹ Sơn, kinh đô Trà Kiệu, VH Sa Huỳnh, di tích lịch sử Ba Tơ (Quảng Ngãi), bảo tàng Quang Trung (Bình Định), bảo tàng Hải dương học (Nha Trang) Vùng có 2 khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị cho du lịch: Cù Lao Chàm (Hội An) cách TP Đà Nẵng 20km về phía đông, diện tích 1.535ha, thảm thực vật rất phong phú, động vật có 2 loài phổ biến là khỉ vàng và sóc chân vàng, đây còn là nơi cư trú của chim yến, quanh đảo san hô phát triển rất mạnh, có nhiều loại ốc cảnh đẹp (tháng 05/2009, Cù Lao Chàm được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới cùng với Cà Mau). Krông Trai (Phú Yên), diện tích 19.000 ha, là khu nuôi chim, thú rừng. Thành lập năm 1977 nằm 2 bên bờ S.Ba cách TX Tuy Hòa 75 km theo đường liên tỉnh số 7 từ Tuy Hòa đi Cheo Reo. Các loài động vật quí hiếm được bảo tồn là bò ben teng, hoẵng, lợn rừng, khỉ đuôi dài, công; ở đây có các bầu cá sấu với số lượng lớn. 3.4. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội a. Bắc Trung Bộ ● Về sự phát triển: PCLĐ XH cùng sự phát triển sản xuất thấp hơn các vùng khác, sản xuất còn phân tán, qui mô nhỏ. Giá trị hàng hóa xuất ra vùng khác chỉ bằng 1/6 giá trị hàng hóa nhập vào. Tăng trưởng kinh tế 1996 - 2002 đạt 6,0 - 6,5% (chỉ cao hơn Tây Bắc và Tây Nguyên). GDP đạt trên 22.000 tỉ đồng (8,6% GDP cả nước); GDP/người/tháng (2004) 317.100 đồng (bằng 65% mức TB cả nước). Hiện nay đang có sự chuyển biến, song chủ yếu vẫn là N - L - N (46,0%). ● Các ngành sản xuất chủ yếu: ▪ Về sản xuất nông nghiệp: thế mạnh nổi bật là cây công nghiệp hàng năm (lạc, cói, mía, dâu tằm ). Cây lạc chiếm 24,6% cả nước, tập trung ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Cây cói chiếm 25,8% diện tích cả nước, tập trung ở ven biển Thanh Hóa và một ít ở Nghệ An. Ngoài ra còn còn mía (Nghệ An, Thanh Hóa), dâu tằm, thuốc lá Cây CN lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu) quan trọng nhất là hồ tiêu (19,84% diện tích cả nước) phân bố ở Quảng Trị, Quảng Bình; cà phê (2.200 ha) ở Nghệ An; cao su (5.594 ha) Quảng Trị; chè (2.100 ha) ở phía tây Thanh Hóa, Nghệ An; dừa ở Thanh Hóa và Diễn Châu, Nghệ An. Các cây ăn quả (chủ yếu là cam) ở vùng Sông Con, Tây Hiếu (Nghệ An), Hà Trung, Vân Du (Thanh Hóa). Cây lương thực chiếm diện tích lớn nhất trong ngành trồng trọt nhưng chủ yếu là để tự túc lương thực. Năm 2008, diện tích cây lương thực là 82,9 vạn ha; SLLT 4,04 triệu tấn; BQ/người 374,9 kg (bằng 74,7% mức TB của cả nước – 501,8 kg/ng), như vậy vùng không có khả năng về SXLT, vẫn phải nhập từ nơi khác đến. ▪ Về chăn nuôi, vùng có thế mạnh về chăn nuôi trâu, bò. Tổng đàn trâu (2008) là 73,36 vạn con (25,30% cả nước), riêng 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa chiếm 18,0% tổng đàn trâu cả nước; đàn bò 1,18 triệu con (18,60%), Thanh Hóa và Nghệ An chiếm 12,0% tổng đàn bò cả nước; đàn lợn 3,55 triệu con (13,30%), Nghệ An và Thanh Hóa dẫn đầu cả nước (8,7%), đàn hươu (Nghệ An, Hà Tĩnh), chăn nuôi vịt đàn ở Thanh Hóa. ▪ Về khai thác - nuôi trồng thủy sản: Vùng có truyền thống về ngư nghiệp, có nhiều cơ sở đánh bắt - CB' hải sản như Cửa Hội (Nghệ An), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa sót, Cửa Nhượng (Hà Tĩnh), Thuận An (T-T-Huế). Năm 2008, sản lượng thuỷ sản đạt 219,5 ngàn tấn (10,3% cả nước); trong đó, cá biển 157,3 ngàn tấn (10,66% cả nước), cá nuôi 62,43 ngàn tấn, tôm nuôi 13,72 ngàn tấn). Vùng có 48,4 ngàn ha diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, dọc ven biển đang phát triển nuôi, trồng tôm nước mặn - lợ, nuôi cá lồng, nuôi nhuyễn thể, rong tảo ▪ Lâm nghiệp: gỗ, tre, nứa là lâm sản hàng hóa chủ yếu và tập trung ở Thanh Hóa, Nghệ An. Sản lượng gỗ khai thác 388,2 ngàn m 3 (chiếm 10,9% cả nước), Thanh Hóa và Nghệ An chiếm 60% sản lượng; tre luồng khai thác ~ 41,4 triệu cây. Vùng có nhiều lâm trường chuyên khai thác - CB'- tu bổ rừng như lâm trường Như Xuân, Nghĩa Đàn, Hương Sơn, Hương Khê, Ba Rũn Việc khai thác rừng đã đến mức giới hạn, rừng giàu chỉ còn ở giáp biên giới Việt – Lào, vì vậy việc khai thác kết hợp tu bổ và trồng mới là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. ▪ Công nghiệp: dựa vào thế mạnh về nguồn tài nguyên tại chỗ vùng phát triển mạnh ngành công nghiệp sản xuất VLXD (xi măng), gạch ngói, đá ốp lát, chế biến N - L - TS phần lớn tập trung ở Thanh Hóa, Nghệ An; công nghiệp tiêu dùng với ngành mũi nhọn là dệt kim tập trung ở Vinh, Huế. Nhìn chung công nghiệp của vùng chưa phát triển, hầu hết các cơ sở công nghiệp có qui mô nhỏ, sản phẩm chỉ có ý nghĩa địa phương (trừ sản xuất xi măng). Hiện tại và tương lai vùng sẽ hình thành hàng loạt các khu vực công nghiệp: Bỉm Sơn (VLXD - xi măng); Lệ Môn (CB' LT-TP, hải sản, thức ăn gia súc, lắp ráp điện tử ); Hàm Rồng (cơ khí, CB' lương thực - thực phẩm); Mục Sơn (đường mía, bánh kẹo, bột ngọt, thịt hộp, hoa quả, thức ăn gia súc ); Nghi Sơn (VLXD, cơ khí lắp ráp-sửa chữa, lọc hóa dầu, sửa chữa tàu thuyền); Hoàng Mai (hóa chất, VLXD (xi măng 1,2 triệu tấn), đá xây dựng, gạch ngói); Nghĩa Đàn (SX đường, giấy, rượu, VLXD); Bản Mai – Con Cuông (thủy điện); Gia Lách (CB' N-L-HS, CN nhẹ, hàng tiêu dùng); dọc hành lang QL 8 (CB' nông - lâm, VLXD, CNSX hàng tiêu dùng); Cụm Bắc TP Vinh (cơ khí, các ngành KT cao); Cửa Hội (CB' LT - TP, hải sản đông lạnh, đồ hộp, nước đá); Cửa Lò (CB’ hàng nông - lâm, tiêu dùng, cơ khí điện tử, tin học, dịch vụ tàu biển); Thạch Khê, Vũng Áng (khai thác quặng sắt (10 triệu tấn/năm), luyện thép (3,0 triệu tấn/năm), CB' LT - TP, hải sản đông lạnh); Đồng Hới, Thanh Hà (xi măng, CB' N - L - N, TP, gốm sứ, hóa chất (phân bón, cao su, dược phẩm, đất đèn ); Đông Hà, đường 9 (CNVLXD, CB' cao su, thực phẩm, cơ khí điện tử, đóng tàu thuyền, khai thác đá, thủy điện Rào Quán); TP Huế, Chân Mây và phụ cận gồm Văn Xá (VLXD), Vĩ Dạ, Tân Mỹ (CB' hải sản), Thuận An (CNCB' hải sản, CN nhẹ ~ 200ha); Phú Bài (200 ha, gạch men sứ, CN nhẹ, điện tử). b. Duyên hải Nam Trung Bộ ● Về sự phát triển kinh tế: Đặc trưng nổi bật của vùng là kinh tế lúa nước gắn với quần cư nông nghiệp ở đồng bằng; kinh tế nương rẫy và khai thác lâm sản với quần cư miền núi; kinh tế đánh bắt hải sản với quần cư ven biển; kinh tế thương mại sản xuất tiểu thủ công gắn với quần cư đô thị. Vùng chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Chăm pa, chế độ tư hữu về ruộng đất được hình thành từ thế kỷ XVII. Làng xóm hình thành dọc theo các trục giao thông theo kiểu "cấu trúc mở" cũng có từ thế kỷ XVII khi chúa Nguyễn có chính sách mở cửa cho phép người nước ngoài nhập cư (đông nhất là người Trung Quốc và Nhật Bản) tạo thành những tụ điểm dân cư - tiền thân của làng xóm hiện nay. Hội An với chức năng là buôn bán và sản xuất nông nghiệp đã trở thành một thương cảng sầm uất, cửa ngõ giao lưu của miền Trung với nước ngoài cùng với Phố Hiến, cửa ngõ của miền Bắc thời đó. Cùng với sản xuất nông nghiệp, ở ven biển đều có nghề đánh bắt hải sản, làm muối, khai thác đặc sản trên đảo với công cụ thô sơ. Ngày nay đã từng bước hiện đại hóa, ngành CB' hải sản cũng phát triển mạnh (đông lạnh xuất khẩu), ngành nuôi trồng thủy sản cũng đang được đẩy mạnh. Về đô thị: Do địa hình bị cắt xẻ theo các lưu vực sông và trình độ sản xuất thấp kém, sự giao lưu giữa các lưu vực sông không đáng kể. Vì vậy các đô thị thường bó hẹp theo các lưu vực sông, mang tính chất đa trung tâm. Như vậy có thể tóm tắt một số nét cơ bản của các tỉnh DH Nam Trung Bộ: Đây là hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam; Có hoạt động kinh tế trồng lúa nước, CNCB' và tiểu thủ công nghiệp, kinh tế lâm nghiệp và đánh bắt hải sản; Tuy nhiên trình độ phát triển thấp hơn, CSVC - KT nghèo hơn, sức mua thấp hơn, kinh tế hàng hóa chậm phát triển hơn. Bắt đầu từ sau 1986 và đặc biệt là từ 1991-1994, vùng phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng những tiến bộ của KH - KT, phát huy tính năng động của các thành phần kinh tế, từng bước tiếp cận với thị trường. Nhịp độ tăng trưởng GDP thời kỳ 1996 - 2002 đạt 7,9%. Tổng GDP 21.004 tỉ đồng, đóng góp 6,9% GDP cả nước. GDP/người/tháng (2005) đạt 414.900 đồng (85,65% TB cả nước). Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch: từ 1990 đến 2002: N - L - N giảm từ 47,53% xuống 38,70%; CN - XD tăng từ 22,66% lên 23,90%; Dịch vụ từ 29,81% lên 37,40% ● Các ngành kinh tế chủ yếu: ▪ Công nghiệp: Hiện tại, nền công nghiệp của vùng chỉ chiếm tỉ trọng khiêm tốn trong tổng SLCN cả nước. Mới bước đầu hình thành và tập trung theo thế mạnh của vùng; đó là CNCB' N – L - TS; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp khai thác và SX VLXD. Công nghiệp phát triển mạnh ở Đà Nẵng đến Khánh Hòa và Quảng Ngãi, vì ở đây có VTĐL thuận lợi để trao đổi với các vùng và quốc tế, có nguồn lực để phát triển (đặc biệt là các hải cảng có tầm cỡ quốc gia - quốc tế như Đà Nẵng, Cam Ranh, Qui Nhơn). Các ngành công nghiệp chủ yếu là: CNCB' TP, khai thác và CB' lâm sản, dịch vụ vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa, sản xuất hàng tiêu dùng, dệt, đường, giấy và các ngành công nghiệp nhẹ khác; công nghiệp cơ khí, năng lượng và các ngành công nghiệp nặng khác chưa phát triển. Gần đây mới có một số cơ sở khai thác khoáng sản đi vào hoạt động và có một số dự án liên doanh với nước ngoài khai thác: vàng Bông Miêu (Quảng Nam), cát (Cam Ranh), ti tan ở ven biển và than Nông Sơn (Quảng Nam). Một số KCN đã được hình thành dựa vào lợi thế về VTĐL, địa hình, địa chất, khả năng cấp điện, nước, GT, bưu chính, khả năng hình thành các điểm dân cư đô thị, nguồn lao động công nghiệp. Đến 11/2003, vùng đã hình thành một số KCN sau: KCN Liên Chiểu (Đà Nẵng), diện tích 374 ha; KCN Hòa Khánh (Đà Nẵng), diện tích 424 ha; KCN Điện Ngọc nằm ở phía Đông tuyến Đà Nẵng - Hội An (Quảng Nam), diện tích 145 ha, do nằm cạnh khu du lịch, dọc theo bờ biển phía đông và phía nam, giáp đô thị cổ Hội An cho nên loại hình công nghiệp ở đây dự kiến là CNSX và lắp ráp điện tử, lắp ráp ô tô, xe gắn máy, thiết bị TTLL, thiết bị dân dụng, công nghiệp CB'TP phục vụ khu du lịch Non Nước - Hội An; KCN Dung Quất (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) là khu lọc - hóa dầu đầu tiên ở nước ta, ở đây sẽ tập trung nhiều ngành công nghiệp có qui mô lớn, gắn với cảng nước sâu Dung Quất và sân bay Chu Lai, qui mô 10.300 ha (đã hoạt động 3/2009); Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) diện tích 3.700 ha. Ngoài ra, còn có các KCN khác: Quảng Ngãi có KCN Tịnh Phong (142 ha) và KCN Quảng Phú (100 ha), Khánh Hòa có KCN Suối Dầu (78 ha), Bình Định có KCN Phú Tài (328 ha) và KCN Phú Tài mở rộng (140 ha), Phú Yên có KCN Hòa Hiệp (102 ha), Bình Thuận có KCN Phan Thiết (66 ha) ▪ Nông nghiệp: Trong thời kỳ 1991 - 1997, nông nghiệp phát triển chậm, không ổn định, tốc độ tăng bình quân 3,6% (cả nước 4,7%). Tuy nhiên, cơ cấu bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của cây công nghiệp và chăn nuôi.; năm 2008, diện tích trồng cây lương thực là 604,5 ngàn ha, SLLT đạt 2,92 triệu tấn, BQLT/ng 324,2 kg (bằng 64,6% mức TB của cả nước); cây công nghiệp (dài và ngắn ngày) chiếm 15% diện tích cây trồng. Đã hình thành những vùng cây công nghiệp tập trung như mía (28.000 ha, sản lượng 1,0 triệu tấn), dứa (18.000 ha, cho thu hoạch 13.000 ha), lạc (20.000 ha) và gần đây là chè, dâu tắm, đào, cao su, ca cao, cà phê Chăn nuôi (năm 2008): đàn trâu 175,3 ngàn con (6,0%), đàn bò 1,43 triệu con (22,70% cả nước), đàn lợn 2,32 triệu con (8,70%). Chương trình Sin hóa đàn bò và nuôi lớn theo hướng lấy thịt nạc phát triển tốt. Chăn nuôi bò sữa và đặc sản phát triển (chủ yếu ở phụ cận Tp Đà Nẵng, Nha Trang, Qui Nhơn qui mô nhỏ). ▪ Lâm nghiệp: Đất lâm nghiệp của vùng là 2143,2 ngàn ha (đất có rừng 1797,4 ngàn ha, trong đó rừng tự nhiên 1,40 triệu ha), độ che phủ rừng 40,5%; đất trống của vùng còn rất lớn (345,8 ngàn ha), rừng trồng BQ/năm khoảng 2.500 - 3.000 ha (chưa kể cây phân tán), từ nguồn vốn PAM và chương trình 327 đã đẩy nhanh tốc độ trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ, tạo việc làm cho người làm nghề rừng. Tuy nhiên, diện tích rừng trồng còn rất nhỏ so với ĐTĐNT, rừng đầu nguồn của nhiều công trình thủy điện, thủy lợi chưa được quản lý tốt như Phú Ninh (Quảng Nam), Thạch Nham (Quảng Ngãi), Vĩnh Sơn (Bình Định), Đồng Cam (Phú Yên), Đá Bàn (Khánh Hòa); rừng trồng với mục tiêu kinh tế (rừng quế, nguyên liệu giấy, sợi) chưa phát triển. Sản lượng gỗ khai thác 669,0 ngàn m 3 (18,8% cả nước), đứng thứ 2 (sau Đông Bắc – 29,5% cả nước). Sản phẩm CB' chủ yếu là dạng thô như gỗ xẻ, gỗ ghép, ván sơ chế, đồ dùng gia đình cấp thấp. Công nghệ CB' còn lãng phí, chưa tận dụng cành ngọn. ▪ Ngư nghiệp: Khai thác hải sản là nghề chính của vùng (đây cũng là thế mạnh nổi bật nhất của vùng). Năm 2008, sản lượng thuỷ sản đạt 676,25 ngàn tấn (14,7% cả nước), cá biển đạt 448,9 ngàn tấn (30,42%cả nước), tôm nuôi 37,49 ngàn tấn (9,65% cả nước), cá nuôi 15,2 ngàn tấn (0,82% cả nước). Như vậy, có thể khẳng định vùng có thế mạnh về khai thác cá biển và tôm nuôi (chỉ đứng sau ĐB sông Cửu Long), ngoài ra vùng đang phát triển nghề nuôi đặc sản khác như cá nuôi, rau câu, cua, hải sâm , hình thức nuôi trồng ở đây tồn tại nhiều kiểu như quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh (trong đó chủ yếu là quảng canh cải tiến và bán thâm canh), hình thức nuôi đặc sản xuất khẩu đang phát triển ở các vùng vịnh, nuôi tôm hùm trong lồng cho năng suất khá cao ~ 85kg/lồng/năm, đây là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, tôm sú phát triển ở các vùng ven biển. Vùng có 700 trại tôm giống, công suất 1,7 - 1,8 tỉ con. Giống P15 là nguồn quan trọng. Ngành CB' nước mắm là ngành truyền thống, mỗi năm sản xuất 47,0 - 48,0 triệu lít/năm (30% cả nước), mắm cá (40 tấn/năm), cá khô (5.000 - 6.000 tấn/năm), moi khô (75 tấn/năm), tôm khô (291tấn/năm), mực khô (900 - 1.000 tấn/năm), bột cá chăn nuôi (1.000 tấn/năm). Vùng có 32 nhà máy đông lạnh QD và 10 cơ sở CB' tư nhân, công suất CB' 140-150 tấn/ngày. Vùng có 15 mặt hàng XK (chủ yếu là mực, tôm, cá đông lạnh và các đặc sản khác) ▪ Dịch vụ du lịch: Đây là một trong những thế mạnh của vùng, do điều kiện khí hậu nóng ẩm quanh năm, ven biển có nhiều bãi tắm đẹp nhưng thực chất vẫn chưa khai thác hết. Hiện tại chỉ mới được khai thác ở khu vực Nha Trang và Đà Nẵng, các khu vực khác đều còn ở dạng tiềm năng, hoặc cơ sở hạ tầng thấp kém. 3.5. Bộ khung lãnh thổ của vùng 3.5.1. Hệ thống đô thị và các đô thị chính của vùng ● Bắc Trung Bộ: ▪ Hệ thống đô thị. Tính đến năm 12/2008, vùng có 5 thành phố trực thuộc tỉnh, 7 thị xã, và 86 thị trấn. Trong tương lai với sự tác động của công nghiệp, thương mại dịch vụ du lịch và khoa học công nghệ thì bộ mặt đô thị của vùng Bắc Trung Bộ sẽ có nhiều thay đổi. Số dân đô thị sẽ tăng lên gắn liền với việc mở rộng và đô thị hóa các vùng lân cận hiện có. Tỉ lệ dân thành thị năm 2008 là 14,60%. Cao nhất là T-T-Huế (31,80%), thấp nhất Thanh Hóa (10,00%) Theo dự báo, vùng sẽ có 99 đô thị (nếu kể cả thị tứ là 114). Trong đó, có 2 đô thị loại II (Huế, Vinh); 6 đô thị loại III (Thanh Hóa, Đồng Hới, Hà Tĩnh, Đông Hà, Nghi Sơn, Cửa Lò-Cửa Hội); 16 đô thị loại IV, 75 đô thị loại V. Mật độ đô thị dự kiến 1,94 đô thị/1.000km 2 (hiện nay là 1,6 đô thị/1.000km 2 ). Khoảng 92% là đô thị vừa và nhỏ. Quảng Trị có mật độ đô thị lớn nhất (3,14 đô thị/1.000km 2 ), thấp nhất là Nghệ An và Quảng Bình (1,4 và 1,38 đô thị/1.000km 2 ), mật độ đô thị tập trung dọc tuyến hành lang duyên hải theo trục QL1, tiếp đến là vùng trung du, thấp nhất là hành lang biên giới. Các đô thị chính: - Tp Vinh: (được công nhận là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh ngày 08/10/2008), là Tp tỉnh lị của Nghệ An, là trung tâm kinh tế, VH, dịch vụ du lịch của cả vùng Nghệ An và Hà Tĩnh; đầu mối giao lưu giữa các vùng trong nước và quốc tế; trung tâm đào tạo phía bắc Bắc Trung Bộ; là Tp cách mạng, quê hương của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Ở đây có sân bay Vinh, cảng biển Cửa Lò, QL1, QL15, QL7, QL8, đường sắt Thống Nhất, các tuyến kỹ thuật quốc gia (đường dây 500kv, cáp quang ). Vinh là hạt nhân để hình thành trung tâm công nghiệp của Bắc Trung Bộ; dự kiến sẽ phát triển cả công nghiệp luyện kim đen, màu, cơ khí, dệt, thực phẩm - Tp Huế: Đây là một trong những cố đô ở Việt Nam còn giữ lại những di sản đáng kể. Là nơi hội tụ và gặp gỡ về giao lưu quá cảnh Bắc Nam, rừng và biển (hay Đông-Tây). Đây là TT đào tạo - dịch vụ của khu vực và toàn quốc. [...]... cho đường biển, đường bộ và đường sắt Bắc - Nam Hàng hóa vận chuyển hiện nay, từ P .Bắc vào là sản phẩm công nghệ tiêu dùng, xi măng từ P .Nam ra là muối, gỗ + Tuyến S.Mã và S.Chu: tuyến này bao trùm gần như toàn bộ lãnh thổ tỉnh Thanh Hóa Tàu thuyền trọng tải 200 tấn có thể cập bến Hàm Rồng, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Bái Thượng Từ 2 cửa Lạnh Trường và Lạch Trào có thể đi sâu vào vùng trung du rất thuận lợi... Tuyến Đà Nẵng - Sài Gòn: hàng hóa từ Đà Nẵng vào là lâm sản, than đá và từ Tp HCM ra là LT-TP, hàng công nghệ Tuyến Đà Nẵng - Hải Phòng: từ Đà Nẵng vận chuyển ra là các sản phẩm công nghệ, gỗ, thực phẩm và từ Hải Phòng vào là nhiên liệu, sản phẩm công nghệ, máy móc Các tuyến đường hàng hải quốc tế: từ Đà Nẵng đi Tôkyô, Vlađivôxtôc (về phía Bắc) và về phía Nam Singapo - Các cảng biển quan trọng: +... thuận lợi cho SX và sinh họat; trình độ phát triển không đồng đều giữa các vùng (thành thị-nông thôn, đồng bằng - miền núi); chưa có tích lũy; CSHT yếu kém và đang xuống cấp, đầu tư không đáng kể, trình độ của đội ngũ cán bộ còn hạn chế; đời sống nhân dân còn gặp nhiều KK, nhất là ở miền núi ● Duyên hải Nam Trung Bộ: nằm trên trục GT xuyên quốc gia về đường sắt, bộ, có đường biển và đường hàng không... Đường ống: Vùng có hệ thống đường ống bắc - nam được XD trong thời kỳ chiến tranh, nay đang được khôi phục lại phục vụ cho phát triển KT - XH ● DH Nam Trung Bộ: đóng vai trò như bản lề nối 2 vùng bắc - nam, là nơi có các cửa biển quan trọng Vì vậy phát triển GTVT có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong vùng mà còn có tác dụng to lớn đối với cả nước và quốc tế ▪ Đường bộ: - Về mạng lưới, vùng có các trục... kinh tế - xã hội cả nước ● Bắc Trung Bộ: Nằm giữa vùng KTTĐPB' và vùng KTTĐMT trên hành lang kĩ thuật quốc gia hướng bắc - nam (đường bộ, sắt, điện cao thế ) và hướng đông - tây (đường 7, 8, 9, 12) nối Lào - Biển Đông; có sân bay Huế, Vinh; có cảng nước sâu (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây) Như vậy, vùng có lợi thế trong việc mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế với các vùng khác và quốc tế Vùng có thể hình... là Quảng Nam - Đà Nẵng 20 tuyến với chiều dài 785 km; ít nhất là Khánh Hòa 3 tuyến/491,6 km Mật độ 7,07 km/km 2, 70% số xã có đường ô tô vào trung tâm - Các tuyến quan trọng: + QL1A: dài trên 1.000 km từ đèo Hải Vân - Phan Thiết, đi qua hầu hết các Tp, thị xã của vùng duyên hải phía Đông giàu lúa gạo, hải sản và nguồn lao động + Đường 14: trở thành trục dọc của miền Tây, nối cảng Đà Nẵng, hải cảng... Hà (Hà Tĩnh) ▪ Về CSHT: chú trọng vào khu vực miền núi với mạng lưới GTVT liên tỉnh, liên huyện Trước hết nâng cấp theo 2 hướng chính là Bắc- Nam (đường QL1, 15), hướng Đông-Tây (đường 7, 8, 9, 12) để giao lưu kinh tế Bắc- Nam và với Lào ● Định hướng phát triển không gian lãnh thổ, đô thị và vùng trọng điểm vùng BTBộ: ▪ Về không gian lãnh thổ: - Không gian hành lang QL1 và ven biển: đây là lãnh thổ được... vùng 3.5.2 Hệ thống trục tuyến giao thông ● Bắc Trung Bộ: ▪ Hệ thống đường bộ: Các tuyến đường theo chiều dọc và chiều ngang tạo nên dạng hình thanh trong hệ thống GTVT của vùng, có nhiều đầu mối quan trọng có ý nghĩa quốc gia, quốc tế - QL1A: tuyến này trùng phương với đường HCM và đường sắt Thống Nhất Chiều dài trên 600 km Điểm đầu từ phía Bắc Đồng Giao - Hà Trung - Hàm Rồng - Tp Vinh - Bến Thủy - TX... dài 339km nối Vinh - Hải Phòng và một vài tuyến đường ven biển chí có ý nghĩa địa phương Trong vùng chỉ có Cửa Lò là cảng lớn nhất có thể mở các tuyến về phía nam và quốc tế, có một số địa điểm thuận lợi cho XD các hải cảng lớn, kết hợp kinh tế với quốc phòng, đó là cảng nước sâu Vũng Áng và Chân Mây ▪ Đường hàng không: Vùng có các tuyến bay: Huế (sân bay QTế) đi Tân Sơn Nhất và Hà Nội, Vinh - Hà Nội... CNCB' nông - lâm, nâng cao năng lực đánh bắt hải sản và CNCB' thủy hải sản (nhất là CB' xuất khẩu) Đầu tư cho công nghiệp cơ khí (nhất là cơ khí sửa chữa và đóng tàu thuyền) Phát triển ngành công nghiệp dệt, da, may phục vụ đời sống và xuất khẩu Từng bước đầu tư tập trung dứt điểm vào các KCN với công nghệ tiên tiến nhằm đạt hiệu quả cao Phát triển các ngành và các KCN nhằm tạo động lực cho toàn vùng . BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ 3.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của vùng Phạm vi lãnh thổ bao gồm 14 tỉnh, TP: BTBộ (6) và DHNTB (8). Đây là vùng lãnh thổ dài nhất và hẹp. Mây và phụ cận gồm Văn Xá (VLXD), Vĩ Dạ, Tân Mỹ (CB' hải sản), Thuận An (CNCB' hải sản, CN nhẹ ~ 200ha); Phú Bài (200 ha, gạch men sứ, CN nhẹ, điện tử). b. Duyên hải Nam Trung Bộ ●. cho đường biển, đường bộ và đường sắt Bắc - Nam. Hàng hóa vận chuyển hiện nay, từ P .Bắc vào là sản phẩm công nghệ tiêu dùng, xi măng từ P .Nam ra là muối, gỗ + Tuyến S.Mã và S.Chu: tuyến này bao

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan