Nối đất chống sét trạm biến áp

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP 3P1000kVA CẤP ĐIỆN CHO HỘ KINH DOANH LÊ THÁI HÀ, ẤP GÀNH DẦU, HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 34)

IV. Nội dung nghiên cứu

6.2Nối đất chống sét trạm biến áp

Đối với trạm biến áp có dung lượng 1000kVA mạng trung áp 22kV có hệ thống chống sét chủ yếu là chống sét van để bảo vệ quá điện áp (điện áp xâm nhập) cho cuộn sơ cấp máy biến áp hay còn gọi là chống sét gián tiếp.

Hệ thống nối đất cho bộ chống sét van này phải độc lập và các ly với hệ thống nối đất của trạm biến áp. Nhằm đảm bảo sự an toàn, tránh điện áp xâm nhập ua máy biến áp. Cho nên, việc thiết kế cho hệ thống này chỉ mang tính nối đất để xả lượng điện áp dư trên hệ thống khi có xâm nhập

Chọn 01 cọc tiếp đất mạ đồng loại phổ biến trên thị trường là d = 16x2400mm chôn thẳng đứng cách mặt đất 0,8m và được kết nối với nhau thông qua sợi dây dẫn bằng đồng tiết diện 25mm2 dẫn từ chống sét van xống cọc tiếp đất được luồng vào ống PVC cách điện. (đính kèm bản vẽ)

35

Hình 6.3: Sơ đồ nối đất chống sét trạm biến áp

Chương VII

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1. Kết luận

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẻ của nước ta, việc sử dụng năng lượng điện năng chiếm một vị trí không nhỏ trong sự phát triển của đất nước. Tìm hiểu thiết kế cũng như cách khắc phục các sự cố liên quan đến hệ thống điện là hết sức cần thiết bởi hiện nay vấn đề cung cấp điện năng liên tục không bị gián đoạn được đặt lên hàng đầu.

Thiết kế cung cấp điện cho một công trình là hết sức cần thiết, nó có thể tác động đến chất lượng của một công trình. Cho nên việc thiết kế cung cấp điện là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cung cấp điện, tin cậy.

Việc Tính toán, thiết kế TBA 3P-1000kVA Cấp điện cho hộ kinh doanh Lê Thái Hà. Ấp Gành Dầu, xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là cần thiết phục vụ cho việc sản xuát kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế, mặc khác làm tăng sản lượng điện thương phẩm cho ngành điện.

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đồ án đối với nhóm chúng em có một số nhận xét như sau:

- Đồ án giúp chúng em nâng cao kỹ năng nghiên cứu, tự nghiên cứu trong học tập cũng như trong công việc.

36

- Hỗ trợ chúng em tổng hợp kiến thức trong các học phần đã qua để chuẩn bị cho các học phần chuyên ngành quan trọng tiếp theo.

- Hiểu được quy trình tính toán, phương thức và các bước thực hiện một đồ án môn học.

- Xác định được mục tiêu của ngành nghề mà chúng em theo đuổi.

- Tạo động lực cho chúng em tiếp tục nghiên cứu các học phần chuyên ngành để hoàn thành tốt khóa học.

7.2 Kiến nghị

Qua đồ án học phần với sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn chúng em nhận thấy bản thân có những kiến nghị như sau:

- Trong thời gian tới nhà trường và khoa tiếp tục triển khai các đồ án, nghiên cứu thực tế nhiều hơn, để chúng em có thể tiếp cập thực tế và ứng dụng vào công việc được tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Huỳnh Nhơn, “Thiết kế nhà máy điện và trạm biến áp (Phần điện)” – NXB Đại Học Quốc Gia TPHCM.

[2] Hoàng Hữu Thận, “Hướng dẫn thiết kế đường dây tải điện” – NXB Khoa Học & Kỹ Thuật.

[3] Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Mạnh Hoạch, “Hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp công nghiệp, đô thị và nhà cao tầng” – NXB Khoa Học & Kỹ Thuật.

[4] Ngô Hồng Quang, “Sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện từ 0.4 đến 500kV” – NXB Khoa Học & Kỹ Thuật.

[5] Nguyễn Xuân Phú, “Hệ thống cung cấp điện” – NXB Khoa Học & Kỹ Thuật. [6] Quyết định 1727/QĐ-EVN SPC ngày 18/06/2015 của Công ty điện lực miền Nam “V/v ban hành tiêu chuẩn công tác lưới điện phân phối trên không trong Công ty điện lực miền Nam”.

[7] Quyết định số: Quyết định số 2608/QĐ EVN- SPC ngày 05/09/2015 của Công ty điện lực miền Nam “V/v ban hành đặc tính kỹ thuật máy biến áp phân phối, dây dẫn và cáp điện trong Công ty điện lực miền Nam”.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP 3P1000kVA CẤP ĐIỆN CHO HỘ KINH DOANH LÊ THÁI HÀ, ẤP GÀNH DẦU, HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 34)