Dược thiện hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy Trong y học cổ truyền, tiêu chảy thuộc phạm vi các chứng bệnh như “tiết tả”, “phúc tả”, “hậu tiết”, “chú hạ”, “hạ lỵ” do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Để phòng chống chứng bệnh này, ngoài việc dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp , người xưa còn nghiên cứu, lựa chọn và phối hợp các thực phẩm và dược liệu để chế biến thành các món ăn – bài thuốc (dược thiện) nhằm mục đích hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe sau khi bị bệnh. Bài viết này xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng. Bài 1: Gừng tươi nướng 6g, bạch truật 15g, gạo tẻ 30g, một chút tiểu hồi và hạt tiêu. Các vị thuốc cho vào túi vải, buộc kín miệng rồi đem sắc trong 20 phút. Sau đó, bỏ bã lấy nước, đổ gạo vào ninh thành cháo, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: ôn trung kiện tỳ, tán hàn lợi thấp, dùng cho trường hợp bị tiêu chảy do hàn thấp biểu hiện bằng các triệu chứng bụng lạnh đau và đầy trướng, chườm nóng thì đỡ, đi ngoài nhiều lần, phân tóe như nước, sợ lạnh, tay chân lạnh, mình mẩy nặng nề, mệt mỏi Bài 2: Cá diếc 250g, gừng tươi 30g, trần bì 10g, hạt tiêu 3g, gia vị vừa đủ. Cá diếc làm sạch, các vị thuốc thái vụn, cho vào túi vải, buộc kín miệng rồi nhét vào bụng cá, cho cá vào nồi chế nước vừa đủ, hầm thật nhừ bằng lửa nhỏ, khi được chế thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: ôn trung tán hàn, kiện tỳ lợi thấp, dùng cho trường hợp tiêu chảy do hàn thấp (như bài 1) và bồi bổ sức khỏe sau khi bị bệnh. Bài 3: Rau sam tươi (mã xỉ hiện) 50g, gạo tẻ 50g. Rau sam rửa sạch, thái nhỏ; gạo tẻ vo sạch. Hai thứ cho vào nồi, đổ chừng 800ml nước rồi ninh thành cháo, chế đủ gia vị ăn nóng. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi thấp chỉ tả, dùng cho trường hợp bị tiêu chảy do thấp nhiệt biểu hiện bằng các triệu chứng đau quặn bụng nhất là khi đi ngoài, đi xong thì đỡ đau, phân lỏng hôi có nhầy cuối bãi, mót rặn, rát nóng hậu môn, phát sốt, khát nước, hơi thở hôi, tiểu tiện sẻn đỏ, rêu lưỡi dày nhờn và có màu vàng Bài 4: Lá dưa chuột tươi 1.000g, đường trắng 500g. Lá dưa chuột rửa sạch, thái vụn, đem sắc trong 60 phút rồi bỏ bã lấy nước, đem cô thật đặc bằng lửa nhỏ, sau đó cho đường trắng vào thấm hết dịch thuốc rồi đem sấy thật khô, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần lấy 10g bột thuốc hòa với nước nóng uống. Công dụng: thanh nhiệt lợi thủy, kiện tỳ chỉ tả, dùng cho trường hợp tiêu chảy do thấp nhiệt (như bài 3). Bài 5: Hoa đậu ván trắng 30g, trứng gà 2 quả, gia vị vừa đủ. Đập trứng vào bát, cho hoa đậu ván trắng vào, chế đủ gia vị, đánh đều rồi tráng chín, ăn nóng. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, hóa thấp chỉ tả, dùng cho trường hợp tiêu chảy do thấp nhiệt (như bài 3) và bồi bổ sức khỏe sau khi bị bệnh. Bài 6: Hoa đậu ván trắng 60g, lá trà 12g. Hoa đậu ván trắng sao đen rồi đem hãm với lá trà lấy nước uống trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, hóa thấp, chỉ tả, dùng cho trường hợp tiêu chảy do thấp nhiệt (như bài 3). Bài 7: Cà rốt tươi 2 củ, sơn tra sao 15g, đường đỏ lượng vừa đủ. Cà rốt rửa sạch, thái vụn rồi đem sắc kỹ cùng với sơn tra, khi được bỏ bã, chế thêm đường đỏ, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: thuận khí tiêu thực, hóa tích chỉ tả, dùng cho trường hợp bị tiêu chảy do thương thực biểu hiện bằng các triệu chứng bụng sôi, đầy trướng và đau, ợ hơi ợ chua nhiều, đi ngoài nhiều lần phân lỏng mùi hôi khẳn, sau khi đại tiện thì đỡ đau, rêu lưỡi trắng dày Nguyên nhân do ăn uống nhiều đồ béo bổ, khó tiêu, không bảo đảm vệ sinh. Bài 8: Thần khúc 15g, gạo tẻ 100g. Đem thần khúc sắc với 200ml nước, cô lại còn 100ml thì bỏ bã lấy nước ninh với gạo thành cháo, chế thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: kiện tỳ, tiêu thực, chỉ tả, dùng cho trường hợp bị tiêu chảy do thương thực. Bài 9: Lai phục tử 9g, kê nội kim (màng trong mề gà) 6g, bột hoài sơn 50g. Đem lai phục tử và kê nội kim sắc kỹ trong 20 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, cho bột hoài sơn vào nấu chín, chế thêm một chút đường đỏ, ăn nóng. Công dụng: thuận khí tiêu thực, kiện tỳ chỉ tả, dùng cho trường hợp tiêu chảy do thương thực. Bài 10: Hoàng kỳ 100g, hoài sơn 100g, hạt sen bỏ tâm 50g. Đem hoàng kỳ sắc kỹ lấy nước bỏ bã rồi cho hoài sơn và hạt sen vào ninh thật nhừ thành cháo, chế đủ gia vị ăn nóng. Công dụng: kiện tỳ ích vị, chỉ tả, dùng để bồi bổ sức khỏe và dự phòng tái phát sau khi bị tiêu chảy. Bài 11: Bạch biển đậu 50g, ý dĩ 50g, hạt sen 50g, hồng táo bỏ hạt 20g, long nhãn 50g, khiếm thực 30g, gạo nếp 100g, đường đỏ lượng vừa đủ. Tất cả đem ninh nhừ thành cháo, chế thêm đường đỏ, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: kiện tỳ ích vị, bổ thận hóa thấp, dùng để bồi bổ sức khỏe và dự phòng tái phát sau khi bị tiêu chảy. Ngoài ra, kinh nghiệm dân gian còn sử dụng các loại trà dược có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sáp tràng chỉ tả để hỗ trợ điều trị tiêu chảy như trà búp ổi, trà búp sim, trà vỏ quả lựu, trà vỏ quả măng cụt . Dược thiện hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy Trong y học cổ truyền, tiêu chảy thuộc phạm vi các chứng bệnh như “tiết tả”, “phúc tả”, “hậu tiết”, “chú. phòng tái phát sau khi bị tiêu chảy. Ngoài ra, kinh nghiệm dân gian còn sử dụng các loại trà dược có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sáp tràng chỉ tả để hỗ trợ điều trị tiêu chảy như trà búp ổi,. liệu để chế biến thành các món ăn – bài thuốc (dược thiện) nhằm mục đích hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe sau khi bị bệnh. Bài viết này xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để bạn đọc