1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thuốc tiêu đờm và hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp pot

8 680 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 164,6 KB

Nội dung

Thuốc tiêu đờm và hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp Thuốc tiêu đờm và hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp là thứ rất cần cho nhiều người bệnh từ trẻ sơ sinh đến cụ già, nhất là trong mùa đông xuân và những khi thay đổi thời tiết. Trên thị trường thuốc nước ta có nhiều loại thuốc có tác dụng này, trong đó các loại thuốc tiêu đờm do tác dụng làm gãy cầu nối disulfure của các glycoprotein chiếm 90% tổng số các loại thuốc tiêu đờm. Chúng có những đặc điểm chung và những đặc điểm riêng rất khác nhau. Đặc điểm chung Cơ chế tiêu đờm: Chúng làm gãy cầu nối disulfure của các glycoprotein (còn gọi là mucoprotein) làm cho tan chất nhày nhớt đặc quánh; nếu chất này ở bộ phận hô hấp được gọi là đờm cần được tống ra khỏi bộ máy hô hấp nhờ tác dụng cơ học của phản xạ ho. Trong khi đó chất nhày bảo vệ dạ dày cũng bị phá vỡ (vì cùng loại glycoprotein) do đó tránh dùng cho người có viêm loét dạ dày tá tràng tiến triển. Tránh dùng phối hợp với thuốc giảm ho. Tránh dùng với thuốc giảm tiết phế quản. Tác dụng ngoại ý: Có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày; nếu có, cần giảm liều. Liệu trình dùng thuốc: Nếu không có chỉ định của bác sĩ chỉ nên dùng thuốc từ 3-7 ngày. Các loại thuốc tiêu đờm do tác dụng làm gãy cầu nối disulfure của các glycoprotein Hoạt chất thuộc loại này có: ambroxol; bromhexin; carbocystein; acetrylcystein; N, S - Methyl diacetylcysteinate Do khuôn khổ bài báo chúng tôi đề cập đến 4 chất thông dụng. Ambroxol: Ambroxol là một trong 10 chất chuyển hóa của bromhexin có tác dụng tiêu nhày, long đờm. Khi vào cơ thể, ambroxol hấp thụ nhanh và gần như hoàn toàn, khuyếch tán nhanh từ máu đến các mô, có nồng độ thuốc cao nhất trong mô phổi. 2 giờ sau khi uống, thuốc đạt nồng độ tối đa trong huyết tương; sinh khả dụng đạt 70%. Ambroxol gia tăng sản xuất chất diện hoạt ở phổi, ở niêm mạc xoang và tai mũi họng, kích thích hoạt động của hệ lông chuyển làm tăng sự thanh thải chất nhày ở đường hô hấp và các xoang tai mũi họng. Khi phối hợp với kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng như amoxicillin, ampicillin, cephalexin, cefuroxim, erythromycin, doxycyclin. Ambroxol sẽ làm tăng độ tập trung của kháng sinh tại mô nhiễm khuẩn. Ngoài ra, ambroxol không có tương tác bất lợi với bất cứ thuốc nào khác dùng cùng lúc. Chỉ định: Các bệnh cấp và mãn tính đường hô hấp có đờm. Đặc biệt trong các đợt cấp tính của viêm phế quản mạn, hen phế quản, viêm phế quản dạng hen, viêm xoang tai mũi họng, viêm tai giữa tiết dịch. Bệnh bụi phổi, viêm thanh quản cấp và mạn. Phòng các biến chứng phổi cho bệnh nhân sau cấp cứu, sau mổ. Hỗ trợ kháng sinh khi nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp. Làm sạch phế quản để chụp Xquang. Chống chỉ định: Quá mẫn với ambroxol, ho ra máu và các điều “tránh” đã nói ở phần đặc điểm chung. Thận trọng: Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Dạng thuốc: Viên 30mg, dung dịch uống 15mg/5ml. Dung dịch tiêm 15mg/2ml. Biệt dược: Ngoài tên ambroxol còn có các biệt dược ambril, ambro, bronchopront, halixol, mucosolvan, muxol, mubroxol, mucolyse, sekrol. Đó là chưa kể tên các biệt dược phối hợp giữa ambroxol với các dược chất khác. Bromhexin hydroclorid: Bromhexin là chất điều hòa và tiêu nhày đường hô hấp. Thức ăn làm tăng sinh khả dụng của bromhexin (nên uống thuốc ngay sau khi ăn) sinh khả dụng của thuốc đường uống chỉ đạt 25%, thời gian thuốc bắt đầu có tác dụng chậm, phải 2-3 ngày (48-72 giờ) sau mới có hiệu lực trên lâm sàng (nếu tiêm, chỉ sau 15 phút là có tác dụng). Khi vào cơ thể, bromhexin chuyển hóa chủ yếu ở gan thành 10 chất khác nhau, trong đó ambroxol là chất có hoạt tính tiêu nhày, long đờm và làm tăng nồng độ kháng sinh trong mô phổi và phế quản. Chỉ định: Như ambroxol; trừ các trường hợp hen phế quản, viêm phế quản dạng hen. Chống chỉ định: Quá mẫn với bromhexin; người có bệnh hen và tiền sử có bệnh hen và các điều “tránh” đã nói ở phần đặc điểm chung. Thận trọng: Người bệnh suy gan, suy thận nặng. Người cao tuổi, người quá yếu không có sức khạc đờm. Phụ nữ mang thai hoặc đang thời kỳ cho con bú. Dạng thuốc: Viên 8mg và 4mg, cồn ngọt, xirô. Thuốc tiêm: ống 2ml = 4mg. Biệt dược: Ngoài tên bromhexin còn có các biệt dược: bidivon, bisolvon, bivo, bixovom, broma, disolvon, dosulvon, mucine, paxirasol đó là chưa kể các biệt dược phối hợp giữa bromhexin với các dược chất khác. Carbocystein: Carbocystein là chất tiêu nhày đường hô hấp giúp khạc đờm dễ dàng, giảm ho, giảm viêm, giảm khó thở. Carbocystein làm tăng hấp thu của natri amoxicillin nếu dùng cùng lúc. Chỉ định: Các bệnh cấp, mãn tính đường hô hấp (trên hoặc dưới) có tăng tiết chất nhày như: viêm phế quản (cấp và mãn) viêm thanh quản. Khí phế thũng, giãn phế quản, viêm xoang, mũi, tai, chảy dịch ống tai, giảm tăng tiết dịch trước phẫu thuật. Chống chỉ định: Quá mẫn với carbocystein. Phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ cho con bú. Trẻ sơ sinh và trẻ còn bú (nhũ nhi) dưới 12 tháng và các điều “tránh” đã nói ở phần đặc điểm chung. Dạng thuốc: Viên 375mg xirô người lớn 5%. Xirô trẻ em 2%, hỗn dịch uống 2%. Biệt dược: Ngoài tên carbocystein có các biệt dược như: flemex, fluditex 2% và 5%. Mucopront, mucusan, rhinathiol, solmux, solmuxpediatric đó là chưa kể các biệt dược phối hợp giữa carbocystein với các dược chất khác. Acetylcystein: Acetylcystein có tác dụng điều hòa tiết nhày, tiêu nhày (như cơ chế đã nói ở trên). Khôi phục nồng độ glutathion của gan do cơ chế, khi vào cơ thể acetylcystein được gan khử thành cystein; cystein kích thích gan tổng hợp glutathion, khôi phục nồng độ glutathion của gan bị suy giảm vì phản ứng khử độc chất do chuyển hóa của paracetamol (N - acetyl - benzoquinonimin) thành chất không độc. Do đó acetylcystein được sử dụng để giải độc khi quá liều paracetamol (tiêm truyền tĩnh mạch hoặc uống acetylcystein liều cao). Tương kỵ: Acetylcystein là chất khử nên tương kỵ với các chất chống ôxy hóa (trong thuốc, thức ăn, thức uống); tương kỵ với các chất đồng, sắt, niken và cao su (kể cả tiếp xúc với dụng cụ chứa các chất này). Tương kỵ lý hóa với một số kháng sinh như natri ampicillin, penicillin, oxacillin, tetracyclin, erythromycinlactobionat, amphotericin B, oleandomycin. Do đó cấm dùng cùng lúc các chất nói trên với acetylcystein (muốn dùng phải cách xa 3 giờ, sau khi uống acetylcystein). Chỉ định: Điều trị các chứng rối loạn về tiết dịch của niêm mạc đường hô hấp và tai mũi họng. Tiêu nhày nhớt trong bệnh nhày nhớt (mucoviscidocis). Điều trị viêm kết mạc khô (hội chứng Sjogren) còn gọi là chứng không có nước mắt (dùng thuốc nhỏ mắt dung dịch 5%). Giải độc khi quá liều paracetamol (tiêm truyền tĩnh mạch hoặc uống dung dịch acetylcystein 5%. Dùng càng sớm càng tốt, trong khoảng 8 giờ sau khi ngộ độc thì có hiệu quả. Nếu quá 15 giờ thì không hiệu quả, tốt nhất là đường uống. Chống chỉ định: Tiền sử hen (với tất cả các dạng thuốc: tiêm, uống, nhỏ mắt, hít chứa acetylcystein) và các điều “tránh” đã ghi ở phần đặc điểm chung. Thận trọng: Giám sát chặt chẽ người dùng acetylcystein có nguy cơ hen, nếu có phải ngừng thuốc ngay và dùng thuốc phun mù giãn phế quản như salbutamol để cấp cứu. Tiêm truyền quá nhanh hoặc liều quá cao acetylcystein có thể tử vong trong khi điều trị nhiễm độc paracetamol. Dạng thuốc: Viên, gói bột uống hoặc cốm uống. Thuốc tiêm dung dịch 20%, nhỏ mắt dung dịch 5% (chỉ có trong bệnh viện). Biệt dược: Ngoài tên acetylcystein có nhiều biệt dược như: ACC, acemux, exomuc, mitux, meko mucosol, mucolator, mucomyst, mysoven, turant. . Thuốc tiêu đờm và hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp Thuốc tiêu đờm và hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp là thứ rất cần cho nhiều người bệnh từ trẻ sơ sinh đến cụ. acetylcystein). Chỉ định: Điều trị các chứng rối loạn về tiết dịch của niêm mạc đường hô hấp và tai mũi họng. Tiêu nhày nhớt trong bệnh nhày nhớt (mucoviscidocis). Điều trị viêm kết mạc khô (hội chứng. là chất điều hòa và tiêu nhày đường hô hấp. Thức ăn làm tăng sinh khả dụng của bromhexin (nên uống thuốc ngay sau khi ăn) sinh khả dụng của thuốc đường uống chỉ đạt 25%, thời gian thuốc bắt

Ngày đăng: 02/08/2014, 12:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w