KỸ NĂNG THỰC HÀNHPHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ Phân tích số liệu thống kê là dựa vào một hoặc nhiều bảng thống kê để rút ra những nhận xét cần thiết và giải thích nguyên nhân.. Khi phâ
Trang 1KỸ NĂNG THỰC HÀNH
(PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ)
Phân tích số liệu thống kê là dựa vào một hoặc nhiều bảng thống kê để rút ra những nhận xét cần thiết và giải thích nguyên nhân
Khi phân tích số liệu thống kê cần chú ý:
- Đọc kỹ đề thi để thấy được yêu cầu và phạm vi cần phân tích
- Cần tìm ra tính quy luật hay mối liên hệ nào đó giữa các số liệu
- Không được bỏ sót các dữ liệu Giống như trong các bài toán, các số liệu đã được khái quát hóa và có ý đồ rõ ràng Nếu bỏ sót số liệu sẽ dẫn đến việc phân tích thiếu chính xác hoặc có những sai sót đáng tiếc
- Cần bắt đầu bằng việc phân tích các số liệu có tầm khái quát cao (số liệu mang tính tổng thể ), sau đó phân tích các số liệu thành phần
- Tìm những giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình Đặc biệt chú ý tới những số liệu mang tính đột biến (tăng hoặc giảm )
- Có thể phải chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối để dễ so sánh, phân tích, tổng hợp
- Tìm mối quan hệ giữa các số liệu theo cả hàng ngang và hàng dọc
- Việc phân tích số liệu thống kê thường gồm hai phần:
+ Nhận xét về các diễn biến và mối quan hệ của các số liệu
+ Giải thích nguyên nhân của các diễn biến hoặc mối quan hệ đó Thường phải dựa vào những kiến thức đã học để giải thích
NGUYÊN TẮC ĐỌC BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU
- Phải sử dụng hết số liệu đã cho
- Nhận xét theo hàng ngang để có kết luận chung về sự phát triển theo thời gian
- Nhận xét từng giai đoạn và giải thích
- Nếu cột dọc có nhiều đối tượng thì xem xét số lượng từng cột để xếp hạng đối tượng
- Sau khi xếp hạng, tìm quan hệ của các cột kế bên để đưa ra nhận xét
- Tìm các cực đại, cực tiểu, từ đó phân ra các giai đoạn theo thời gian để nhận xét và giải thích
- Khi cần phải biết thực hiện phép tính hợp lý để tìm ra tỷ số mới và sử dụng tỷ số này để so sánh, nhận xét
- Khái quát hết mọi mối liên hệ cơ bản nhất để đưa đến kết luận chung
CÁCH NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH CÁC BẢNG THỐNG KÊ
1 NHẬN XÉT CHUNG
Trang 2Nhận xét sự tăng giảm của bảng thống kê theo thời gian hoặc theo từng vùng, từng khu vực kinh tế
• Nhận xét sự tăng giảm theo thời gian có 3 cách:
+ tăng liên tục theo thời gian VD:
Bảng 1:
Năm 1901 1956 1981 1989 2001 Dân số (triệu người) 13 27,5 54,9 64,4 78,6 + giảm liên tục VD:
Bảng 2:
Năm 1940 1960 1970 1983 2000
DT bình quân đất NN (ha) 0,2 0,16 0,15 0,13 0,12 + tăng (giảm)không ổn định VD:
Bảng 3:
Năm 1935 1955 1965 1975 1985 2000 Sản lượng lúa (triệu
tấn) 7 6,2 11,1 10,5 15,9 32,5
• Với các bảng thống kê thể hiện cơ cấu ngành, vùng lãnh thổ, ta nhận xét các vùng ngành lớn nhất nhỏ nhất như bảng sau:
Bảng 4:
Khu vực Tỷ lệ diện tích (%) Tỷ lệ dân số (%) Miền núi và trung du Bắc
Đồng bằng Sông Hồng 3,7 19,4 Duyên hải miền Trung 29,1 24,4 Tây Nguyên 17 4,3 Đông Nam Bộ 7,1 12,8 Đồng bằng Sông Cửu Long 12 22
2 NHẬN XÉT TỪNG GIAI ĐOẠN, TỪNG CỘT, TỪNG KHU VỰC… VÀ GIẢI THÍCH
• Phân chia giai đoạn:
Vd:
Bảng 1 chia 3 giai đoạn
Năm 1901 – 1956: Tăng chậm, tăng bao nhiêu? Thời gian máy năm? Lý do?
Trang 3Bảng 2 cũng chia 3 giai đoạn
Bảng 3: chia 4 giai đoạn
• Giải thích:
- Lý do tăng
+ Đất nước hòa bình, kinh tế phát triển (giai đoạn 2, bảng 3)
+ Đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước qua các Đại hội VI (1986), VII (1991), VIII (1996) như ở giai đoạn 4, bảng 3
+ Aùp dụng khoa học kỹ thuật làm cho năng suất tăng, sản lượng tăng (giai đoan 4, bảng 3) + Dân số tăng nhanh do tỷ lệ sinh cao (bảng 1)
+ …
- Lý do giảm
+ Chiến tranh nên diện tích giảm, sản lượng giảm (giai đoạn 1, 3 bảng 3)
+ Thiên tai (hạn hán, bão lũ, …) nên diện tích giảm, sản lượng giảm
+ Dân số tăng nên bình quân diện tích đất, lương thực/đầu người… giảm
+ …
Suy nghĩ, kết hợp với kiến thức đã học để tìm lý do thích hợp
VÍ DỤ:
ĐỌC BẢNG THỐNG KÊ ĐƠN GIẢN
1 nhận xét và giải thích sản lượng lúa của nước ta theo bảng thống kê dưới đây (bảng 3):
Năm 1935 1955 1965 1975 1985 2000 Sản lượng lúa (triệu
tấn) 7 6,2 11,1 10,5 15,9 32,5
- Nhận xét theo hàng ngang: trong 65 năm, sản lượng lúa nước ta tăng nhanh nhưng thiếu ổn định Năm 2000 gấp hơn 4,6 lần năm 1935
- Nhận xét theo giai đoạn và giải thích;
2 nhận xét và giải thích sự gia tăng dân số của nước ta qua bảng thống kê số liệu dưới đây: Thời kỳ Tỷ suất sinh %o Tỷ suất tử %o Tỷ lệ gia tăng TN %
Năm 1986 27,8 6,9 2,09
+ Nhận xét theo từng cột:
- tỷ suất sinh rất cao thời Pháp thuộc, giảm nhanh đến 1986 là 27,8%o
- tỷ suất tử thời Pháp thuộc rất cao, giảm nhanh đến 1986 còn 6,9%o
- tỷ lệ tăng tự nhiên cao nhất 2,8% (1945-1975), thấp nhất thời kỳ Pháp thuộc (1,5%), năm
1986 tỷ lệ tăng tự nhiên giảm còn 2,09%
+ Nhận xét theo từng giai đoạn và giải thích:
Trang 4- thời Pháp thuộc tỷ lệ tăng tự nhiên thấp (1,5%) vì tỷ suất sinh cao và tỉ suất tử cũng cao, do chính sách bóc lột hà khắc của thực dân Pháp
- thời kỳ 45-75 tỷ lệ sinh cao nhất vì tỷ suất tử giảm nhanh (còn 12%o) do Đảng và nhà nước hết sức chăm lo cho sức khỏe và đời sống nhân dân Đây còn gọi là thời kỳ bùng nổ dân số
- 1986 tỷ lệ tăng tự nhiên giảm còn 2,09% do tỷ suất sinh giảm nhanh Do Đảng và nhà nước phát động cuộc vận động kế hoạch hóa gia đình có hiệu quả Tỷ suất tử giảm đến mức thấp nhất (6,9%o)
3 dựa vào số liệu gia tăng dân số dưới đây (bảng 1), nhận xét và giải thích
+ Nhận xét chung: dân số nước ta tăng nhanh, năm 2001 tăng hơn năm 1901 là 65,6 triệu người + Nhận xét qua các giai đoạn:
- 1901 – 1956: dân số nước ta tăng chậm, tăng gấp đôi (14,5 triệu) trong 55 năm vì mặc dù tỷ lệ sinh cao nhưng tỷ lệ tử cũng cao
- 1956 – 1981: dân số nước ta tăng rất nhanh, tăng gấp đôi trong 25 năm vì tỷ lệ sinh còn cao, tỷ lệ tử giảm nhanh (12%o), do đất nước trong giai đoạn hòa bình và nhà nước chăm sóc tốt về mặt y tế và đời sống nhân dân
- 1981 – 2001: dân số tăng nhanh (23,7 triệu) trong 20 năm, do đời sống nhân dân được nâng cao, y tế phát triển, tỷ lệ tử giảm thêm 6 – 7%o và việc kế hoạch hóa gia đình được thực hiện tốt trong nhân dân
4 dựa vào cơ cấu các nhóm tuổi của nước ta năm 1999:
- dưới độ tuổi lao động: 33,1%
- trong độ tuổi lao động: 59,3%
- ngoài độ tuổi lao động: 7,6%
Hãy nhận xét về gia tăng dân số, nguồn lao động, tuổi thọ của nước ta
Nhận xét và giải thích:
- Dân số nước ta thuộc loại dân số trẻ vì số dân dưới độ tuổi lao động cao (33,1%), trong độ tuổi lao động rất cao (53,9%), ngoài độ tuổi lao động thấp
- Dân số nước ta tăng nhanh do tỷ lệ người dưới tuổi lao động cao, trong độ tuổi sinh đẻ lớn
- Nguồn lao động dồi dào (59,3%) tiếp thu khoa học kỹ thuật công nghệ nhanh, đó vừa là nguồn lợi lớn của đất nước vừa là khó khăn về xã hội vì nền kinh tế nước ta phát triển chưa cao
- Tuổi thọ tb còn thấp vì số người ngoài tuổi lao động chiếm tỷ lệ nhỏ
5 Theo số liệu hiện trạng các loại đất của nước ta năm 2000 dưới đây:
Đất nông nghiệp 28,4%
Đất lâm nghiệp 35,2%
Đất ở và đất chuyên dùng 6%
Đất chưa sử dụng 30,4%
Trang 5Dựa vào kiến thức đã có, hãy cho biết xu hướng thay đổi tỷ lệ của từng loại đất? Giải thích tại sao?