1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiết 44 - Bài 39: vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

5 485 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 122 KB

Nội dung

VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ I.. - Hiểu được vấn đề đặt ra và đang được giải quyết để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, thể hiện cụ thể ở các ngành kinh tế và

Trang 1

VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ

I MỤC TIÊU

Sau bài học, HS cần:

1 Về kiến thức

- Biết được những thế mạnh và hạn chế của Đông Nam Bộ để phát triển kinh tế - xã hội

- Hiểu được vấn đề đặt ra và đang được giải quyết để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, thể hiện cụ thể ở các ngành kinh tế và ở việc phát triển tổng hợp kinh tế biển

2 Về kĩ năng

- Xác định được trên bản đồ các đối tượng địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội tạo nên những điểm đặc trưng của vùng

II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt nam

- Bản đồ treo tường Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

- Atlat Địa lí Việt nam

III HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1 Hỏi bài củ

Không hỏi vì mới học bài thực hành

2 Định hướng bài học

GV đặt vấn đề: " Đông Nam bộ là vùng có diện tích vào loại nhỏ nhất so với các vùng

khác, dân số và lao động vào loại trung bình, nhưng dẫn đầu cả nước về nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội".

3 Bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái

quát chung

Hình thức: Cả lớp

GV: Yêu cầu HS, dựa vào thông tin

ở mục 1, hãy:

+ Nêu khái quát chung về vùng

Đông Nam Bộ.

1 Khái quát chung

- Đông Nam Bộ bao gồm Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu

- Vùng có diện tích vào loại nhỏ nhất so với các vùng khác (23,5 nghìn km2), nhưng dẫn đầu cả nước về nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội Điều này

§inh V¨n Thôc Page 1 of 5

Tr-êng THPT TrÇn Phó

TiÕt 44 - Bµi

39

Trang 2

+ Giải thích vì sao Đông Nam Bộ

là vùng dẫn đầu cả nước về nhiều

chỉ tiêu kinh tế - xã hội?

HS: Dựa vào thông tin ở mục 1 để

trả lời câu hỏi

GV: Bổ sung và ghi bảng

Hoạt động 2: Tìm hiểu các thế

mạnh của vùng.

Hình thức: Nhóm

GV: Tổ chức cho HS làm việc theo

nhóm và giao nhiệm vụ cho các

nhóm:

+ Nhóm 1: Dựa vào bản đồ trên

bảng và thông tin ở mục 2, hãy:

Xác định vị trí địa lí và phạm vi

lãnh thổ của vùng Qua đó nêu

những thuận lợi về vị trí trong phát

triển nền kinh tế mở của vùng.

+ Nhóm 2: Dựa vào thông tin ở

mục 2.b, hãy phân tích thế mạnh về

điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên

nhiên của vùng Đông Nam Bộ.

+ Nhóm 3: Dựa vào thông tin ở

mục 2.b, hãy phân tích thế mạnh về

điều kiện kinh tế - xã hội của vùng

Đông Nam Bộ.

HS: Dựa vào bản đồ và thông tin ở

mục 2 tiến hành trao đổi thảo luận

để hoàn thành nhiệm vụ được giao

và trình bày kết quả

GV: Chuẩn xác kiến thức đúng, bổ

sung và ghi bảng

một phần là dựa trên nguồn nguyên liệu tại chổ, nhưng phần lớn là ở chổ nhờ khai thác có hiệu quả các lợi thế của vùng

2 Các thế mạnh và hạn chế của vùng

2.1 Các thế mạnh

a Vị trí địa lí.

- Phía bắc giáp với Tây Nguyên, DHNTB, là những vùng giàu nguyên liệu cây công nghiệp lâm, thuỷ sản

- Phía Nam và tây, giáp đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm số 1 về LTTP

- Tây giáp Campuchia, giao lưu dể dàng bằng đường bộ và trong tương lai có thể trở thành cữa ngõ thông ra biển của các nước láng giềng

- Đông và Đông Nam giáp biển, giàu tiềm năng thuỷ sản, dầu khí và khả năng phát triển du lịch biển, hàng hải

- Đông Nam Bộ nằm trên đường hàng không của nhiều tuyến đường hàng không quốc tế

 Đông Nam Bộ có vị trí rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Sự thuận lợi này ngày càng được phát huy nhờ điều kiện giao thông vận tải của vùng ngày càng hiện đại, đã cho pháp Đông Nam Bộ mở rộng giao lưu trong và ngoài nước, mở rộng vùng cung cấp nguyên nhiên liệu cũng như tiêu thụ sản phẩm

b Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.

- Diện tích đất đỏ ba dan chiếm 40% diện tích tự nhiên của vùng, đất xám phân bố thành các mặt bằng lớn ở Tây Ninh và Bình Dương Khí hậu cận xích đạo và điều kiện thuỷ lợi được cải thiện… Đông Nam Bộ có nhiều tiềm năng to lớn về phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả trên quy mô lớn

- Đông nam Bộ gần các ngư trường lớn, đây là nơi

có điều kiện lí tưởng để xây dựng các cảng cá Ven biển có rừng ngập ặn, thuận lợi để nuôi trồng thuỷ

§inh V¨n Thôc Page 2 of 5

Tr-êng THPT TrÇn Phó

Trang 3

Hoạt động 4: Tìm hiểu các

hạn chế của vùng.

Hình thức: Cá nhân

GV: Yêu cầu HS, dựa vào thông tin

ở mục 2, hãy trình bày các hạn chế

của vùng

HS: Dựa vào thông tin ở mục 2 để

trả lời câu hỏi

GV: Chuẩn xác kiến thức đúng, bổ

sung và ghi bảng

Hoạt động 5: Tìm hiểu về vấn

đề khai thác lãnh thổ theo

chiều sâu

Hình thức: Nhóm

GV: Tổ chức cho HS làm việc theo

nhóm và giao nhiệm vụ cho các

nhóm

+ Nhóm 1: Dựa vào thông tin ở

mục 3.a, hãy phân tích vấn đề khai

thác lãnh thổ theo chiều sâu trong

công nghiệp

+ Nhóm 2: Dựa vào thông tin ở

mục 3.b, hãy phân tích vấn đề khai

thác lãnh thổ theo chiều sâu trong

khu vực dịch vụ

sản nước lợ

- Rừng tuy không nhiều, nhưng cũng đủ đáp ứng nhu cầu dân dụng của vùng

- Khoáng sản Nổi bật là dầu khí trên thềm lục, ngoài ra phải kể đến các mỏ đất sét vật liệu xây dựng, cao lanh là nguyên liệu để sản xuất gốm sứ

c Điều kiện kinh tế - xã hội.

- Vùng có nguồn tài nguyên chất xám lớn Tp Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước

- Vùng có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế

- Vùng có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc

tất cả những lợi thế của vùng trong phát triển kinh

tế - xã hội Vấn đề nổi lên ở đây là khai thác lãnh thổ theo chiều sâu

2.2 Các hạn chế của vùng.

Khó khăn lớn nhất của vùng là mùa khô kéo dài (có khi kéo dài tới 4 tháng, từ cuối tháng 11 đến hết tháng 4), nên thường xẩy ra tình trạng thiếu nước cho cây trồng, cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp (đặc biệt là mực nước trong các hồ thuỷ điện hạ xuống rất thấp)

3 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu

a Trong công nghiệp.

Được thể hiện ở việc:

- Phát triển mạnh những ngành công nghệ cao như: luyện kim, điện tử, chế tạo máy, tin học, háo chất, dược, thực phẩm

- Tăng cường cơ sở năng lượng Cơ sở năng lượng

đã từng bước được giải quyết nhờ sự phát triển của nguồn điện và mạng lưới điện

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: giai đoạn 1988

-2006, vùng đã thu hút số vốn đăng kí 42019,8 triệu USD Do vậy vấn đề môi trường luôn phải được

§inh V¨n Thôc Page 3 of 5

Tr-êng THPT TrÇn Phó

Trang 4

+ Nhóm 3: Dựa vào thông tin ở

mục 3.c, hãy phân tích vấn đề khai

thác lãnh thổ theo chiều sâu trong

nông, lâm nghiệp

+ Nhóm 4: Dựa vào thông tin ở mục

3.d, hãy phân tích vấn đề khai thác

lãnh thổ theo chiều sâu trong phát

triển tổng hợp kinh tế biển

HS: Dựa vào thông tin ở mục 3 tiến

hành trao đổi thảo luận để hoàn

thành nhiệm vụ được giao và trình

bày kết quả

GV: Chuẩn xác kiến thức đúng, bổ

sung và ghi bảng

+ Phát triển nguồn điện: Một

số nhà máy thuỷ điện đã được xây

dựng như Trị An (400 MW), Thác

Mơ (150 MW), Cần Đơn Các nhà

máy điện tuốc bin khí đã được xây

dựng và mở rộng, gồm Trung tâm

điện tuốc bin khí Phú Mỹ (Phú Mĩ

1, 2, 3, 4) trong đó lớn nhất là

trung tâm điện tuốc bin khí Phú Mỹ,

với tổng công suất thiết kế là 4000

MW Một số nhà máy nhiệt điện

chạy bằng dầu phục vu cho các

KCX cũng được đầu tư xây dựng

+ Phát triển lưới điện: Đường

dây siêu cao áp 500 kV Hoà Bình

-Phú Lâm được đưa vào vận hành

cùng với các trạm biến áp 500KV,

hàng loạt công trình 220KV cùng

các công trình trung và hạ thế… đã

có vai trò quan trọng trong việc đảm

bảo nhu cầu năng lượng cho vùng

quan tâm

b Trong khu vực dịch vụ.

Được thể hiện ở vấn đè phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ (thương mại, ngâm hàng, tín dụng, hàng hải, du lịch…) Đông Nam Bộ là vùng dẫn đầu cả nước về sự tăng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ

c Trong nông, lâm nghiệp

- Được thể hiện ở vấn đề xây dựng các công trình thuỷ lợi lớn Nhiều công trình thuỷ lợi đã được xây dựng như hồ Dầu Tiếng, dự án thuỷ lợi Phước Hoà được thực thi… Việc giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho vùng đất thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà sẻ tăng diện tích đất trồng trọt lên, hệ số sử dụng đất cây hàng năm củng tăng và khả năng đảm bảo lương thực, thực phẩm của vùng củng khá hơn và việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả

- Thay đổi cơ cấu cây trồng: Việc thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao hơn vị trí của vùng như là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước Đông Nam bộ trở thành vùng sản xuất chủ yếu về cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, mía, đỗ tương…

d Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam

Bộ, vì kinh tế biển gắn liền với kinh tế vùng ven biển

- Vấn đề này được thể hiện ở việc khai thác khoáng sản trên biển, khai thác sinh vật biển, du lịch biển

và giao thông vận tải biển

- Tuy nhiên cần chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển

và chế biến dầu mỏ

§inh V¨n Thôc Page 4 of 5

Tr-êng THPT TrÇn Phó

Trang 5

- Hãy nêu những thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế

- Hãy trình bày một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

V HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

GV yêu cầu HS về nhà:

+ Xem lại bài củ

+ Xem trước bài 39 để giờ sau học bài thực hành

§inh V¨n Thôc Page 5 of 5

Tr-êng THPT TrÇn Phó

Ngày đăng: 06/07/2014, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w