0
Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Đặc điểm phát triển của tế bào sinh dục

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ THÁT LÁT NOTOPTERUS NOTOPTERUS (PALLAS, 1769) Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 35 -38 )

5. Đặc tính sinh sản của cá Thát lát

5.6. Đặc điểm phát triển của tế bào sinh dục

Qua phân tích tổ chức học tuyến sinh dục của cá thát lát chúng tôi đã quan sát được các giai đoạn phát triển của tế bào tạo trứng và sinh tinh, đồng thời xác định được 6 giai đoạn phát triển sinh dục của chúng.

5.6.1. Đặc điểm phát triển của tế bào trứng

- Thời kì tổng hợp nhân: tế bào sinh dục trong thời kì này gồm noãn nguyên bào (là những tế bào trứng khởi đầu). Tế bào sinh dục cái có kích thước nhỏ, tuyến sinh dục cái gồm nhiều tế bào sếp xít nhau. Tế bào trứng có dạng nhiều cạnh khác nhau, không tròn. Nhân lớn, chiếm hầu hết thể tích của tế bào, bắt màu hồng, màng nhân rõ. Đường kính dao động trong khoảng 18 - 24µm, đường kính nhân 12 - 15µm

- Thời kì sinh trưởng sinh chất: Tế bào tăng nhanh về kích thước. Kích thước tế bào lớn, các tế bào sắp xếp gần nhau, các tế bào có dạng tròn đều hơn thời kì tổng hợp nhân. Nhân tròn, nằm lệch về một phía do nguyên sinh chất sinh trưởng không đều, bắt màu hồng. Tế bào chất thường có màu đỏ đặc trưng, hình thành những chấm nhỏ. Kích thước tế bào trứng 54 - 72µm. Đường kính nhân khoảng 26 - 34µm.

- Thời kì sinh trưởng dinh dưởng: Tế bào sinh dục cái bắt đầu tích lũy dinh dưỡng và năng lượng chuẩn bị cho quá trình đẻ trứng và nuôi phôi phát triển sau này. Sự phát triển của tế bào trứng cá thát lát được chia làm hai pha: Pha không bào hóa và pha tích lũy noãn hoàng.

+ Pha không bào hóa: Xuất hiện vào đầu thời kì sinh trưởng dinh dưỡng. Tế bào trứng có dạng hình cầu, đường kính xấp xỉ 100µm, các không bào nhỏ hình thành nhu các dạng bột, tròn, nằm giữa màng tế bào và nhân. Sau đó các không bào này lớn dần lên đẩy ra 2 phía (chủ yếu đẩy ra phía màng tế bào). Cuối pha không bào hóa, các không bào nằm sát màng tế bào. Nhân ở giữa nguyên sinh chất. Tế bào trứng tăng nhanh về kích thước, đường kính tế bào 115 - 450µm, nhân có đường kính từ 53µm - 85µm.

+ Pha tích lũy noãn hoàng: Xảy ra khi các hạt không bào đã phát triển mạnh. Noãn hoàng ban đầu hình thành một ít ở tế bào chất, gần màng tế bào là các chấm nhỏ li ti từng đám bắt màu hồng, sau đó chuyển vào bám sát màng nhân, chèn ép màng nhân làm cho nhân không tròn. Cuối pha này, màng nhân biến dạng và bắt màu nhạt, không bào kết thúc, tế bào có dạng rất tròn, nhân chuẩn bị lệch về phía lỗ microphylus- lỗ noãn sẽ là nơi cho tinh trùng chui vào trứng. Cuối thời kì tích lũy

dinh dưỡng, ở cá Thát Lát nghiên cứu, tế bào trứng có đường kính trung bình từ 672 - 802µm và đường kính nhân 87 - 95µm.

- Thời kì chín: Trong tế bào trứng tròn đều, các hạt noãn hoàng dính lại tạo thành các hạt lớn hơn, màng loc, nguyên sinh mỏng lại, màng Follicul rõ ràng. Microphylus dài ra, nhân lệch về phía Microphylus. Màng nhân mất hẳn, đường kính tế bào trứng tới 2138µm, đường kính nhân cũng tăng lên đạt 297µm.

5.6.2. Đặc điểm phát triển của tế bào sinh dục đực

Quan sát tiêu bản tổ chức học của tinh sào cá, chúng tôi nhận thấy quá trình sinh tinh qua 4 thời kì:

- Thời kì sinh sản: Tế bào sinh dục của những con đực là những tinh nguyên bào có dạng hình cầu, phân bố trên vách ống sinh tinh, có kích thước tương đối lớn là 13 -15µm và đường kính nhân 10,2 µm. Các tinh nguyên bào này sinh sản bằng cách phân chia nguyên nhiễm nhiều lần tạo thành một số lượng đáng kể các tinh nguyên bào. Do vậy kích thước các tinh nguyên bào cũng nhỏ dần.

- Thời kì sinh trưởng: Các tinh nguyên bào lớn nhanh về kích thước, biến đổi gọi là các tinh bào sơ cấp. Các tinh bào này tập trung thành đám và được bao bọc bởi màng chung gọi là nang. Trong dịch hoàn tinh bào sơ cấp có dạng hình cầu, kích thước tương đối đồng đều. Đường kính tế bào tinh sơ cấp từ 6,5 - 7µm. Kích thước tế bào sinh dục tăng lên.

- Thời kì chín: Các tinh bào sơ cấp phân chia 2 lần - lần 1 phân chia nguyên nhiễm, lần 2 phân chia giảm nhiễm hình thành nên các tinh tử với bộ NST đơn bội (n) và đạt kích thước 1,8 - 1,9µm . Do sự phân chia mà các tế bào rất lớn ở thời kì sinh sản đã hinh thành nhiều tinh tử có kích thước nhỏ ở cuối thời kì chín.

- Thời kì hình thành: Các tinh tử dần dần phát triển thành các tinh trùng. Sau khi hình thành các tinh trùng chuyển vào xoang chung của ống sinh tinh, chuẩn bị vào thời kì sinh sản của cá. Trong ống sinh tinh, ngoài các tinh trùng còn có các tinh tử. Tinh trùng có kích thước khoảng 1,2 - 1,4 µm. Số lượng tinh trùng khá lớn và thường chứa đầy trong ống sinh tinh.

Bảng 4.13. Kích thước tế bào và nhân tế bào của trứng và tinh trùng cá Thát lát qua các thời kì phát triển

Các giai đoạn phát triển

Kích thước tế bào trứng/ tinh trùng (µm) Kích thước nhân tế bào trứng/ tinh trùng (µm) I. Tế bào trứng Thời kì tổng hợp nhân 18 – 24 12 – 15

Thời kì sinh trưởng sinh chất 54 – 72 26 – 34 Thời kì sinh

trưởng dinh dưỡng

Pha không bào hóa 115 - 450 53 – 85 Pha tích lũy noãn hoàng 672 - 802 87 – 95

Thời kì chín 2138 297

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ THÁT LÁT NOTOPTERUS NOTOPTERUS (PALLAS, 1769) Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 35 -38 )

×