4. Đặc tính dinh dưỡng của cá Thát lát
4.4. Hệ số béo của cá Thát lát
Hệ số béo là giá trị để đánh giá mức độ đồng hóa thức ăn, chúng tôi sử dụng cả 2 phương pháp của Fulton (1902) và Clart (1928) để xác định mức độ chênh lệch của độ béo, mức độ tích lũy mỡ của cá. Kết quả thể hiện ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. Hệ số béo của cá Thát lát tính theo công thức Fulton (1920) và Clark (1928)
Nhóm tuổi Giới tính Hệ số béo của cá N (cá thể %) Fulton (1920) Clark (1928) n % 0+ Juv 7,622.10-4 7,0121.10-4 96 28,66 Đực 7,3295.10-4 6,8243.10-4 70 20,90 Cái 7,3421.10-4 6,7607.10-4 37 11,04 1+ Juv 8,5784.10-4 8,0765.10-4 13 3,88 Đực 8,015.10-4 7,5431.10-4 40 11,94 Cái 7,7325.10-4 7,0231.10-4 67 20,00 2+ Đực 5,9894.10-4 5,8183.10-4 4 1,19 Cái 5,4626.10-4 5,0101.10-4 8 2,39
Hệ số béo của cá Thát lát khác nhau giữa con đực và con cái trong cùng một nhóm tuổi, đồng thời khác nhau giữa các nhóm tuổi.
Trong cùng một nhóm tuổi, hệ số béo của con cái cao hơn con đực. Điều này liên quan đến việc tích lũy dinh dưỡng, để cung cấp năng lượng cho quá trình chín muồi sinh dục và sinh sản.
Từ kết quả qua bảng cho thấy, hệ số béo tư 2 công thức Fulton (1920) và Clark (1928) không có sự chênh lệch nhiều, nên sức chứa nội quan không lớn. Vì vậy, hệ số béo của cá phản ánh đúng độ béo trong cơ thể và phẩm chất đàn cá.
So sánh giữa các vùng Truồi, Nong và Cầu Hai cho thấy vùng Truồi có hệ số béo cao nhất, do nguồn thức ăn tự nhiên, điều kiện môi trường tốt, phù hợp với sự
phát triển của cá hơn (bảng PL.9). Từ đó đánh giá được chất lượng đàn cá khai thác địa phương này.