Tế bào tinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá Thát lát Notopterus notopterus (Pallas, 1769) ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 38 - 41)

Thời kì sinh sản 13 - 15 10,2

Thời kì sinh trưởng 15 - 18 6,5 – 7

Thời kì chín 1,8 – 1,9

Thời kì hình thành 1,2 – 1,4

5.6.3. Các giai đoạn CMSD của buồng trứng và tinh sào

Thống nhất với quan điểm của O. Xakun và A. Buskaia (1968) chúng tôi đã chia buồng trứng và tinh sào cá thát lát trãi qua 6 giai đoạn CMSD.

- Giai đoạn I: Tuyến sinh dục có dạng sợi chỉ, mạch máu chưa phát triển, không phân biệt được tuyến sinh dục đực cái bằng mắt thường.

Tổ chức học:

+ Đối với cá cái các tế bào trứng thời kì này chủ yếu vào thời kì tổng hợp nhân (Hình PL. 7).

+ Đối với cá đực các tinh nguyên bào chủ yếu vào thời kì sinh sản (Hình PL.12)

- Giai đoạn II: Buồng trứng chiếm không quá 1/5 xoang cơ thể, tuyến sinh dục bắt đầu đã thấy các mạch máu nhỏ phân bố xung quanh. Buồng trứng do có các mạch máu nuôi trứng nên có màu hồng, tròn cạnh.

Tổ chức học:

+ Đối với cá cái giai đoạn II của các tế bào sinh dục chủ yếu ở giai đoạn lớn nguyên sinh, kích thước khá lớn. Ngoài ra còn gặp một số tế bào trứng ở thời kì tổng hợp nhân, sếp xít nhau. Trọng lượng buồng trứng đạt 0,37g, kích thước 15mm (hình PL.8)

+ Đối với cá đực các tinh nguyên bào chủ yếu đang vào thời kì sinh sản, xếp sát nhau. Trọng lượng tinh sào đạt 0,08g, chiều dài đạt 6mm (hình PL.13).

- Giai đoạn III: Buồng trứng có kích thước chiếm 1/3 xoang cơ thể, có màu vàng đậm. Các tế bào trứng có dạng hạt nhưng chưa tách rời. Mạch máu phát triển mạnh trên bề mặt noãn bào. Tuyến sinh dục đực có màu trắng đục, sắc cạnh. Cắt ngang tuyến sinh dục thì bề mặt nhát cắt phẳng. Giai đoạn này tồn tại rất lâu

Tổ chức học:

+ Đối với cá cái: Buồng trứng ở vào thời kì lớn nguyên sinh và thời kì dinh dưỡng. Kích thước tế bào trứng lớn, xếp sát nhau không đều. Ngoài ra còn gặp các tế bào trứng ở thời kì sinh trưởng chất. trọng lượng buồng trứng đạt 1,6g, đường kính đạt 25mm (hình PL.9).

+ Đối với cá đực: Tinh sào ở giai đoạn này ngoài các tinh nguyên bào, còn có các tinh trùng bậc 1, bậc 2 và các tiền tinh trùng. Cuối giai đoạn còn xuất hiện các tinh trùng đã chín. Trọng lượng tinh sào đạt 0,1g, kích thước đạt 10mm (hình PL.14).

- Giai đoạn IV: tuyến sinh dục lớn, chiếm 2/3- ¾ xoang cơ thể. Buồng trứng căng tròn, tế bào trứng có dạng hạt tròn đều, tách rời, màu vàng. Tinh sào lớn, có dạng khối tam giác, màu trắng sữa. Khi cắt ngang tinh sào, mặt cắt không phẳng mà có các giọt tinh trùng chảy ra.

Tổ chức học:

+ Đối với cá cái, các noãn bào đã kết thúc thời kì lớn nguyên sinh. Khi chuyển sang giai đoạn V, các noãn bào chuyển sang giai đoạn chín, nhân dịch chuyển tới gần lỗ noãn. Trọng lượng buồng trứng đạt 2,63g, kích thước đạt 28mm (hình PL.10).

+ Đối với cá đực: Giai đoạn này kết thúc quá trình tạo tinh trùng. Trong các ống dẫn tinh chứa đầy cá tinh trùng đã chín được thoát ra khỏi nang và các tinh nguyên bào lớn là các thành phần dự trữ. Trọng lượng tinh sào đạt 0,13g, kích thước đạt 13mm (hình PL.15).

- Giai đoạn V: Giai đoạn cá đang đẻ. Tuyến sinh dục lớn, rất mềm. Buồng trứng có màu vàng, các mạch máu lớn phân bố ở ngoài. Tinh sào có màu trắng sữa. Nâng ngược trứng hoặc sẹ chảy ra ngoài qua lỗ sinh dục.

Tổ chức học

+ Đối với cá cái, tế bào trứng tròn, nhân lệch về phía Mycrophylus và có hình dạng biến đổi. Noãn bào được giải phóng ra ngoài nang và mô liên kết. Ngoài ra còn có các tế bào sinh dục dự trữ. Trọng lượng buồng trứng đạt 3,1g, kích thước đạt 35mm (hình PL.11).

+ Đối với cá đực, trong ống dẩn tinh chứa các tinh trùng chín đã tách ra khỏi nang và các tinh nguyên bào lớn dự trữ. Trọng lượng tinh sào đạt 0,14g, kích thước đạt 15mm (hình PL.16).

- Giai đoạn VI: là giai đoan sau khi đẻ, tuyến sinh dục rổng, bề mặt nhăn nheo, kích thước không lớn, nhão, thường có màu hồng – đỏ (tuyến sinh dục cái) hoặc màu hơi nâu (tuyến sinh dục đực).

Tổ chức học

+ Đối với cá cái, trong buồng trứng có các nang bị vỡ, một vài tế bào trứng còn sót lại. Tế bào sinh dục đã phát triển ở giai đoạn II của chu kì CMSD.

+ Đối với cá đực, trong tinh sào ống sinh tinh bị vỡ ra, những tinh trùng còn sót lại. Tế bào sinh dục phát triển ở giai đoạn II của chu kì CMSD .

Bảng 4.14. Kích thước và trọng lượng của buồng trứng và tinh sào cá Thát lát qua các giai đoạn CMSD

Giai đoạn CMSD Buồng trứng Tinh sào

Kích thước (mm) Trọng lượng (g) Kích thước (mm) Trọng lượng (g)

II 15 0,37 6 0,08

III 25 1,60 10 0,10

IV 28 2,63 13 0,13

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá Thát lát Notopterus notopterus (Pallas, 1769) ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w