0
Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ LỢI THẾ VÀ HẠN CHẾ CỦA HUYỆN

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUANG NINH ĐẾ NĂM 2020 (Trang 57 -59 )

2.1. Lợi thế so sánh của Đơng Triều.

Vị trí địa lý: Đơng Triều có vị trí tiếp giáp với thị trấn Sao Đỏ- một trong những trung tâm cơng nghiệp, du lịch của tỉnh Hải Dương; có các tuyến quốc lộ 18A, đường sắt quốc gia và tỉnh lộ 332; 333, dự án đường cao tốc Nội Bài- Hạ Long sẽ đi qua huyện, tạo cho huyện khả năng thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao lưu kinh tế, phát triển dịch vụ du lịch.

Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng như núi đá vôi, mỏ đất sét, than đá, nhiều dự án công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã được đầu tư và đang đi vào sản xuất, tạo đà cho sản xuất công nghiệp, xây dựng của huyện phát triển.

Đất lâm nghiệp nhiều, có điều kiện để phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại, hình thành một số vùng cây ăn quả, cây công nghiệp, cây đặc sản tập

trung; chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội ngành nông, lâm nghiệp theo hướng tăng dần ngành lâm nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp; giá trị đất lâm nghiệp ngày càng được coi trọng, người dân ngày càng gắn bó hơn với rừng, có ý thức bảo vệ và phát triển rừng, độ che phủ rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc đã tăng rõ rệt.

Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tiếp tục được hoàn thiện và đồng bộ, hướng nhiều hơn vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội miền núi, vùng sâu, vùng xa,... tạo môi trường thuận lợi hơn cho đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Đơng Triều có truyền thống khắc phục khó khăn, kế thừa những thành tựu và kinh nghiệm trong quá trình 20 năm đổi mới, đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những năm tới.

2.2. Những hạn chế còn tồn tại

Diện tích rộng song đất đồi núi nhiều, địa hình phức tạp gây cản trở đến phát triển kết cấu hạ tầng và phân bố lại dân cư.

Kinh tế của huyện phát triển, nhưng quy mơ (GDP) cịn nhỏ - tiềm lực kinh tế không mạnh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và phát triển nơng thơn cịn chậm, đời sống nhân dân nơng thơn cịn gặp khó khăn.

Sản xuất nơng, lâm nghiệp mang tính thuần nơng, tự cấp, tự túc; cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp đã chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm, trồng

trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao, lợi thế kinh tế rừng chưa được khai thác có hiệu quả. Sản xuất hàng hoá phát triển chậm, sản xuất chưa gắn với thị trường, chủ yếu vẫn phát triển tự phát, quy mô nhỏ lẻ, manh mún, giá trị hàng hoá thấp.

Quan hệ sản xuất nơng thơn cịn chậm đổi mới, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ gia đình, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hố quy mơ lớn.

Cơ sở hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin, bưu điện, xây dựng đô thị chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng, chưa đủ sức để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngồi, hạ tầng cho nơng nghiệp và nơng thơn cịn rất nhiều khó khăn.

Các lĩnh vực văn hố - xã hội còn nhiều bức xúc: cơ sở vật chất cho dạy và học, cho khám chữa bệnh chưa đáp ứng kịp nhu cầu đòi hỏi của nhân dân, chất lượng chưa cao; tỷ lệ lao động khơng có việc làm cịn cao, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, trình độ dân trí một bộ phận dân cư cịn thấp và khơng đồng đều.

Nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực kỹ thuật cịn có hạn, chưa đáp ứng u cầu đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện của một số tổ chức Đảng, chính quyền và đội ngũ cán bộ chưa theo kịp yêu cầu trong giai đoạn mới.

Từ những khó khăn trên địi hỏi Đảng bộ và nhân dân trong huyện cần phải năng động, nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức, vươn lên xây dựng huyện phát triển mạnh mẽ trong những năm tới.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUANG NINH ĐẾ NĂM 2020 (Trang 57 -59 )

×