4. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA HUYỆN
4.4.1. Sự khác biệt giữa 3 phương án
* Về ý nghĩa:
- Phương án II trọng tâm khai thác nguồn ngoại lực để thúc đẩy khai thác nội lực. Có một số công trình đột phá tăng trưởng như nhà máy nhiệt điện Mạo Khê 440 MW.
- Phương án III trên cơ sở của phương án II song với giả thiết các yếu tố phát triển trong điều kiện cả nội lực và ngoại lực đều khai thác tốt.
* Xét về lượng:
- Về tăng trưởng:
Phương án I tốc độ tăng trưởng thời kỳ đầu 15%, thời kỳ tiếp theo là 14% và 12%.
Phương án II : Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện dự kiến 13,9% thời kỳ 2006-2010 và 14,5%- thời kỳ 2011- 2015, thời kỳ 2016 - 2020 là 14%
Phương án III: Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện dự kiến là 16,5% thời kỳ 2006 -2010. Và 18% - 15,3% ở các thời kỳ tiếp theo
- Về cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế tính theo GDP của công nghiệp; Nông nghiệp và, dịch vụ theo thứ tự là:
Bảng 14: So sánh cơ cấu kinh tế các phương án.
Đơn vị: %
Năm
PA1 PA2 PA3 PA1 PA2 PA3 PA1 PA2 PA3
Tổng số
Công nghiệp và XD Nông - lâm - ngư Dịch vụ 100 51,8 23,3 24,9 100 56,9 15,8 27,3 100 54,2 24,1 21,7 100 54,3 17,7 28,0 100 60 12 28 100 61,2 15,3 23,5 100 59 14,4 26,6 100 63,5 6,3 30,2 100 63 10,5 26,5 4.4.2. Lựa chọn phương án
Với kết quả phân tích, so sánh của ba phương án, tôi nhận thấy phương án II là phương án phù hợp nhất với xu thế phát triển của huyện Đông Triều, dựa vào các yếu tố vị trí địa lý để thu hút đầu tư cho phát triển dịch vụ và công
nghiệp, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo cả trong phát triển hạ tầng và phát triển các ngành sản xuất. Vì vậy, trong việc xác định các chỉ tiêu phát triển các ngành và lĩnh vực chúng ta nên sử dụng kết quả của phương án 2 làm mục tiêu phấn đấu.
Bảng 15: Một số chỉ tiêu phương án II ( phương án chọn) tính theo GDP
Đơn vị: Tỷ VNĐ, %
Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 Tăng trưởng (%)
2005 - 2010 2010- 2015 2015- 2020 1-Tổng GTSX (giá 1994) 1172 2246,7 4421,5 8513,3 13,9 14,5 14
- Nông, lâm ngư nghiệp 384 607 910 1238 7 4,5 4
- Công nghiệp, xây dựng 558 1356 2970 5970 12 16 15
- Dịch vụ 230 537 1079 2169 25,8 18,4 15
2-Tổng GTSX (giá HH) 2130 3999,1 7958,8 15323,9
- Nông, lâm ngư nghiệp 518 631,9 955,1 965,4 - Công nghiệp, xây dựng 1267 2275,5 4775,3 9730,7
- Dịch vụ 345 1091,7 2228,5 4627,8
3-Tổng GDP (giá 1994) 527 1011 1990 3830
- Nông, lâm ngư nghiệp 173 243 302 368 - Công nghiệp, xây dựng 223 393 826 1662
4-Tổng GDP (giá HH) 958 1800 3582 6896
- Nông, lâm ngư nghiệp 233 284 430 434 - Công nghiệp, xây dựng 507 910 1910 3892
- Dịch vụ 218 606 1242 2570
5- Cơ cấu kinh tế (giá HH) 100 100 100 100
- Nông, lâm ngư nghiệp 24 15,8 12,0 6,3
- Công nghiệp, xây dựng 52,9 50,6 53,3 56,4
- Dịch vụ 23,1 33,3 34,7 37,3 6-Dân số (người) 152438 161584 169663 178147 7- GTSX bq đầu người + Giá SS - 1000 VNĐ 7.688 15.471 29.228 52.636 + Giá HH - 1000 VNĐ 13.973 27.620 52.893 93.630 Tính USD (giá 1994) 698 1.406 2.657 4.785 Tính USD (giá hh) 873 1.726 3.306 5.852 8- GDP bq đầu người + Giá SS - 1000 VNĐ 289 626 1173 2150 + Giá HH - 1000 VNĐ 628 1114 2110 3870
5. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH HUYỆN ĐÔNG TRIỀU ĐẾN NĂM 2020 TRIỂN KT-XH HUYỆN ĐÔNG TRIỀU ĐẾN NĂM 2020
5.1. Giải pháp về vốn đầu tư
Vốn đầu tư thực hiện quy hoạch được huy động từ các nguồn vốn sau: - Vốn từ ngân sách Nhà nước, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
- Vốn vay tín dụng ưu đãi.
- Vốn từ các doanh nghiệp và hộ gia đình - Vốn từ đầu tư trực tiếp nước ngoài
5.1.1.Dự báo cân đối tổng thể vốn đầu tư.
Theo tính toán sơ bộ, để đảm bảo được mức tăng trưởng bình quân chung theo phương án II, thì cần phải có số vốn đầu tư cho cả thời kỳ 2011- 2015 khoảng 7823 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 cần 20437 tỷ đồng, gồm cả vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội.
Bảng 16: Vốn đầu tư theo các ngành.
Đơn vị: tỷ đồng
Giai đoạn 2005-2010 2010-2015 2015-2020
Tỷ đg % Tỷ đg % Tỷ đg %
Nông, lâm, ng nghiệp 579 18 902 11,5 1540 7,5 Công nghiệp, xây dựng 1505 46,9 4362 57,7 11534 56,4
Dịch vụ 1125 35,1 2559 26,8 7363 36,1
Tổng vốn đầu tư 3209 100 7823 100 20437 100
Thời kỳ 2010- 2020 đầu tư bình quân mỗi năm khoảng 1565 tỷ đồng, thời kỳ 2016 -2020 mỗi năm đầu tư là 4000 tỷ đồng, dự báo nền kinh tế có khả năng tự đảm bảo 38% tổng nhu cầu đầu tư.
5.1.2. Dự báo nguồn vốn đầu tư.
Để đảm bảo được tỷ lệ trên đòi hỏi huyện cần có các giải pháp thích hợp thu hút nguồn vốn trong nhân dân thông qua các chương trình phát triển kinh tế- xã hội để thu hút các hộ tư nhân tham gia đầu tư vào các chương trình phát triển.
Như vậy phần vốn thiếu hụt thời kỳ 2010-2020, chủ yếu là dựa vào nguồn vốn bên ngoài. Trong đó vốn từ ngân sách TW là quyết định.
- Vốn ngân sách TW (bao gồm cả vốn ODA TW phân cho huyện). Đảm bảo 80% vốn cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phần dân đóng góp chủ yếu là huy động lao động công ích.
- Vốn của các tổ chức từ thiện quốc tế về các lĩnh vực y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, do các ngành TW giới thiệu để họ biết.
- Vốn vay tín dụng từ quỹ xoá đói giảm nghèo.
5.2. Nâng cao trình độ dân trí
Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Thực hiện đồng bộ việc giáo dục đào tạo, và chăm sóc sức khoẻ cho dân cư theo các chương trình giáo dục và y tế đã đề cập ở phần trên, nhằm nâng cao đồng đều nền dân trí cho tất cả mọi người để tự họ lựa chọn cách sản xuất và lối sống phù hợp theo hướng đổi mới và hoà nhập.
Lựa chọn thanh niên ưu tú từ 18-25 tuổi gửi đi đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo giáo viên và y bác sĩ người địa phương về công tác ở huyện.
Đào tạo qua hướng dẫn chỉ đạo thực tế cho thanh niên và các chủ hộ gia đình về quy trình chăm sóc bảo quản sản phẩm sản xuất nông nghiệp, quy trình thâm canh nông nghiệp, hướng dẫn kinh nghiệm thực tế các mô hình sản xuất giỏi trong huyện, trong tỉnh.
Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ chủ chốt ở địa phương có các kiến thức để tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể cho nhân dân giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, xoá bỏ các tập tục lạc hậu, từng bước hoà nhập với nền văn hoá mới, tư duy và cách sống mới của tỉnh và cả nước.
Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý các ban ngành ở huyện và cán bộ lãnh đạo chưa tiếp cận được cách quản lý theo cơ chế thị trường năng động, có trách nhiệm cao dám làm và dám chịu trách nhiệm trước nhân dân trong huyện.
5.3. Tìm kiếm mở rộng thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề tìm kiếm và mở rộng thị trường có vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh, thị trường quyết định quy mô sản xuất đồng thời cũng quyết định lợi nhuận của các lĩnh vực sản xuất. Vì vậy, đòi hỏi các lĩnh vực sản xuất trong huyện phải tìm hiểu thị trường trước khi quyết định sản xuất một loại sản phẩm nào đó. Trong phạm vi nền kinh tế bao gồm nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại, vai trò của nhà nước là tư vấn hướng dẫn các hộ gia đình, các doanh nghiệp sản xuất theo xu hướng phát triển của thị trường đồng thời hướng dẫn người sản xuất bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Chuyển sang kinh tế thị trường trước hết là chuyển cả một tập quán về sản xuất, và cách sống của dân cư, vì vậy biện pháp đầu tiên là kích cầu tiêu dùng của dân cư trên địa bàn huyện để tăng cường sức mua đối với các sản phẩm địa phương sản xuất được.
Cùng với việc hướng dẫn người sản xuất nắm bắt thị trường, huyện cần quan tâm phát triển các cơ sở hạ tầng để các hộ sản xuất có điều kiện mở rộng thị trường, trên cơ sở xây dựng đường giao thông, xây dựng mạng lưới điện và phát thanh truyền hình để mở rộng tầm nhìn và cách tư duy suy nghĩ của dân cư, làm sao để họ thấy nếu trước đây chỉ lo cái ăn, thì nay có thêm những nhu cầu mới như xe đạp, xe máy, điện thắp sáng, radio, đồng thời tạo điều kiện tốt cho những người buôn bán nhỏ có điều kiện quan hệ kinh tế thuận tiện với các đơn vị xung quanh.
Cần hết sức quan tâm đến tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước phù hợp với điều kiện cung cấp các sản phẩm sản xuất trên địa bàn huyện.
5.4. Ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất
Cung cấp giống mới và hướng dẫn ứng dụng giống mới có năng suất cao cho các hộ gia đình.
Phổ biến kịp thời các mô hình sản xuất mới, các kết quả sản xuất cho dân và tổ chức tham quan những điển hình tiên tiến.
Kết hợp việc nhập công nghệ tiên tiến với việc sử dụng nguồn nhân lực địa phương. Không nhập các thiết bị, công nghệ lạc hậu của các nước.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin công nghệ sinh học vào sản xuất.
5.5. Đổi mới tổ chức quản lý
Kiện toàn bộ máy cán bộ các ban ngành cấp huyện đủ sức là tham mưu cho lãnh đạo huyện quản lý nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và đủ sức hướng dẫn cho nhân dân thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện.
Chỉ đạo phát triển kinh tế theo các chương trình và dự án, trước hết là tập trung vào phát triển hạ tầng, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với hệ sinh thái.
Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, khuyến khích động viên các mô hình sản xuất mới.
Thực hiện quá trình cải cách hành chính, tăng cường công tác cơ sở, nắm bắt và giải quyết kịp thời các ý kiến đề xuất của dân theo thẩm quyền được giao.
5.6. Triển khai thực hiện quy hoạch
Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đã đề cập tương đối nhiều vấn đề về phát triển kinh tế xã hội cũng như giác độ phát triển các ngành kinh tế của huyện đến năm 2020. Tuy nhiên, đây chỉ là những dự báo mang tính chất định hướng vĩ mô, nhìn trước sự việc của 5-10 năm sau, cung cấp những cơ sở khoa học cho việc luận cứ và xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm. Vì vậy trong tiến trình thực hiện phải thường xuyên rà xét, bổ sung điều chỉnh quy hoạch.
Để quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của huyện được thực hiện theo đùng tiến trình phát triển, trước hết cần triển khai các nhiệm vụ sau:
Giới thiệu định hướng quy hoạch cho các xã, các thôn và tổ chức lấy ý kiến để bổ sung cho quy hoạch.
Xây dựng các chương trình phát triển của các lĩnh vực phải bám sát các mục tiêu cơ bản của quy hoạch tổng thể đã đề ra.
Ban chỉ đạo cùng các ngành chức năng của huyện có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm theo các mục tiêu dài hạn đã xác định, đồng thời báo cáo kịp thời với lãnh đạo về những diễn biến đột biến làm thay đổi các mục tiêu quy hoạch để kịp thời xin ý kiến cấp trên điều chỉnh quy hoạch.
Xây dựng các dự án đầu tư phát triển theo định hướng đã nêu trong quy hoạch, đồng thời lựa chọn hướng ưu tiên hợp lý đối với các công trình trọng điểm.
KẾT LUẬN
Nội dung của bài chuyên đề thực tập này đã phần nào đánh giá được việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2001 - 2008. Đánh giá, xem xét quá trình huy động các nguồn lực nội sinh và ngoại sinh của huyện trong thời gian gần đây để làm cơ sở cho việc điều chỉnh quy hoạch đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cho phù hợp với thời kỳ mới. Xác định hệ thống giải pháp, chính sách chủ yếu thực hiện quy hoạch làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm cho các ngành, các lĩnh vực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Trong bài viết này tôi đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số giải pháp mới nhằm thực hiện tốt hơn quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của huyện trong giai đoạn tiếp theo để phù hợp hơn với lợi thế so sánh và đặc điểm của huyện trong thời kỳ mới
Trong quá trình thực tập và hoàn thiện chuyên đề, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo: TS. Phan Thị Nhiệm và các cán bộ tại Viện chiến lược – Bộ KH ĐT nhưng bản thân vẫn còn rất nhiều thiếu sót rất mong sự thông cảm của các thầy cô và các bạn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định 92 /2006/NĐ-TTg ngày 7 tháng 9 năm 2006 của thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh thời kỳ đến năm 2020.
3. Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
4. Điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
5. Báo cáo chính trị của ban chấp hành Đảng bộ huyện Đông Triều tại đại hội đại biểu Đảng bộ huyện khoá XXII.
6. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội huyện Đông Triều 1999- 2010.
7.Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai huyện Đông Triều thời kỳ 2003-2010.
8. Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Triều 2001- 2005.
9. Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Triều năm 2003; 2004;2005.
10. Tóm tắt quy hoạch phát triển điện lực huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2002-2005-2010.
11. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển GTVT huyện Đông Triều năm 2020.
12. Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển kinh tế-xã hội (NXB Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân)
13. Giáo trình Kinh tế phát triển (NXB Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân)
14. Bài giảng Quy hoạch phát triển ( TS. Nguyễn Tiến Dũng)
15. Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
16. Trang web: www.Quangninh.gov.vn
17. Trang web: www.Luatgiapham.com/phap-luat/10-hanh-chinh 18. Trang web: www.Google.com.vn
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG HỆ THỐNG KẾ HOẠCH HÓA KINH TẾ QUỐC DÂN...3
1. VAI TRÒ CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG HỆ THỐNG KẾ HOẠCH HÓA KTQD...3
1.1. Các khái niệm...3
1.2. Bản chất của quy hoạch phát triển...4
1.3. Vai trò của quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội...4
2. CÁC LOẠI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI ĐANG ĐƯỢC THIẾT LẬP Ở VIỆT NAM...5
2.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội lãnh thổ...5
2.2. Quy hoạch phát triển ngành...5
3. NỘI DUNG LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KT-XH...6
3.1. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH lãnh thổ...6
3.1.1. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng...6