Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện đông triều, tỉnh quang ninh đế năm 2020 (Trang 32 - 35)

2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KT-XH CỦA HUYỆN

2.3. Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản

Giá trị sản xuất ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp năm 2000 là 250 tỷ đồng đồng (giá so sánh), năm 2005 tăng lên 384 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng bình quân 9%/năm, vượt so với kế hoạch đề ra. Tỷ trọng ngành trồng trọt năm 2005 đạt 63%, tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt 34%, dịch vụ nông nghiệp đạt 3%. Năm 2007 giá trị sản xuất tồn ngành nơng nghiệp đạt 327,8 tỷ đồng, trong đó trồng trọt đạt 159,8 tỷ đồng, chăn nuôi đạt 148 tỷ đồng, nuôi trồng thủy sản đạt 16,8 tỷ đồng. Năm 2008 GTSX ngành Nông –Lâm- Thuỷ sản đạt 329 tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm 2007.

Bảng 3: Cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp

Đơn vị: % Ngành 2001 2005 2006 2007 2008 Tổng số 100 100 100 100 100 Trồng trọt 64,5 63 62,2 51,4 52,4 Chăn nuôi 33 34 34,5 45 44 Dịch vụ 2,5 3 3,3 3,6 3,6

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện )

Kinh tế nơng thơn phát triển theo hướng đa dạng hố hình thức sở hữu: kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã và các ngành nghề dịch vụ. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn tiếp tục được đầu tư, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao. Bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, nhất là các xã vùng cao.

2.3.1. Trồng trọt.

Năm 2008 tồn huyện có 14.465 ha diện tích đất gieo trồng, trong đó có 11.097 ha trồng cây lương thực có hạt, 879 ha cây công nghiệp, 1881 ha cây thực phẩm.

Huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi nhanh cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, chủ động đưa các giống mới có ưu thế về năng suất, chất lượng vào gieo trồng. Tỷ lệ giống lúa thuần chủng có năng suất cao chiếm 75%, lúa lai chiếm 25%; diện tích lúa xuân muộn là 100%, lúa mùa sớm và trung vụ chiếm 90,5%. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ và hướng dẫn nông dân đẩy nhanh việc ứng dụng, tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật mới, đưa các giống cây trồng, vật ni có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế vào sản xuất.

Năng suất lúa bình quân năm 2007 đạt 55,9 tạ/ha/vụ, năm 2008 giảm còn 36,4 tạ/ha. Sản lượng lương thực có hạt năm 2007 đạt 62.899,7 tấn, đạt mục tiêu đề ra, đã đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, một phần được chuyển sang hàng hố. Tuy nhiên, năm 2008 do diện tích cây lương thực bị thu hẹp nên sản lường lương thực có hạt chỉ đạt 49.276 tấn, sản lượng lương thực có hạt bình qn đầu người đạt 308 kg.

Từng bước hình thành các vùng sản xuất cây trồng tập trung chuyên canh ổn định để tạo ra sản phẩm có giá trị hàng hố. Tích cực chỉ đạo đầu tư tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, xây dựng mơ hình cánh đồng có hiệu quả kinh tế cao như vùng trồng hoa chất lượng cao, rau an tồn ở thị trấn.

2.3.2. Chăn ni

Chăn ni gia súc, gia cầm ngày càng phát triển, cơ bản giải quyết được nhu cầu thực phẩm trên địa bàn. Đến năm 2007 tồn huyện có 5312 con trâu, bình qn hàng năm tăng 2,9%; đàn bị có 575 con, đàn lợn có 81.050 con, bình qn hàng năm tăng 6,8%. Năm 2008 đàn trâu còn 5111 con, đàn bò 2.735 con, đàn lợn cịn 85 ngàn con. Các mơ hình chăn ni gia súc và động vật hoang dã có giá trị kinh tế được triển khai, tạo hướng cho đồng bào dân tộc thiểu số một số xã vùng cao tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống.

Cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng: giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần từ 63% năm 2005 xuống cịn 52,3% năm 2008; ngành chăn ni tăng dần từ 33% năm 2005 lên 44% năm 2008 và tỷ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp tăng từ 2,5% năm 2005 lên 3,6% năm 2008.

2.3.3. Lâm nghiệp

Huyện Đông Triều đã thực hiện tốt công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng, rừng tái sinh phát triển nhanh; thực hiện nhiều chương trình thúc đẩy trồng rừng mới. Diện tích rừng khoanh ni đạt 400ha, diện tích rừng trồng tập trung đạt 2.374 ha, nâng độ che phủ lên 43,5%.

Cơ cấu cây trồng trong lâm nghiệp đang chuyển dịch từ cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có hiệu quả kinh tế.

Cơng tác quản lý, bảo vệ rừng có nhiều chuyển biến tích cực, tỉnh đã tăng cường lực lượng kiểm tra, kiểm sốt ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, tổ chức giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, đơn vị lực lượng vũ trang quản lý, sử dụng, ký cam kết giữa hộ gia đình với thơn, xã về quản lý, bảo vệ rừng ...

2.3.4. Thuỷ sản

Ni trồng thuỷ sản đang có xu hướng phát triển. Huyện đã chỉ đạo chuyển đổi diện tích trũng cấy lúa kém hiệu quả sang ni trồng thuỷ sản, với diện tích trên 401,85 ha ở 4 xã: Kim Sơn, Yên Đức, Hồng Phong, Hồng Thái Tây, đưa tổng diện tích ni trồng thuỷ sản lên 1.050 ha, tăng 774 ha so với năm 2005. Sản lượng thuỷ sản đạt 1.050 tấn, gấp hơn 2 lần so với năm 2005.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện đông triều, tỉnh quang ninh đế năm 2020 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w