Những nguy hiểm từ sinh vật ngoại lai (tt) Phí tổn khủng khiếp, thiệt hại khôn lường Theo báo cáo của Chính phủ Anh, các loài xâm lấn làm tiêu tốn 2 tỉ bảng/năm. Nhưng điều kinh hoàng nhất là hệ sinh thái bản địa không thể tái sinh một khi đã bị các loài này xâm lược. Chỉ riêng với việc diệt chuột ở đảo Gough, có một đề xuất thuê trực thăng thả xuống hàng nghìn tấn bả chuột. Dự kiến chuyện này “ngốn” ít nhất 2,6 triệu bảng nhưng cũng chưa chắc thành công. Còn đối với loài chồn, Chính phủ Ireland đang chịu áp lực phải đóng cửa năm trang trại nuôi chồn còn lại ở nước này. Ireland là nước duy nhất trên thế giới tiếp tục đưa giống chồn nhỏ này vào thiên nhiên, vô tình hoặc cố ý, nhưng quốc gia này chỉ là phần nhỏ của “cuộc chơi” toàn cầu nuôi thú lấy lông. 2/3 của nghề nuôi chồn trên thế giới và 70% nuôi cáo tập trung ở các nước khác thuộc Liên minh châu Âu (EU). Nguy cơ thảm họa tự nhiên là 6.000 trang trại nuôi chồn ở EU đang là mục tiêu của những nhà hoạt động bảo vệ động vật. Tính toán lợi hại, quả thật các chính phủ sẽ phải chi nhiều tiền hơn để tiêu diệt chồn so với việc chăm sóc chúng để lấy lông. Úc dường như đang bị “bó tay” trong cuộc chiến chống các loài xâm lấn. Dù đưa ra nhiều luật lệ gắt gao hạn chế nhập khẩu các loài cá cảnh, nhưng Chính phủ Úc vẫn không thể kiểm soát được ngành kinh doanh này. Theo thống kê chính thức, trong số 34 loài cá ngoại lai đang hoành hành ở những vùng biển Úc có 22 loài được cho là đã xâm nhập thông qua kinh doanh cá cảnh. Chúng đang đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái biển của châu lục này, trong đó có các rạn san hô. Phòng còn hơn chống Các sinh vật ngoại lai là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với động thực vật bản địa. Để kiểm soát và giảm thiểu tác động tiêu cực sẽ rất tốn kém. Trong thế giới phẳng hiện nay, khi giao thương giữa các nước ngày càng mở rộng, điều kiện để các loài ngoại lai nhập cảnh càng dễ dàng hơn bằng con đường chính ngạch hoặc buôn lậu. Nếu thích nghi nhanh với môi trường các quốc gia mà chúng xâm nhập, các loài ngoại lai sẽ phát triển mạnh. Điều nguy hiểm là chúng thường không có kẻ thù thông thường so với các loài bản địa, vì thế dễ dàng trở thành kẻ xâm lấn. Cũng có trường hợp loài ngoại lai không phát triển thành loài xâm hại nhờ được phát hiện sớm. Nhưng cũng không thể chắc chắn tiêu diệt hoàn toàn loài ngoại lai này vì theo quy luật sinh tồn, chúng sẽ tìm đường thoát thân bằng nhiều cách. Chồn sát thủ, cóc mía, chuột khổng lồ, kiến điên chỉ là những ví dụ mang tính biểu tượng quyền lực không cân xứng kỳ lạ của nhân loại. Việc sửa sai thường rất tốn kém và bất lực. Nhưng dù sao cách tốt nhất vẫn là phòng còn hơn chống. Những loài ngoại lai xâm lấn hiện là mối đe dọa thứ hai đối với đa dạng sinh học Trái đất, sau nguyên nhân nơi sinh sống bị hủy hoại. Chúng tác động tiêu cực đến hệ động thực vật bản địa, gây hại môi trường và làm thiệt hại kinh tế địa phương. Số liệu năm 2009 của Cơ quan Môi trường châu Âu cho biết chi phí cho những thiệt hại và kiểm soát những loài ngoại lai ở Mỹ dự đoán lên đến 80 tỉ euro/ năm, ở châu Âu là hơn 10 tỉ euro/năm. . Những nguy hiểm từ sinh vật ngoại lai (tt) Phí tổn khủng khiếp, thiệt hại khôn lường Theo báo cáo của Chính. chống. Những loài ngoại lai xâm lấn hiện là mối đe dọa thứ hai đối với đa dạng sinh học Trái đất, sau nguy n nhân nơi sinh sống bị hủy hoại. Chúng tác động tiêu cực đến hệ động thực vật bản. trong đó có các rạn san hô. Phòng còn hơn chống Các sinh vật ngoại lai là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với động thực vật bản địa. Để kiểm soát và giảm thiểu tác động tiêu cực