Năm Tỉ số giới tính Năm Tỉ số giới tính Nguyên nhân của sự mất cân đối này: Do hậu quả của chiến tranh kéo dài đã cướp đi nhiều sinh mạng chủ yếu là nam giới; do nam giới phải lao động
Trang 1KẾT CẤU DÂN SỐ
2.3.1 Kết cấu sinh học
a Kết cấu dân số theo giới
Kết cấu này được biểu thị bằng số nam/100 nữ Tỉ số này không bao giờ cân bằng và thường thay
đổi theo nhóm tuổi, nhìn chung nữ nhiều hơn nam một chút
Năm 2005, trên thế giới (tỉ số này là 98,6/100); ở Việt Nam là 96,6/100) năm 2008, tỉ số này có thay đổi chút ít (96,7)
Bảng 2.11 Tỉ số giới tính của dân số Việt Nam thời kỳ 1931 – 2008 (nam/100 nữ)
Năm Tỉ số giới tính Năm Tỉ số giới tính
Nguyên nhân của sự mất cân đối này: Do hậu quả của chiến tranh kéo dài đã cướp đi nhiều sinh
mạng (chủ yếu là nam giới); do nam giới phải lao động nhiều hơn và làm những công việc nặng nhọc hơn, nên tuổi thọ thấp hơn nữ Mặt khác còn do hiện tượng chuyển cư (ở những vùng nhập cư nam > nữ, và ngược lại) Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác (đói khát, dịch bệnh, cơ thể nam ít thích nghi với hoàn cảnh để bảo tồn sự sống so với nữ)
- Tỉ lệ giới tính cũng có sự khác nhau giữa các vùng lãnh thổ: Tỉ số giới tính là Tây Nguyên (99,2 -
chủ yếu là do mức sinh và số nhập cư cao) Tỉ số giới tính thấp nhất là ĐB sông Hồng 94,4 - gắn với sự hiện hiện một thành phố lớn nhất cả nước, nhu cầu việc làm lớn trong các ngành công nghiệp nhẹ và dịch vụ) Bảng 2.12 Tỉ số giới tính phân theo vùng lãnh thổ năm 2005 và 2008 (%)
Đồng bằng sông Hồng 95,8 94,4 DH hải Nam Trung Bộ 96,2 96,1
ĐB sông Cửu Long 95,7 97,4
- Tỉ số giới tính khác nhau giữa các tỉnh, thành phố: Năm 2008, những tỉnh có tỉ số giới tính cao là
Lào Cai (101,4), Quảng Ninh (100,4), TP Hồ Chí Minh và Đắk Nông tỉ số cân bằng (100,0) Những tỉnh có
tỉ số giới tính thấp nhất là Ninh Bình (89,9), Trà Vinh (90,6), Bắc Ninh (92,1), Hà Tĩnh (92,3), Bình Dương (92,7)
- Theo các nhóm tuổi, tỉ số giới tính cũng khác nhau: Ở độ tuổi ≤15, nam > nữ, từ ≥15 - 65, số nữ > nam, độ tuổi càng lên cao thì nữ càng nhiều hơn nam
b Kết cấu dân số theo tuổi
Trang 2- Kết cấu theo tuổi thường được nghiên cứu với kết cấu theo giới và được gọi là kết cấu theo tuổi và giới Kết cấu theo tuổi và giới thường được biển thị bằng tháp dân số Khi nghiên cứu tháp dân số năm
1979, 1989 và 1999, ta thấy:
Tháp dân số 2 năm 1979 và 1989 có đặc điểm là đáy rất rộng, càng lên cao càng hẹp; ở độ tuổi 0 - 14 tuổi (năm 1979 là 42,5% và 1989 là 39,18%); số người già ≥ 60 tuổi ít (7,07% và 7,17%), tuổi thọ BQ không cao; phía trên của tháp (nhóm tuổi cao) thì nữ > nam
Tháp dân số năm 1999, nhờ giảm mức sinh và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên mà tỉ lệ lớp tuổi từ 0 -
14 tuổi giảm còn 33,1%, lớp tuổi ≥ 60 tuổi có chiều hướng tăng (7,6%), nhưng do ở lớp tuổi 0 - 14 chiếm tỉ
lệ khá cao trong dân số, nên mặc dù tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên đã giảm xuống 1,3% (2005) thì số trẻ sinh ra trong những năm tới vẫn khoảng từ 1,0 - 1,2 triệu
Theo dự án VIE/97/P14 thuộc Tổng cục Thống kê thì đến năm 2024 dân số nước ta mới bước vào giai đoạn ổn định Tỉ suất gia tăng (theo phương án TB) là 1,04%; số trẻ ở lớp tuổi 0 - 14 sẽ co lại (do mức sinh thấp); số người già trên 60 tuổi sẽ tăng khá cao (12,7%), ở lớp tuổi từ 15 - 60 sẽ phình rộng ra và chiếm
tỉ lệ lớn (65,5%)
- Chỉ số phụ thuộc: Chỉ số phụ thuộc là tương quan giữa tổng số người dưới và trên độ tuổi lao động so với số người trong độ tuổi lao động Chỉ số này ở nước ta khá cao so với các nước trong khu vực
Năm 1979, tỉ số này là 98,5 (100 người trong tuổi lao động phải nuôi 98,5 người ở 2 nhóm kia) Đến 1989,
1999 và 2004, tỉ số này sẽ tương ứng là (86,0 - 68,8 và 52,7) Trong khi đó ở Pháp (53,8); Nhật (44,9); Singapo (42,9), Thái Lan (47,0)
2.3.2 Kết cấu xã hội
a Kết cấu dân số theo lao động và vấn đề sử dụng nguồn lao động
Trên thực tế, không phải bất cứ ai cũng có thể tham gia sản xuất để tạo ra hàng hoá hay dịch vụ Thông thường, người già, trẻ em, người tàn tật đều không tham gia lao động Sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia phụ thuộc vào qui mô số dân hoạt động kinh tế; vào chất lượng, tính ổn định và sự thường xuyên của việc làm, những vấn đề này làm cơ sở để hoạch định chiến lược pháp triển kinh tế - xã hội của một quốc gia Có thể chia ra dân số hoạt động kinh tế và lực lượng lao động chia theo khu vực kinh tế
• Dân số hoạt động kinh tế: bao gồm tất cả những người (nam từ 15 - 60 tuổi, nữ là 15 - 55 tuổi)
đang có việc làm (hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc) Trong dân số hoạt động kinh tế lại chia ra dân số hoạt động thường xuyên và dân số không hoạt động thường xuyên Dân số hoạt động thường xuyên là những người trong độ tuổi (trên) phải có số ngày làm việc ≥183 ngày/năm Dân số không hoạt động thường xuyên có số ngày làm việc < 183 ngày/năm, (cách tính này là căn cứ vào tình trạng việc làm trong 12 tháng để chia ra 2 loại dân số có việc làm thường xuyên và không có việc làm thường xuyên)
• Dân số không hoạt động kinh tế: bao gồm toàn bộ những người từ ≥15 tuổi nhưng đang đi học, tham gia trong lực lượng vũ trang (quân đội, công an), làm nội trợ, già cả, ốm đau, tàn tật, nghỉ hưu và bao gồm cả những người có khả năng lao động nhưng không muốn làm việc
• Việc làm: là mọi hoạt động tạo ra thu nhập (không bị Pháp luật ngăn cấm) Các hoạt động này bao
gồm những người đang làm việc được trả công bằng tiền (hiện vật); hoặc những việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân (gia đình) không được trả công cho công việc đó
Trang 3• Người có việc làm và tỉ lệ người có việc làm (%): là những người từ ≥15 tuổi (trong nhóm dân số hoạt động kinh tế) đang làm việc để nhận lương, tiền công, hay hiện vật; hoặc làm công việc không được hưởng lương, tiền công trong sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình; hoặc đã có công việc trước đó, song tạm
thời không có việc làm và sẽ tiếp tục làm việc sau thời gian nghỉ việc Tỉ lệ người có việc làm là (%) của số
người có việc làm/tổng số dân hoạt động kinh tế trong thời điểm đó
• Người thất nghiệp và tỉ lệ người thất nghiệp (%): là những người ≥15 tuổi trở lên (trong nhóm dân số hoạt động kinh tế) không có việc làm, nhưng có nhu cầu làm việc Cụ thể là họ có hoạt động đi tìm việc làm, hoặc không biết tìm ở đâu, hay tìm mãi không được Có số giờ làm việc < 8 giờ/1tuần, muốn sẵn
sàng làm thêm, nhưng không tìm được việc Tỉ lệ người thất nghiệp là phần trăm (%) của số người thất
nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế
● Thực trạng vấn đề dân số - lao động - việc làm ở Việt Nam
▪ Số dân nước ta thuộc loại trẻ thể hiện ở số người dưới 15 tuổi cao, mặc dù trong những năm qua
đang có xu hướng giảm Dự tính trong vòng 15 năm tới tỉ lệ tăng lực lượng lao động vẫn cao hơn tốc độ gia tăng dân số Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch và chính sách về lao động – việc làm cần được quan tâm đặc biệt Qui mô của LLLĐ nước ta tăng khá nhanh 1989 (28,4 triệu), 1999 (37,3 triệu), 2005 (42,5 triệu), 2008 (44,9 triệu), phân bố không đều giữa các vùng
Bảng 2.13 Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng lực lượng lao động từ 1960 - 2008 (%)
1960-1975
1976-1980
1981-1985
1986-1989
1990-1999
1999-2003
2003-2008
Tỉ suất gia tăng LLLĐ 3,20 3,37 3,26 3,35 3,00 2,10 2,00
▪ Về tỉ lệ dân số hoạt động kinh tế (lực lượng lao động) của nước ta từ ≥15 tuổi so với tổng số dân chiếm tỉ lệ là 51% (2002) Trong số này, tỉ lệ dân số hoạt động kinh tế (có việc làm thường xuyên) trong độ tuổi lao động so với số dân trong độ tuổi lao động là 71,5% BQ mỗi năm tăng thêm 1,2 triệu lao động Lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở 3 vùng: Đồng bằng sông Cửu Long 8,7 triệu (21,4% lao động cả nước), Đồng bằng sông Hồng là 9,2 triệu (22,6%), Đông Nam Bộ 6,2 triệu (15,2%) Riêng Tây Nguyên và Tây Bắc lực lượng lao động rất thấp nhất (2,2 và 1,2 triệu); Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có xu hướng tăng nhanh
do di dân tự do
▪ Về cơ cấu lao động: Tỉ lệ lao động nữ của cả nước là 49,1% (ở thành thị 48,5% và nông thôn là 49,7%) Theo nhóm tuổi, xu hướng tăng nhanh ở nhóm trung niên (cả về số lượng tuyệt đối và tương đối),
giảm ở nhóm lao động trẻ và cao tuổi (nhóm cao tuổi giảm nhanh hơn)
▪ Về trình độ học vấn của lực lượng lao động
- Cả nước, tỉ lệ chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I không ngừng giảm (1996 là 26,67% thì đến
năm 2002 còn 19,5%) Số người tốt nghiệp cấp II và III ngày càng tăng nhanh (tốt nghiệp cấp III tăng từ 13,48% lên 18,3%)
- Theo khu vực: Ở nông thôn tỉ lệ chưa tốt nghiệp cấp I là 18,2%, ở thành thị là 8,3% Tỉ lệ đã tốt
nghiệp cấp III ở nông thôn là 11,8% thì ở thành thị là 39%
- Theo vùng lãnh thổ cũng có sự chênh lệch: Cả nước (theo chương trình PT 12 năm), thì trình độ
TB/1 lao động là lớp 7,3/12 Cao nhất là Đồng bằng sông Hồng (8,8/12), trong đó Hà Nội (9,9/12), Hải
Trang 4Phòng (8,7/12); tiếp theo là Bắc Trung Bộ (8,1/12), Thanh Hóa (8,8/12) đứng thứ 2 sau Hà Nội; đến Đông Nam Bộ là (7,5/12), TP Hồ Chí Minh (8,4/12) Thấp nhất thuộc về Đồng bằng sông Cửu Long (5,9/12), trong đó Sóc Trăng (4,7/12), Trà Vinh (5,3/12); đến Tây Bắc (6,1/12), riêng Lai Châu chí đạt (3,8/12) Các vùng còn lại dao động ở 6,5 - 7,5/12
▪ Về trình độ chuyên môn kĩ thuật của LLLĐ: Năm 2002, cả nước có ~ 8,0 triệu người có trình độ
CMKT (chiếm 19,6% tổng số lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế) Xu hướng tăng nhanh nhất
là lao động có trình độ từ Cao đẳng, Đại học và trên đại học, sau đó là công nhân kĩ thuật Ở khu vực thành thị, tỉ lệ lao động có CMKT là 44%, còn ở nông thôn 12,1%
▪ Về dân số không hoạt động kinh tế của lực lượng lao động nước ta (không hoặc chưa có việc làm)
cũng khá cao Năm 1999, cả nước 4,4 triệu lao động không hoặc chưa có việc làm, thì năm 2002 tăng lên 5,8 triệu người (28,62% tổng số dân trong độ tuổi lao động) và năm 2008 là khoảng 3,63 triệu người (7,48%); trong số này thì số người đang đi học để nâng cao trình độ chiếm khoảng 1/3, đây là nguồn bổ sung lao động (cả về số và chất lượng) cho các ngành kinh tế trong tương lai
• Vấn đề việc làm
- Có việc làm thường xuyên
+ Cả nước: năm 2008, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 44,91 triệu
người, chiếm 51,2% tổng số dân
+ Chia theo khu vực: khu vực I (52.62%), khu vực II (20.83%), khu vực III (26.55%)
+ Theo thành phần kinh tế: kinh tế Nhà nước (9,07%), ngoài Nhà nước (87.20%) và kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài (3.73%)
- Thiếu việc làm và thất nghiệp
+ Ở khu vực nông thôn: Tình trạng thiếu việc làm có xu hướng giảm nhanh, năm 1996 là 27,72%,
đến năm 2008 còn 6,10%, những vùng có tỉ lệ người thiếu việc làm cao hơn mức TB của cả nước là ĐB sông Hồng (8,23%), Đồng bằng sông Cửu Long (7,11%)
+ Ở khu vực thành thị: Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị có xu hướng giảm, nhưng chậm Năm 1996 tỉ lệ
thất nghiệp là 5,88%, đến 2008 còn 4,65%, cao nhất là ĐB sông Hồng (5,35%) và Đông Nam Bộ (4,89%) Bảng 2.14 Tỉ lệ lao động có việc làm thường xuyên phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành kinh
tế các năm 2000 - 2008
Tổng số lao động (nghìn người) 37609.6 39507.7 41586.3 43338.9 44915.8
Phân theo thành phần kinh tế (%)
Kinh tế ngoài Nhà nước 89.70 89.01 876.90 87.81 87.20
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 0.99 1.49 22.87 3.08 3.73
Phân theo ngành kinh tế (%)
Trang 5Bảng 2.15 Tỉ lệ thời gian thiếu việc làm ở nông thôn và thất nghiệp ở thành thị của lao động (%)
Thiếu
VL
Thất nghiệp
Thiếu VL
Thất nghiệp
Thiếu VL
Thất nghiệp
Thiếu VL
Thất nghiệp
Thiếu VL
Thất nghiệp
Cả nước 27,72 5,88 26,44 6,74 22,35 5,78 19,35 5,31 5,10 2,38
ĐBSH 24,12 7,57 26,12 8,00 21,75 6,38 18,24 5,61 8,23 5,35
Đ.Bắc 21,70 6,42 28,28 6,95 22,91 5,93 21,22 5,12 2,56 4,17
BTBộ 26,57 6,96 27,72 7,15 24,40 5,45 20,19 4,98 6,34 4,77
NTBộ 29,07 5,57 25,98 6,55 22,69 5,46 17,30 5,52
T.Nguyên 24,95 4,24 21,35 5,40 19,57 4,39 16,54 4,23 5,65 2,51
ĐNBộ 38,17 5,43 23,80 6,33 21,55 6,08 18,30 5,62 3,69 4,89
ĐBSCL 31,65 4,73 26,84 6,40 21,73 5,26 20,00 4,87 7,11 4,12
+ Nếu xét trong độ tuổi, tỉ lệ thất nghiệp cao nhất tập trung trong độ tuổi từ 15 - 34 tuổi, đây là lực
lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, nhưng chưa tìm được việc làm phù hợp Thất nghiệp ở thành thị > nông thôn, ở phụ nữ > nam giới (lí do nữ ít có cơ hội so với nam giới về việc làm và về đào tạo)
+ Theo đơn vị hành chính, trong số 64 tỉnh – thành phố thì năm 2003 có 4 tỉnh – thành phố tỉ lệ thất
nghiệp cao nhất là (xem bảng 2.16)
Bảng 2.16 Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở một số thành phố lớn (%)
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
TP Hồ Chí Minh 5,68 6,13 6,76 6,88 6,48 6,04 6,73 6,58
• Xu hướng chuyển dịch
- Đối với cả nước Nhìn chung, cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế (nhóm ngành) có thay đổi
theo hướng công nghiệp hóa Tuy vậy, phần lớn lao động vẫn tập trung trong nhóm ngành nông – lâm – ngư Ví dụ, các năm 1979, 1999, 2005 và 2008: tỉ trọng lao động trong khu vực I giảm tương ứng là (79,0%, 68,8%, 57,1% và 52,6%) Lao động trong khu vực II tăng nhưng chậm (tỉ lệ tương ứng là 6,0%, 12,0% 18,2% và 20,8%) Lao động trong khu vực III tăng nhanh hơn (15,0%, 19,2%, 24,7% và 26,6%)
- Giữa các vùng lãnh thổ: cơ cấu lao động giữa các khu vực có sự chuyển dịch phù hợp với quá trình
CNH’ và HĐH’ đất nước Tuy nhiên giữa các vùng, tỉ trọng lao động giữa các khu vực rất khác nhau:
+ Lao động trong khu vực I: thấp nhất là Đông Nam Bộ (31,5%), Duyên hải Nam Trung Bộ (57,6%), Đồng bằng sông Hồng (58,0%); Các vùng còn lại đều cao hơn mức TB của cả nước
+ Lao động trong khu vực II: cao nhất là Đông Nam Bộ (27,9%); thấp nhất là Tây Bắc (3,3%), Đông Bắc (8,1%), Bắc Trung Bộ (11,1%), Đồng bằng sông Cửu Long (11,5%)
+ Lao động trong khu vực III: cao nhất là Đông Nam Bộ (40,6%), tiếp đến Duyên hải Nam Trung Bộ (25,8%), đến Đồng bằng sông Cửu Long (24,7%); Thấp nhất là Tây Bắc (9,9%), Đông Bắc (14,4%), Bắc Trung Bộ (16,6%)
Trang 6Bảng 2.17 Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế thường xuyên phân theo nhóm ngành của các vùng năm 2002 (đơn vị: %)
Các vùng Chia theo nhóm ngành kinh tế
Nông, lâm, ngư Công nghiệp-Xây dựng Dịch vụ
- Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần (5
thành phần kinh tế), có thể chia thành 2 khu vực là khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước Xu hướng chuyển dịch lao động đang diễn ra là sự chuyển dịch từ khu vực Nhà nước sang khu vực ngoài Nhà nước (điều này phù hợp khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường) Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước
và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (trước đây) chỉ thu hút lao động trong các ngành nông – lâm - ngư, thì hiện nay đang thu hút ngày càng nhiều lao động trong các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ (xem thêm bảng 2.14)
▪ Vấn đề việc làm đang được giải quyết theo hướng sau
- Việc làm và thất nghiệp có liên quan chặt chẽ với nhau trong sự biến động của thị trường lao động
và sự phát triển kinh tế - xã hội Thất nghiệp là biểu hiện của sự không cân bằng của thị trường lao động khi mà nhu cầu việc làm cao hơn chỗ làm việc (cầu > cung) Trong những năm gần đây, các chính sách
khuyến khích SX, đa dạng hóa các thành phần kinh tế đã làm cho nền kinh tế phát triển nhanh, tạo thêm được nhiều việc làm mới Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng của LLLĐ cao nên vấn đề thất nghiệp vẫn còn là thách thức lớn đối với nước ta
- Phương hướng giải quyết: Đối với cả nước: phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng để vừa khai thác tốt tiềm năng của mỗi vùng; vừa tạo thêm việc làm mới Đối với các vùng nông thôn: Đẩy mạnh
công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; đa dạng hoá các hoạt động kinh tế; khôi phục lại các ngành nghề
thủ công truyền thống; công nghiệp hóa nông thôn Đối với các thành phố lớn: Phát triển các hoạt động
công nghiệp, dịch vụ qui mô nhỏ, kĩ thuật tinh xảo, thu hồi vốn nhanh, cần nhiều lao động; Mở rộng liên
doanh, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu lao động Đối với giáo dục – đào tạo: Đa dạng hoá các loại hình đào
tạo; đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề trong nhà trường và giới thiệu việc làm để giúp người lao động tự tạo việc làm hoặc tìm kiếm việc làm thích hợp
b Kết cấu dân số theo trình độ văn hoá
- Trình độ văn hoá (hay nói cách khác đó là trình độ dân trí, học vấn của dân cư) là điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển của đất nước, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng lựa chọn và thay đổi nghề nghiệp khi cần thiết Kết cấu dân số theo trình độ văn hóa (theo quan niệm của LHQ) là một trong 3 thành phần cơ bản liên quan đến sự phát triển con người bao gồm tỉ lệ người biết chữ và số năm đi học TB của dân cư Ngoài ra, có thể xem xét thêm các chỉ tiêu khác như số HS - SV/10.000 dân, số lượng HS - SV/1 giáo viên
Trang 7Các chỉ tiêu này phản ánh trình độ và xu hướng phát triển của nền giáo dục và chính sách giáo dục của một quốc gia
- Cả nước, năm 2002 là 86,60% Ở thành thị 95,2% (nam 97,1%, nữ 93,4%); Ở khu vực nông thôn tỉ
lệ này tương ứng là 89,8% (nam 93,4% và nữ 86.5%)
- Theo các vùng lãnh thổ, tỉ lệ biết chữ cũng có sự phân hóa rõ rệt Các vùng có tỉ lệ người mù chữ
thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng (5,5%), Đông Nam Bộ (7,9%), Bắc Trung Bộ (8,7%) Cao nhất là Tây Bắc và Tây Nguyên (26,7% và 17,0%)
Bảng 2.18 Tỉ lệ biết chữ theo giới tính và theo vùng của nước ta năm 1998 - 2002 (%)
Cả nước 86,60 91,40 82,31 91,10 94,30 88,20
Đồng bằng sông Hồng 91,45 96,37 87,15 94,50 97,90 91,40 Bắc Trung Bộ 91,00 95,62 86,96 91,30 95,20 87,80
DH Nam Trung Bộ 84,67 88,98 80,70 90,60 94,90 86,60 Tây Nguyên 63,96 72,13 56,32 83,00 88,30 77,80 Đông Nam Bộ 90,44 93,70 87,45 92,10 94,50 89,50
ĐB sông Cửu Long 82,00 87,66 77,08 88,10 91,30 85,10
- Theo nhóm tuổi chung cho cả nước: tỉ lệ biết chữ cao nhất ở độ tuổi từ 11 - 39 tuổi (trong độ tuổi
này lại cao nhất ở độ tuổi từ 19 - 39) Tỉ lệ biết chữ thấp nhất là từ ≥55 tuổi
- Số năm đi học TB của người lớn từ ≥25 tuổi của nước ta cũng tăng lên Năm 1992 - 1993 số năm
đi học TB của dân cư là 5,4 năm (ở thành thị là 7,09; nông thôn là 4,96; nam giới là 5,89; nữ giới là 4,95); đến năm 1998, số năm đi học TB của cả nước đã tăng lên 6,2 năm (thành thị 7,9; nông thôn 5,7; Nam là 6,7;
nữ là 5,6) Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới thì số năm đến trường của người dân Việt Nam còn thấp
- Về qui mô đào tạo: Học sinh ở nước ta tiếp tục tăng ở tất cả các cấp học, ngành học, điều này
chứng tỏ nhu cầu học tập và đào tạo của nước ta ngày càng lớn Số trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp cũng tăng nhanh
Bảng 2.19 Số trường, lớp, giáo viên và học sinh phổ thông tại thời điểm 30/9 hàng năm
Giáo viên trực tiếp giảng dạy (người) 492700 631700 117226 138058
Số học sinh (Nghìn học sinh) 15561,0 17685,3 2426,87 2774,0
- Về mặt sư phạm, để đảm bảo chất lượng và điều kiện học tập tốt cho học sinh, sinh viên thì mỗi lớp
học không nên quá 30 học sinh Ở các nước có nền kinh tế phát triển, tỉ lệ ở cấp I (19/1), cấp II (15/1) và cấp III là (13/1) Ở nước ta con số này cao hơn hẳn Năm học 1998-1999: ở cấp I (32,8), cấp II (28,6) và ở cấp III là (29,6) Riêng ở hai vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ tỉ lệ này còn cao hơn (đều trên
30 ở các cấp) Đến năm 2005, con số này là: ấp I (20,6), cấp II (20,5), cấp III (25,7)
Bảng 2.20 Số HS-SV/1 vạn dân và số HS/1 giáo viên theo vùng lãnh thổ (đến 31/12/2005)
Trang 8Các vùng Số HSPT/1
vạn dân(*)
Số HS TC, CĐ, ĐH/1 vạn dân(*)
Số HS/1 giáo viên Chung C.I C.II C.III
- Riêng về giáo dục THCN, ĐH & CĐ: Năm 2000, cả nước có 178 trường ĐH & CĐ (899.500 sinh
viên) và 253 trường THCN (255.000 học sinh), thì đến năm 2005, tương ứng là 255 trường (1,38 triệu sinh viên) và 284 trường (500.500 học sinh), năm 2008 tăng lên 393 trường ĐH & CĐ (ngoài công lập là 71 trường), số sinh viên tương ứng là (1,67 triệu và 197,9 nghìn); THCN 282 trường (ngoài công lập 79 trường) với tổng số học sinh là 6.288,0 nghìn (hệ dài hạn là 5.121,0 nghìn, hệ khác 1.167,0 nghìn học sinh)
2.4 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
2.4.1 Khái niệm về chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống là một khái niệm rộng; phức tạp để phản ánh mức độ được đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người về vật chất, tinh thần và chất lương môi trường Quan niệm về chất lượng cuộc sống cũng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của xã hội và có thể khác nhau giữa các nước
Để so sánh về chất lượng cuộc sống giữa các quốc gia, Chương trình phát triển của LHQ (UNDP) đã đưa ra chỉ số phát triển con người (gọi tắt HDI) HDI được tổng hợp từ 3 chỉ tiêu là tuổi thọ BQ; trình độ học vấn và mức sống (GDP/Ng) Nếu HDI từ 0,8 - 1,0 (là cao); từ 0,5 - 0,79 (là TB); từ < 0,5 (là thấp) Căn cứ vào các chỉ tiêu trên, năm 1999 Việt Nam xếp thứ 110/174 nước tham khảo sát
2.4.2 Về GDP/Người
Trong những năm qua, công cuộc đổi mới của nước ta đã thu được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực cả kinh tế, chính trị xã hội Trong khoảng trên 10 năm trở lại đây chúng ta đều duy trì được nhịp độ tăng trưởng GDP khá cao ở mức > 7%/năm, đời sống của nhân dân đã được cải thiện GDP bình quân/đầu người/năm tăng ~ 6%
TNBQ/Ng có sự phân hoá giữa các vùng và theo các nhóm thu nhập Các vùng có mức TNBQ/Ng thấp hơn mức TB của cả nước là Miền núi – trung du Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, ĐB sông Cửu Long Vùng có mức TNBQ/ng cao nhất là Đông Nam Bộ
Bảng 2.21 Thu nhập BQ/người/tháng thời kỳ 1996 - 2006 (nghìn đồng)
Trang 9Đồng bằng sông Hồng 173,8 210,0 269,2 488,2 666,0
Theo báo cáo của Ngân hàng TG: GDP/Ng nước ta năm 1999 là 310 USD; năm 2002 là 440 USD
(mức TB của TG là 5.120 USD, các nước phát triển 20.670 USD, các nước đang phát triển 1.230 USD) Như vậy, so với nhóm các nước đang phát triển thì TNBQ/Ng của nước ta chỉ bằng 1/4 Điều này cũng dễ dàng lý giải, bởi vì Việt Nam là nước có nền kinh tế chưa phát triển vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, còn nhiều yếu tố chưa đảm bảo tăng trưởng cao và bền vững Nhưng từ sau đổi mới, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta khá cao, đời sống của nhân dân đã được cải thiện, TNBQ/người liên tục tăng (năm 2005 GDP/người đã tăng lên 640,0 USD)
Để xác định chỉ tiêu đói - nghèo và hoạch định chính sách xoá đói - giảm nghèo của Nhà nước, thì chỉ tiêu thu nhập được coi là quan trong nhất (thu nhập được tính bằng tiền) Tuy nhiên, hiện nay giá cả không ổn định lại có sự khác nhau giữa các vùng Vì vậy, có thể dùng hình thức phổ biến là hiện vật được qui ra gạo, đây cũng là sự tính toán truyền thống của nhân dân ta; mặt khác ở các vùng nông thôn, nhu cầu thiết yếu của người nghèo là gạo, chỉ tiêu lượng gạo BQ/ng/tháng có ý nghĩa đầu tiên là đủ ăn
Bảng 2.22 Tiêu chuẩn được coi là nghèo - đói ở nước ta 2001-2002 (Do Bộ LĐ& TBXH đưa ra)
Gạo/người/tháng Đồng/người/tháng
Nghèo
- Nông thôn, miền núi, hải đảo
- Nông thôn, đồng bằng, TD
- Thành thị
< 20kg
< 25kg
< 35kg
< 80.000đ
< 100.000đ
< 150.000đ Chương trình xoá đói-giảm nghèo được Chính phủ đề ra và được thực hiện có hiệu quả từ năm 1992, với các hình thức như xây dựng cơ sở hạ tầng, xắp xếp lại dân cư, cho vay vốn với lãi suất thấp, hướng dẫn cách làm ăn,.v.v Kết quả năm 1992, cả nước có 3,8 triệu hộ nghèo, thì đến năm 1998 chỉ còn 2,4 triệu hộ (TB mỗi năm giảm 2% hộ đói nghèo ~ 25 - 30 vạn hộ/năm)
Bảng 2.23 Tỉ lệ nghèo chung (*) và nghèo LT - TP (**) của các vùng năm 2006 (%):
Tỷ lệ nghèo chung 28,9 19,5 Tỷ lệ nghèo chung 25,2 19,0
Tỷ lệ nghèo LT - TP 9,9 6,9 Tỷ lệ nghèo LT - TP 10,7 7,6
Tỷ lệ nghèo chung 22,4 12,1 Tỷ lệ nghèo chung 51,8 33,1
Tỷ lệ nghèo LT - TP 6,5 4,6 Tỷ lệ nghèo LT - TP 17,0 12,3
Tỷ lệ nghèo chung 38,4 29,4 Tỷ lệ nghèo chung 10,6 5,4
Tỷ lệ nghèo LT - TP 14,1 9,4 Tỷ lệ nghèo LT - TP 3,2 1,8
Tỷ lệ nghèo chung 68,0 58,6 Tỷ lệ nghèo chung 23,4 19,5
Tỷ lệ nghèo LT - TP 28,1 21,8 Tỷ lệ nghèo LT - TP 7,6 5,2
Trang 10Bắc Trung Bộ Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2007
Tỷ lệ nghèo chung 43,9 31,9
Tỷ lệ nghèo LT - TP 17,3 12,2
(*) Tỷ lệ nghèo chung được tính theo chi tiêu BQ / người/ tháng và chuẩn nghèo chung của TCTK
và ngân hàng TG với chi tiêu BQ/người/tháng qua các năm: Năm 2002 là 160.000 đồng; Năm 2004: 173.000 đồng
(**) Tỷ lệ nghèo LT-TP được tính theo TNBQ/người/tháng và chuẩn nghèo LT-TP với mức TNBQ/người/tháng qua các năm như sau: Năm 2002 (thành thị 146.000 đồng nông thôn: 112.000 đồng); Năm 2004 ( thành thị 163.000 đồng, nông thôn: 124.000 đồng)
2.4.3 Về Giáo dục
Dân số và giáo dục tác động lẫn nhau trong mối quan hệ qua lại của nhiều yếu tố như kinh tế, văn hóa, khoa học, tôn giáo Qui mô và tốc độ tăng dân số hàng năm cũng như cơ cấu dân số (già hay trẻ) phản ánh nhu cầu đi học của dân cư Số lượng và tốc độ tăng dân số ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mà trước hết là mức thu nhập ảnh hưởng lớn đến mức đầu tư cho giáo dục, đến qui mô và chất lượng giáo dục
- Ở nước ta, theo kết quả điều tra dân số và nhà ở 1999 - 2005) cho thấy:
Nếu trong trong thời kỳ từ 1979 - 1989, dân số tăng thêm 11,6 triệu người (tỉ suất tăng TB 2,1%/năm); thì đến 1989 - 1999, dân số cũng chỉ tăng thêm 11,9 triệu người (gia tăng 1,7%/năm) và 1999 –
2005, dân số tăng thêm 6,6 triệu người (gia tăng là 1,3%) Như vậy, tỉ suất tăng dân số BQ trong thời gian qua đã giảm khá nhanh (từ 2,1% xuống 1,3%); Song qui mô số dân ngày càng tăng (từ 52,5 triệu tăng lên 83,1 triệu) là cản trở lớn đối với sự phát triển đất nước (có giáo dục) Trình độ chuyên môn – kĩ thuật và tay nghề còn thấp; cơ cấu giáo dục – đào tạo mất cân đối cùng với sự chênh lệch giữa nam và nữ; giữa thành thị
và nông thôn dẫn tới chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo ở các cấp học, bậc học còn nhiều hạn chế Mặc dù tỉ lệ biết chữ của dân số ≥10 tuổi khá cao, năm 1999 là 91,1%; Nhưng số năm đi học BQ lại thấp mới đạt 6,2 năm; Số người có trình độ cao còn ít Trình độ Cao đẳng – Đại học ~ 2,8%; Trình độ trung cấp,
kỹ thuật là 8,1% Có sự chênh lệch về trình độ giữa nam - nữ, giữa thành thị - nông thôn Năm học
2001-2002, tỉ lệ tốt nghiệp bậc Tiểu học là 99,4%, Trung học cơ sở là 96,9% và Trung học phổ thông là 89,8% Ở tất cả các cấp, thì tỉ lệ tốt nghiệp cao nhất là ĐB sông Hồng, thấp nhất là Tây Nguyên và ĐB sông Cửu Long
- Về ngân sách đầu tư cho giáo dục ở Việt Nam ngày càng tăng, nhưng chưa đáp ứng được với yêu
cầu, so với nhiều nước trên thế giới còn thấp Theo Báo cáo phát triển của LHQ năm 1998, thì ngân sách đầu tư cho giáo dục (% GDP) của thế giới năm 1994 là 4,9% (các nước phát triển 5,2%, đang phát triển 3,8%, ở Việt Nam chỉ 2,5%)
- Để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, góp phần cải thiện
và nâng cao chất lượng cuộc sống; Cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục thông qua việc xây dựng chiến lược giáo dục – đào tạo thích hợp cho tương lai; Tăng cường công tác xã hội hóa nhằm bổ sung nguồn nhân lực đầu tư cho giáo dục; Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để trẻ em đến tuổi đi học được đến trường; Nâng cao tỉ lệ theo học ở các bậc học từ phổ thông trung học trở lên, bao gồm cả các lĩnh vực đào tạo nghề; Chú ý ưu tiên các vùng mà trình độ dân trí, học vấn và nghề nghiệp còn thấp
Bảng 2.24 Ngân sách đầu tư cho giáo dục & y tế thời kỳ từ 1990 – 2000
Năm Đầu tư cho giáo dục BQ/người
(nghìn đồng)
Đầu tư cho y tế BQ/người
(nghìn đồng)