1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Giáo án sinh học 8 - Thân nhiệt pdf

8 752 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 180,45 KB

Nội dung

Thân nhiệt I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Nêu khái niệm thân nhiệt - Trình bày các cơ chế điều hoà thân nhiệt - giải thích được cơ sở khoa học của các phản ứng cơ thể trong các điều kiện thời tiết khác nhau 2.Kỹ năng: - Phân tích 3.Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái II. PHƯƠNG PHÁP: - Hỏi đáp - tìm tòi III. CHUẨN BỊ: - PHIẾU HỌC TẬP - Bảng phụ IV.CÁC HOẠT ĐỘNG: ĐVĐ: Có bao giờ em đo nhiệt độ của cơ thể mình và đo bằng dụng cụ gì? (Nhiệt kế)? Bao nhiêu độ? (bình thường là 37 o C). Có khi nào nhiệt độ cơ thể tăng hoặc giảm không? (sốt). Lượng nhiệt đó do đâu mà có? Làm thế nào để luôn ổn định nhiêt độ đó? Hoạt động 1: THÂN NHIỆT Mục tiêu: - Khái niệm thân nhiệt - Nêu được quá trình sản sinh nhiệt Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS đọc thông tin ? Cho biết quá trình nào trong tế bào sản sinh nhiệt? ? Tất cả nhiệt lượng đó có giữ lại trong cơ thể không? ? Nhiệt độ cơ thể đo được gọi là gì? ? Hãy dự đoán xem khi nhiệt độ - HS nghiên cứu thông tin độc lập - Quá trình dị hoá - Chỉ giữ lại một phần tạo nên nhiệt độ cơ thể.Phần lớn toả ra môi trường qua da, hô hấp, bài tiết. - Thân nhiệt - Luôn ổn định 37 o C môi trường 40 o C hoặc khi 20 o C thì nhiệt độ cơ thể như thế nào? ? Vì sao? - Cơ thể luôn xảy ra hai quá trình đồng thời: Sinh nhiệt ( dị hoá- tế bào) + Toả nhiệt (bài tiết)  thân nhiệt ổn định Kết luận 1.1 - Thân nhiệt: Nhiệt độ của cơ thể - Cơ thể luôn xảy ra 2 quá trình đồng thời : Sinh nhiệt (dị hoá - tế bào) + Toả nhiệt (bài tiết) thân nhiệt ổn định - ĐVĐ: Nhờ đâu mà ở người bình thường 2 quá trình sinh nhiệt và toả nhiệt luôn ở trạng thái ổnđịnh? - Hoạt động 2: Cơ chế điều hoà thân nhiệt - Mục tiêu? - Nêu được vai trò của da trong điều hoá thân nhiệt - Chứng tỏ được vai trò chỉ đạo của hệ thần kinh trong việc điều hoà thân nhiệt - Tiến hành: - Hoạt động của giáo viên - Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS vận dụng các kiến thức về chuyển hoá năng lượng để trả lời các câu hỏi ? Nhiệt do hoạt động cơ thể sinh ra đi đâu, để làm gì? ? Khi lao động nặng cơ thể có những phương thức toả nhiệt nào? ? Vì sao về mùa hè da hồng hào còn mùa đông thường tái và có hiện tượng sởn gai ốc? ? Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không có gió cảm thấy như thế nào và phản ứng của cơ thể ra sao? - Thảo luận nhóm 5 câu hỏi sách giáo khoa + Nhiệt tạo ra được máu phân phối khắp cơ thể, một phần toả ra môi trường để ổn định thân nhiệt + Hô hấp, tiết mồ hôi, qua da + Mùa hè nên nhiệt độ môi trường cao, cần tăng cường toả nhiệt bằng cách dãn mạch máu dưới da, trời lạnh mạch máu co lại, cơ lỗ chân lông co nhằm tránh mất nhiệt +Mồ hôi tiết ra nhiều khó bay hơi, chảy thành dòng, cảm thấy bứt rứt khó chịu ? Vậy da có vai trò gì trong sự điều hoà thân nhiệt? ? Hoạt động điều hoà của da có phải là phản xạ không? Tại sao? ? Ngoài cơ chế điều khiển co dãn mạch dưới da và tiết mồ hôi còn có cơ chế nào nữa không? ? Hãy phân tích cơ chế điều hoà thần kinh + Liên quan đến sự dãn nở mạch máu dưới da để điều hoà thân nhiệt + Là phản xạ, vì chịu sự điều khiển của hệ thần kinh + Co dãn lỗ chân lông, tăng cường uống nước, tăng hoặc giảm quá trình dị hoá… - Kết luận 2; - Thân nhiệt ổn định nhờ sự điều hoà theo cơ chế thần kinh: co dãn mạch máu dưới da, tăng giảm quá trình dị hoá, hoạt động tiết mồ hôi, co dãn lỗ chân lông… - Da giữ vai trò quan trọng trong hoạt động toả nhiệt của cơ thể Hoạt động 3: Phương pháp phòng chống nóng lạnh Mục tiêu: - Đề ra các phương pháp rèn luyện để bảo vệ cơ thể trước những thay đổi đột ngột của thời tiết - Giải thích được các hiện tượng trong cuộc sống Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS đọc thông tin - Tổ chức cho HS thảo luận cả lớp ? Chế độ ăn uống về mùa hè và mùa dông khác nhau như thế nào? ? Mùa hè cần làm gì để chống nóng? ? Để chống rét cần phải làm gì? ? Vì sao nói rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng? ? Việc xây nhà, xây công sở cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng và chống lạnh? ? Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? - Đọc thông tin - Thảo luận 6 vấn đề trong phàn lệnh + Mùa đông cần những chất giàu năng lượng, mùa hè cần nhiều chất giàu vitamin và muối khoáng +Uống nhiều nước, không chơi thể thao ngoài trời nắng dưới nhiệt độ cao + Giữ ấm, tránh gió lạnh đột ngột + Làm cho cơ thể thích nghi dần với điều kiện thời tiết + Hướng nhà: tránh gió độc, tránh nắng chiều, vật liệu làm nhà thích hợp với điều kiện thời tiết + Cây xanh có khả năng điều hoà nhiệt độ Kết luận 3: - Đối với các vùng miền có khí hậu khác nhau cần có biện pháp chống nóng hoặc chống lạnh thích hợp: hướng nhà hợp lý, thức ăn tuỳ theo mùa, bảo vệ cơ thể, trồng cây xanh… - Rèn luyện cơ thể thích nghi dần với điều kiện thời tiết làm tăng khả năng chịu đựng của cơ thể I. Kiểm tra - Đánh giá - Củng cố Điều phát biểu nào sau đây là đúng? Trong lao động và sinh hoạt hàng ngày để đề phòng: 1- Cảm nóng cần chú ý các điểm sau: a) Tắm ngay khi người đang nóng nực b) Nghỉ ngơi nơi có nhiều gió để mồ hôi khô nhanh, hạ nhiệt nhanh c) Hạ nhiệt một cách từ từ d) Tránh ngồi chỗ có gió lùa e) Cả c và d 2.Cảm lạnh cần chú ý các điểm sau: a) Mặc thật nhiều quần áo b) Mặc đủ ấm c) Ngâm chân nước muối nóng . độ đó? Hoạt động 1: THÂN NHIỆT Mục tiêu: - Khái niệm thân nhiệt - Nêu được quá trình sản sinh nhiệt Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS đọc thông tin. sao? - Cơ thể luôn xảy ra hai quá trình đồng thời: Sinh nhiệt ( dị ho - tế bào) + Toả nhiệt (bài tiết)  thân nhiệt ổn định Kết luận 1.1 - Thân nhiệt: Nhiệt độ của cơ thể - Cơ thể. đồng thời : Sinh nhiệt (dị hoá - tế bào) + Toả nhiệt (bài tiết) thân nhiệt ổn định - ĐVĐ: Nhờ đâu mà ở người bình thường 2 quá trình sinh nhiệt và toả nhiệt luôn ở trạng thái ổnđịnh? - Hoạt động

Ngày đăng: 05/07/2014, 22:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w