1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Giáo án sinh học 8 - Hô hấp và các cơ quan hô hâp potx

9 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 197,32 KB

Nội dung

Hô hấp và các cơ quan hô hâp I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp đối với cơ thể - Xác định trên tranh hoặc mô hình các cơ quan tham gia hô hấp và vai trò của chúng. 2. Kỹ năng: - Quan sát, phân tích, tổng hợp - Hoạt động nhóm nhỏ 3. Thái độ: Hình thành ý thức vệ sinh hô hấp II. PHƯƠNG PHÁP: - Tranh vẽ phóng to H20.1, 20.2, 20.3 - Phiếu học tập - Bản phụ IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: ĐVĐ: Sự sống luôn gắn liền với sự thở hay còn gọi là hô hấp. Khi hô hấp quá trình nào diễn ra là chủ yếu? (Lấy khí oxy vào và thải khí cacbônic). Đó chỉ là biểu hiện bên ngoài còn bản chất như thế nào? Khí oxy được sử dụng ra sao? Khí cacbonic tạo ra nhờ đâu? Các cơ quan nào tham gia vào hô hấp? H H o o ạ ạ t t đ đ ộ ộ n n g g 1 1 : : Khái niệm hô hấp và vai trò hô hấp Mục tiêu: - Nêu khái niệm hô hấp về bản chất - Nêu vai trò của hô hấp đối với cơ thể người: Tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Hướng dẫn HS đọc TT - Đọc thông tin - Suy nghĩ và trả lời độc lập ? Mọi tế báo hoạt động cần có yếu tố gì? - Năng lượng (dưới dạng ATP) - Từ các hợp chất hữu cơ trong thức ăn (P, G, L ) ? Nguồn gốc năng lượng tạo ra lấy từ đâu? ? Sự biến đổi thức ăn thành năng lượng có sự tham gia của nguyên tố hoá học nào? Quá trình nào? - Nguyên tố oxy. Quá trình oxy hoá các hợp chất hữu cơ, giải phóng cacbônic và năng lượng. - Treo tranh H20.1. Hướng dẫn quan sát: - Thảo luận nhóm lệch SGK + Tìm xem có mấy giai đoạn hô hấp - Đại diện nhóm trình bày: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH + Xảy ra ở đâu + Giai đoạn nào có các phản ứng hoá học liên quan đến oxy và cacbônic (giai đoạn 3) + Hô hấp liên quan đến Tiến trình bài giảng sống của cơ thể: cung cấp oxy cho tế bào tham gia phản ứng oxy hoá -> Năng lượng; thải loại cacbonic ra khỏi tế bào và cơ thể + Gồm 3 giai đoạn: Thở: xảy ra tại đường dẫn khí đến phổi Trao đổi khí ở phổi: xảy ra tại các phế nang của phổi Trao đổi khí ở tế bào: xảy ra tại tế bào + Ý nghĩa của sự thở: Khí từ môi trường vào liên tục -> thuận lợi khi trao đổi khí ở phổi Kết luận 1.1 - Hô hấp là quá trình xảy ra liên tục nhằm cung cấp O 2 cho tế bào và thải loại CO 2 từ Tiến trình bài giảng của tế bào ra môi trường. - Quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn: + Thở: Lấy O 2 từ môi trường vào cơ thể, thải loại CO 2 ra môi trường diễn ra tại đường dẫn khí + Trao đổi khí ở phổi: Xảy ra tại các phế nang của phổi + Trao đổi khí ở tế bào: Xảy ra tại các tế bào. Giai đoạn này có các phản ứng oxy hoá xảy ra, giải phóng năng lượng ĐVĐ: Vậy có những cơ quan nào tham gia vào hệ hô hấp? Hoạt động 2: Các cơ quan trong hệ hô hấp của người và chức năng của chúng Mục tiêu: - Chỉ trên tranh hoặc mô hình tên các cơ quan tham gia vào hệ hô hấp - Trình bày được chức năng của chúng Tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Treo tranh H20.2 - Quan sát ? Quan sát và cho biết những cơ quan nào tham gia vào hệ hô hấp? - GV ghi ở góc bảng. - Trả lời độc lập; Mũi  Họng  Thanh quản  Khí quản  Phế quản  Phổi - yêu cầu HS nghiên cứu bảng 20 - Thảo luận nhóm HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Nghiên cứu bảng 20 ? Với đặc điểm cấu tạo của từng bộ phận như vậy hãy cho biết chức năng của chúng? - HS dựa vào bảng trả lời - Yêu cầu HS thảo luận nhóm lệnh SGK - Thảo luận, đại diện nhóm trả lời - Hướng dẫn thảo luận từng câu hỏi ? Đặc điểm nào của đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, ấm không khí? - Những đặc điểm của đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, ấm không khí vào phổi: Lớp niêm mạc tiết chất nhầy, mao mạch dày đặc  toả nhiệt ? Không khí ấm lên có tác dụng gì? - Không khí ẩm  tăng tốc độ chuyển động - Đặc điểm tham gia bảo vệ phổi tránh các tác nhân gây hại: ? Đặc điểm của đường dẫn khí bảo vệ phổi trước các tác nhân có hại? + Long mũi: giữ bụi lớn + Dịch nhầy: giữ bụi nhỏ + Lông rung: quýet vật lạ ra hỏi khí quản HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH + Nắp thanh quản: ngăn thức ăn lọt vào ? Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng bề mặt trao đổi khí? + Tế bào limphô: tiết kháng thể bảo vệ ? Nhận xét chung về vai trò của đường dẫn khí vào phổi? - Đặc điểm cấu tạo của phổi làm tăng bề mặt trao đổi khí: 2 lớp màng chứa dịch -> phổi dễ dàng nở rộng; số lượng phế nang lớn tăng diện tích tiếp xúc và trao đổi khí ? Hãy nhận xét về chức năng của các bộ phận? - Nhận xét chung: + Đường dẫn khí: Dẫn khí ra vào phổi; làm ẩm, ẩm không khí; chống các tác nhân gây bệnh + Phổi: Trao đổi khí giữa môi trường và máu Chuyên hoá về chức năng Kết luận 2: - Hệ hô hấp gồm 2 bộ phận: đường dẫn khí (Mũi  Họng  Thanh quản  Khí quản  Phế quản) và 2 lá phổi - Đường dẫn khí có vai trò: Dẫn khí ra vào phổi; làm ẩm, ẩm không khí; chống các tác nhân gây bệnh (bụi, vi khuẩn ) - Phổi có vai trò: Trao đổi khí giữa môi trường và máu - Mỗi cơ quan trong từng bộ phận đảm nhiệm một chức năng riêng biệt  chuyển hoá cao về tổ chức IV. Kiểm tra - Đánh giá - Củng cố - Phát phiếu bài tập cho các nhóm; Câu 1: Trong 3 giai đoạn của quá trình hô hấp, giai đoạn nào có liên quan trực tiếp đến việc tạo năng lượng ATP: a.  Thở b.  Trao đổi khí ở phổi c.  Trao đổi khí ở tế bào d.  Cả b, c đều đúng e.  Cả a, b đúng Câu 2: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B tương ứng với thông tin ở cột A. Các cơ quan Đặc điểm cấu tạo đặc trưng A-Mũi B-Họng 1-Có 6 tuyến amiđan và 1 tuyến V.A chứa nhiều tế bào limphô C-Thanh quản 2-Có lớp mao mạch dầy đặc D-Khí quản 3-Cấu tạo bởi 15-20 vòng sụn khuyến xếp chồng lên nhau E-Phế quản 4-Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục. G-2 lá phổi 5-Có nhiều lông mũi. 6-Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy. 7-Có nắp thanh quản (sụn thanh liệt) có thể cử động để đậy kín đường hô hấp. 8-Bao người 2 lá phổi có 2 lớp mạng ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa 2 lớp có chất dịch. 9-Cấu tạo bởi các vòng sụn. Ở phế quản, tận nơi tiếp xúc các phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ. 10-Đơn vị cấu tạo của phổi là các phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi mang mao mạch dầy đặc có tới 700-800 triệu phế nang. -GV thu phiếu học tập của HS. Chiếu đáp án V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Đọc "Em có biết" và trả lời: Nhờ đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm cho bề mặt trao đổi khí của phổi lên đến 78-80m 2 ? (phế nang tập hợp tạo thành cụm) - Trả lời câu hỏi: 1, 2, 3. - Thở ra và hít vào sau đó nhận xét xem có những bộ phận nào tham gia . Hô hấp và các cơ quan hô hâp I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp đối với cơ thể - Xác định trên tranh hoặc mô hình các cơ quan tham gia hô hấp. đâu? Các cơ quan nào tham gia vào hô hấp? H H o o ạ ạ t t đ đ ộ ộ n n g g 1 1 : : Khái niệm hô hấp và vai trò hô hấp Mục tiêu: - Nêu khái niệm hô hấp về bản chất - Nêu vai trò của hô. hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Treo tranh H20.2 - Quan sát ? Quan sát và cho biết những cơ quan nào tham gia vào hệ hô hấp? - GV ghi ở góc bảng. - Trả lời độc lập;

Ngày đăng: 05/07/2014, 22:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN