1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ÔN THI TNPT PHẦN THƠ-NGỮ VĂN

19 260 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 174,5 KB

Nội dung

-Xuõn Qunh I/ PHN MT: KIN THC C BN V TC GI, TC PHM A. VI NẫT V CUC I V TH XUN QUNH: 1. Tiu s: (Tiu dn SGK) - Cuc i a oan, nhiu thit thũi, lo õu, vt v, trỏi tim a cm, luụn khao khỏt tỡnh yờu, gn bú ht mỡnh vi cuc sng, luụn chm chỳt nõng niu hnh phỳc bỡnh d, i thng. - Cỏi Tụi giu v p n tớnh, rt thnh tht, giu c hi sinh, v tha. Xuõn Qunh khỏt vng sng, khỏt vng tỡnh yờu chõn thnh, mónh lit luụn gn vi cm thc lo õu v s phai tn, v, nhng d cm bt trc 2. Th Xuõn Qunh - Xuõn Qunh l nh th ca hnh phỳc i thng. Th ch l ting lũng ca mt tõm hn ti tr, luụn khỏt khao tỡnh yờu, hnh phỳc bỡnh d i thng. Trong s cỏc nh th hin i Vit Nam, Xuõn Qunh xng ỏng c gi l nh th tỡnh yờu. Ch vit nhiu, vit hay v tỡnh yờu trong ú Súng l mt bi th c sc. - c im ni bt trong th tỡnh yờu ca Xuõn Qunh l ch va khỏt khao mt tỡnh yờu lý tng v hng ti mt hnh phỳc bỡnh d thit thc: n Xuõn Qunh, th hin i Vit Nam mi cú mt ting núi by t trc tip nhng khỏt khao tỡnh yờu va hn nhiờn chõn thc, va mónh lit sụi ni ca mt trỏi tim ph n. -Súng l bi th ó kt tinh nhng gỡ s trng ca hn th Xuõn Qunh. Nhng thnh cụng ỏng k nht l Xuõn Qunh ó mn hỡnh tng súng din t nhng cm xỳc va phong phỳ phc tp, va thit tha sụi ni ca mt trỏi tim ph n ang ro rc khao khỏt yờu ng. - Tác phẩm chính- Các tập thơ : Tơ tằm - Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Gió lào cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Bầu trời trong quả trứng (1982), Hoa cỏ may (1989), Tự hát (1984) B. BI TH : 1. Xut x v HCST - In trong tp Hoa dc chin ho (1968). - Sỏng tỏc nm 1967 trong chuyn i thc t vựng bin Diờm in (Thỏi Bỡnh). - L mt bi th c sc vit v tỡnh yờu, rt tiờu biu cho phong cỏch th Xuõn Qunh. Bi th bc l mt khỏt vng va hn nhiờn, chõn tht va da dit, sụi ni v tỡnh yờu mónh lit rng ln v vnh hng ca trỏi tim ngi ph n. 2. í ngha hỡnh tng súng v nhp iu bi th - Súng l hỡnh tng n d ca tõm trng ngi con gỏi ang yờu. Súng l mt s húa thõn v phõn thõn ca cỏi tụi tr tỡnh - mt kiu c bit ca cỏi tụi tr tỡnh nhp vai. Hai nhõn vt tr tỡnh ny (súng v em) tuy hai m mt, cú lỳc phõn ụi ra ( soi chiu vo nhau, lm ni bt s tng ng), cú lỳc li hũa nhp vo nhau ( to nờn s õm vang, cng hng). Hai hỡnh tng ny an ci, qun quýt vi nhau nh hỡnh vi búng, song song tn ti t u n cui bi th, soi sỏng, b sung cho nhau nhm din t mt cỏch mónh lit hn, sõu sc hn v thm thớa hn khỏt vng tỡnh yờu ang cun cun tro dõng trong trỏi tim n thi s. Hỡnh tng súng l mt tỡm tũi ngh thut khỏ c ỏo ca Xuõn Qunh nhm th hin nhng cung bc tỡnh cm v tõm trng ca ngi ph n ang yờu. - Cựng vi nhng ý tng sõu xa t hỡnh tng súng, ngi c cũn b chinh phc bi nhp iu ca cõu ch, ú chớnh l nhp iu ca súng- nhp ca iu ca tõm hn ngi ph n ang yờu: C bi th c kin to bng th th 5 ch vi mt õm hng do dt, nhp nhng, 1 luân phiên như nhịp vỗ của sóng. Thể thơ ngũ ngôn với những câu ngắn, đều nhau, tạo nên một ý niệm về hình thể của các con sóng. Nhịp điệu của các câu thơ thật đa dạng, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng: 2/3 (Dữ dội và dịu êm-Ồn ào và lặng lẽ), 1/2/2 (Sông không hiểu nổi mình-Sóng tìm ra tận bể), 3/1/1 (Em nghĩ về anh, em), 3/2 (Em nghĩ về biển lớn- Từ nơi nào sóng lên), v.v Các cặp đối xứng xuất hiện liên tiếp, câu sau thừa tiếp câu trước, tựa như những đợt sóng xô bờ, sóng tiếp sóng dào dạt. Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nứơc Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Âm điệu bài thơ với nhiều sắc thái đa dạng, phong phú, tạo nên vẻ tự nhiên như thể với ý tứ này, tâm trạng này tất yếu phải tìm đến hình thức ngụ ngôn này, cách ngắt nhịp này Bài thơ đẹp như những sóng lòng lan truyền nhiều thế hệ, đặc biệt là lớp trẻ. Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh là tiếng nói trái tim của những con người đang yêu, biết yêu và biết giữ mãi tình yêu cao đẹp của mình. 3.Tâm trạng của nhân vật trữ tình. a. Trạng thái tâm lý đặc biệt của người phụ nữ đang yêu (khổ 1+2): - Sóng được nhà thơ hình tượng hóa, thể hiện những trạng thái tâm lý đặc biệt của người phụ nữ đang yêu: Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ - Sóng thể hiện khát vọng vươn tới, tìm kiếm trong tình yêu của người phụ nữ: Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể - Đối diện với biển, nhà thơ liên tưởng đến sự bất diệt của khát vọng tình yêu. Biển muôn đời cồn cào xáo động, như tình yêu muôn đời vẫn “bồi hồi trong ngực trẻ” (Ôi con sóng ngày xưa. Và ngày sau vẫn thế. Nỗi khát vọng tình yêu. Bồi hồi trong ngực trẻ). - Người con gái trong bài thơ muốn cắt nghĩa nguồn gốc của sóng để tìm lời giải đáp cho câu hỏi về sự khởi nguồn của tình yêu trong trái tim mình: Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên? Nhưng tình yêu muôn đời vẫn là điều bí ẩn, không dễ cắt nghĩa. Xuân Quỳnh thú nhận sự bất lực ấy một cách rất dễ thương: “Em cũng không biết nữa. Khi nào ta yêu nhau”. b. Yêu thì nhớ nhung (khổ 5): - Người con gái đang yêu nhờ sóng diễn tả nỗi nhớ trong lòng mình: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được - Nhân vật em còn trực tiếp diễn tả nỗi nhớ da diết của mình: “Lòng em nhớ đến anh. Cả trong mơ còn thức”. Nỗi nhớ dâng trào, tràn ngập trong không gian và thời gian, nỗi nhớ hiện về trong ý thức và trong cả tiềm thức. c. Yêu thì tin tưởng, thủy chung (khổ 6+7): - Hình tượng sóng còn là sự biểu hiện của một tình yêu thiết tha, bền chặt, thủy chung của người phụ nữ: Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ 2 Hướng về anh - một phương - Hình tượng sóng là minh chứng cho một tình yêu chân chính, một tình yêu vượt qua mọi cách trở để đến bên nhau với một niềm tin mãnh liệt: Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở. Niềm tin và lòng thuỷ chung thật cảm động. Con sóng lúc nào cũng hướng tới bờ, tình yêu chung thuỷ nhất định cũng sẽ đi tới bến bờ hạnh phúc, dù thời gian có chia cách, không gian có cách trở. d. Khát vọng tình yêu vĩnh hằng: (khổ 8+9): - Người con gái khi yêu cũng bộc lộ một thoáng lo âu: Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa. - Nhà thơ ý thức được sự hữu hạn của đời người và sự mong manh của hạnh phúc nên có khát vọng hóa thân vào sóng để được trường tồn, bất diệt: Làm sao tan được ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ Khát vọng của tình yêu cũng là khát vọng được sống, gắn bó với cuộc đời như những con sóng hoà vào biển rộng bao la. Sóng vỗ triền miên bất tận như tình yêu gắn bó mãi mãi với cuộc sống, gắn bó bằng tình yêu và trong tình yêu. II/ PHẦN HAI: CÂU HỎI THAM KHẢO Đ ề 1. Hình t ượng “sóng” trong bài thơ đ ược miêu tả nh ư thế nào ? Gợi ý: - Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân, phân thân cái tôi trữ tình của nhà thơ. Cùng với hình tượng sóng, bài thơ này còn có một hình tượng nữa là em - cái tôi trữ tình của nhà thơ. Tìm hiểu hình tượng sóng, không thể không xem xét nó trong mối tương quan với em . - Hình tượng sóng trước hết được gợi ra từ âm hưởng dào dạt của nhịp điệu bài thơ. Đó là nhịp của những con sóng trên biển cả liên tiếp, triền miên, vô hồi vô hạn. Đó là âm điệu của một nỗi lòng đang tràn ngập, khao khát tình yêu vô hạn, đang rung lên đồng điệu, hòa nhịp với sóng biển. - Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả vừa cụ thể vừa sinh động nhiều trạng thái, tâm trạng, những cung bậc tình cảm khác nhau trong trái tim của người phụ nữ đang rạo rực khao khát yêu đương. Mỗi trạng thái tâm hồn cụ thể của người con gái đang yêu đều có thể tìm thấy sự tương đồng của nó với một khía cạnh, một đặc tính nào đó của sóng. Đề 2. Qua bài thơ Sóng , vẻ đẹp tâm hồn của ng ười phụ nữ trong tình yêu đ ược thể hiện nh ư thế nào ? Gợi ý: - Qua bài thơ Sóng, ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Người phụ nữ ấy mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khao khát yêu đương mãnh liệt và những rung động rạo rực trong lòng mình. Người phụ nữ ấy thủy chung, nhưng không còn nhẫn nhục, cam chịu nữa. Nếu “sông không hiểu nổi mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó, để “tìm ra tận bể”, đến với cái cao rộng, cái lớn lao. Đó là những nét mới mẻ, hiện đại trong tình yêu. - Tâm hồn người phụ nữ đó giàu khao khát, không yên lặng: “vì tình yêu muôn thuở - Có bao giờ đứng yên” (Thuyền và biển). Nhưng đó cũng là một tâm hồn thật trong sáng, thủy chung vô hạn. Quan niệm tình yêu như vậy rất gần gũi với mọi người và có gốc rễ trong tâm thức dân tộc. Đề 3: Phân tích bài “Sóng” của Xuân Quỳnh Gợi ý: Dựa vào phần kiến thức cơ bản 3 Bài viết tham khảo: I.Đặt vấn đề Nhắc đến Xuân Quỳnh người đọc nghĩ ngay đến một nhà thơ của tình yêu, mặc dù thơ chị không chỉ viết về đề tài tình yêu, mà còn viết cả về đề tài chiến tranh cách mạng. Lí do là ở chỗ chị đã để lại một số bài thơ tình thật xuất sắc như Thơ tình cuối mùa thu, Tự hát, Thuyền và biển, v,v Bài thơ Sóng cũng nằm trong số những bài thơ tình đặc sắc ấy. Mượn hình tượng Sóng để nói về tình yêu, XQ không phải là người duy nhất. Ví dụ như Xuân Diệu chẳng hạn, trong bài thơ có nhan đề là Biển ông hình dung sóng như một chàng trai yêu bờ mãnh liệt, cuồng si. Đến lượt XQ, bằng cảm nhận riêng đầy nữ tính, hình ảnh sóng lại là một phân thân của chính nhà thơ cùng cất lên tiếng nói của tình yêu đôi lứa. Trong những vần thơ viết về tình yêu, XQ vừa bày tỏ niềm khao khát về một tình yêu lí tưởng, lại vừa hướng tới một hạnh phúc đời thường giản dị và thiết thực. Muốn hiểu chiều sâu và vẻ đẹp của bài thơ Sóng, phải đặt tác phẩm vào trong đặc điểm chung đó. II.Giải quyết vấn đề 1.Sóng biển và tình yêu Trong những đoạn đầu của bài tthơ, nhà thơ miêu tả sóng với những sắc thái, những sắc thái, những cung bậc khác nhau để rồi từ đó nói tới quy luật của tình yêu. Tình yêu là sự dung hoà những sắc thái tình cảm tưởng chừng như đối lập. Tình yêu có quy luật tự nhiên mà lí trí không giải thích được. Người ta tìm đến với tình yêu, soi mình vào tình yêu để tự nhận ra chính bản thân mình. Dữ dội và êm dịu Ồn ào và lặng lẽ Tác giả đã nhìn thấy sóng qua hai tính cách gần như đối lập nhau “dữ dội”, “ồn ào” với “êm dịu”, “lặng lẽ”. Đấy là hình ảnh thực tế về sóng biển. Nhưng nhà thơ còn hình dung ra sóng như thể một con ngư- ời, con người của suy tư, tìm kiếm: Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Từ hình ảnh sóng đi ra khơi xa rồi sóng lại vỗ vào bờ, nhà thơ liên tưởng tới tình yêu: Ôi con sóng ngày xa …………. Bồi hồi trong ngực trẻ Đây là một liên tưởng thú vị, bởi vì cũng như sóng biển tự bao giờ cho tới nay, tình yêu vẫn luôn luôn là nỗi khao khát của con người. Nếu tình yêu là nỗi khát vọng của con người thì đối với tuổi trẻ, tình yêu càng trở nên thân thiết đến nỗi có thể tuổi trẻ gắn liền với tình yêu. Đấy phải chăng là điều mà Xuân Diệu từng phát biểu: Làm sao sống được mà không yêu /Không nhớ không thương một kẻ nào. 2.Tình yêu của anh và em Cả đoạn thơ trên nói chung về sóng biển và tình yêu, như một quy luật của cuộc sống. Đến đoạn thơ tiếp theo, tình yêu trở nên cụ thể, đó là tình yêu của anh và của em. ý thơ phát triển rất hợp lý, tứ thơ sâu sắc làm nên dáng nét suy tư trong thơ của Xuân Quỳnh: Trước muôn trùng sóng bể ……… Từ nơi nào sóng lên Tại sao “trước muôn trùng sóng bể”, “em nghĩ về anh, em” ? Thắc mắc về biển cả, chính là thắc mắc về tình yêu. Bởi vì thắc mắc về tình yêu chính là thắc mắc về người mình yêu. Đó là một hiện tượng tâm lý thông thường trong tình yêu - yêu có nghĩa là hiểu rất rõ về người mình yêu và đồng thời người yêu vẫn là một ẩn số kỳ thú đối với mình. Cũng như vậy, người đang yêu rất hiểu về tình yêu nhưng đồng thời vẫn luôn luôn tự hỏi không biết thế nào là tình yêu. (liên hệ bài thơ 28 của Tagor).Ở đây, nhà thơ Xuân Quỳnh đã liên hệ tâm lý ấy bằng hình tượng nghệ thuật hồn nhiên, dễ thương và gợi cảm: Sóng bắt đầu từ gió ……… Khi nào ta yêu nhau. Yêu, rõ ràng là thế mà đôi khi cũng không biết nó là gì. Nó cụ thể mà mơ hồ, nó gần gụi mà xa xôi, nó đơn giản mà phức tạp. Nó là con sóng. Nhà thơ lại trở về nghệ thuật nhân hóa: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được 4 Tưởng tượng đã giúp nhà thơ lý giải một hiện tượng của thiên nhiên: con sóng nhớ biển nhớ bờ cho nên ngày đêm liên tục vỗ vào bờ. Đâu đây có hình ảnh ý thơ của Xuân Diệu: Bờ đẹp đẽ cát vàng/Thoai thoải hàng thông đứng/Như lặng lẽ mơ màng/Suốt ngàn năm bên sóng (Biển) Cũng như vậy, yêu có nghĩa là nhớ. Nhớ cả trong mơ cũng như khi còn thức. Yêu anh có nghĩa là nghĩ đến anh, luôn luôn nghĩ đến anh: Lòng em nghĩ đến anh Cả trong mơ còn thức Phải chăng đó là điều mà Nguyễn Bính đã thể hiện một cách duyên dáng qua hình thức thơ dân dã của mình: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người Cái nhớ của tình yêu chính là nỗi khát khao vô hạn, là nỗi nhớ không nguôi: Uống xong lại khát là tình Gặp rồi lại nhớ là mình của ta (Xuân Diệu) Những liên tưởng trên đây giúp ta thấy cách diễn tả của Xuân Quỳnh chân thật và hồn nhiên biết chừng nào. Ở thơ của Xuân Quỳnh có sự liên kết giữa cái hồn nhiên, chân thật ấy với chất suy tư một cách tinh tế và chặt chẽ làm cho bài thơ ánh lên vẻ đẹp của một tâm hồn suy nghĩ. Người ta nói yêu nhau tức là cùng nhau nhìn về một hướng. Còn nhà thơ Xuân Quỳnh của chúng ta thì lại bảo: Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương Hình ảnh “hướng về anh một phương” làm ta nhớ tới mấy câu ca dao: Quay tơ thì giữ mối tơ Dẫu trăm nghìn mối vẫn chờ mối anh Đó phải chăng, từ nỗi nhớ trong tình yêu, nhà thơ muốn làm nổi bật tình cảm thủy chung duy nhất của ng- ười con gái. Dù đi đâu, dù xuôi ngược bốn phương, tám hướng, thì em cũng chỉ hướng về một phương của anh, có anh, cho anh. Nhà thơ lại trở về với hình ảnh những con sóng để làm điểm tựa cho ý tưởng của mình. Bởi vì, dù có xa vời cách trở bao nhiêu, con sóng vẫn tới được bờ: Ở ngoài kia đại dương Dù muôn vời cách trở 3.Tình yêu và cuộc đời Ở trên, tác giả liên tưởng sóng với tình yêu. Đoạn thơ cuối cùng so sánh cuộc đời và biển cả: Cuộc đời tuy dài thế Mây vẫn bay về xa Tình yêu là một biểu hiện của cuộc đời. Tình yêu chính là cuộc sống. Cho nên đoạn thơ cuối cùng mở rộng tứ thơ - tình yêu không phải chỉ là của anh và em mà tình yêu phải hòa trong biển lớn nhà thơ gọi là Biển lớn tình yêu: Làm sao tan được ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ Khát vọng của tình yêu cũng là khát vọng được sống, gắn bó với cuộc đời như những con sóng hoà vào biển rộng bao la. Sóng vỗ triền miên bất tận như tình yêu gắn bó mãi mãi với cuộc sống, gắn bó bằng tình yêu và trong tình yêu. III.Kết luận Sóng là một bài thơ tình yêu rất tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. Một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng, vừa mãnh liệt, sôi nổi, vừa hồn nhiên, trong sáng, vừa ý nhị, sâu xa. Sau này, khi đã nếm trải nhiều cay đắng trong tình yêu, giọng thơ xuân 5 Quỳnh không còn phơi phới bốc men say nữa, nhưng cái khát vọng tình yêu vẫn tồn tại mãi mãi trong trái tim tràn ngập yêu thương của chị. Cách thức nội dung và ôn tập bài “ Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh. I/ Cách thức ôn tập: Nhìn chung các trường trong toàn tỉnh đều dành thời gian nhất định cho ôn tập kiến thức 6 môn thi tốt nghiệp cho học sinh 12. Tuy nhiên, điều kiện của từng trường có khác nhau nhưng chắc chắn thời lượng ôn tập ngắn hơn rất nhiều so với thời gian học chính khóa. Do vậy, mỗi tiết ôn tập có thể ôn tập từ 1 đến 2 bài; thậm chí là 3 bài hoặc cả một giai đoạn văn học, một thời kỳ văn học. Vì vậy, cần cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà : Bố cục của bài, nội dung của bài; ở lớp giáo viên yêu cầu cá nhân, nhóm tổ trình bày thảo luận, giáo viên tổng kết kiến thức cơ bản. II/ Nội dung ôn tập: Phần một: Ôn tập tác giả Hồ Chí Minh. A. Kiến thức cần đạt: Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản của phong cách Hồ Chí Minh. B. Đơn vị kiến thức cần củng cố: Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp văn học ( Trọng tâm). 1. Vài nét về tiểu sử : - Ngoài những đơn vị kiến thức về cuộc đời, gia đình, con đường hoạt động cách mạng, học sinh cần nắm vững: Tương ứng với mỗi chặng đường, mỗi giai đoạn hoạt động của Người là sự ra đời của một hoặc nhiều tác phẩm văn học lớn, ứng với nhiệm vụ cách mạng mà Người theo đuổi. - Cuối cùng, học sinh phải kết lại được: Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Hồ Chí Minh còn để lại một di sản văn học lớn lao về tầm vóc; phong phú, đa dạng về nội dung và hình thức biểu hiện; độc đáo về phong cách nghệ thuật. 2. Sự nghiệp văn học: a. Quan điểm sáng tác: - Về cơ sở lý luận: Cho học sinh thấy được không phải ai cầm bút sáng tác đều có quan điểm sáng tác; điều này càng đặc biệt với Hồ Chí Minh là bởi vì chưa bao giờ Người tự nhận mình là nhà văn nhưng vì những yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, đòi hỏi Người phải cầm bút sáng tác và những tác phẩm ấy được viết ra bởi một con người có tầm vóc văn hóa lớn lao, một trái tim nhạy cảm, tha thiết với thiên nhiên và cuộc đời nên tự thân nó mang một giá trị lớn. Cũng như nhiều tác giả văn học lớn khác, quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh được chắt lọc từ nội dung trong các sáng tác, các bài nói , bài viết của Người. -Về nội dung: Toàn bộ quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh, xoay quanh ba nội dung chính: + Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một vũ khí chiến đấu, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng: “Nay ở trong thơ cũng có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong” ( Cảm tưởng đọc “ Thiên gia thi”) hoặc “ Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. ( Thư gởi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa – 1951). 6 + Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc của văn học: Tính chân thực không phải có gì viết nấy, có sao nói vậy. Chân thực có nghĩa là không giả dối và nhất là không giả dối trong tình cảm của người cầm bút và tính dân tộc chính là “cái cốt cách của dân tộc” của văn học. + Khi cầm bút, bao giờ Hồ Chí Minh cũng xác định: Viết cho ai ( Đối tượng), viết cái gì ( nội dung), viết đểlàm gì ( Mục đích) và viết như thế nào ( hình thức). Phương châm đó được Người vận dụng linh hoạt nên tác phẩm của Người vừa có nội dung sâu sắc, thiết thực vừa có hình thức biểu hiện sinh động,đa dạng. b. Di sản văn học:Sáng tác văn học của Hồ Chí Minh tập trung ba thể loại chính. - Văn chính luận: “Bản án chế độ thực dân pháp” ( 1925), “ Tuyên ngôn Độc lập” ( 1945), “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ( 1946), “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do”(1966). - Truyện và kí: “ Truyện và kí Nguyễn Ái Quốc” - Thơ ca: “ Nhật ký trong tù” (1960) , Thơ Hồ Chí Minh( 1967), Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh. Cần cho học sinh nắm được hoàn cảnh sáng tác, giá trị nổi bật của từng tác phẩm. c. Phong cách nghệ thuật: Cho gọc sinh nắm: Mỗi thể loại văn học đều in dấu ấn phong cách nghệ thuật riêng biệt nhưng đều có nét chung, đó là: đa dạng, phong phú mà thống nhất. Đó là cách viết ngắn gọn, trong sáng, vận dụng linh hoạt các thủ pháp, bút pháp nghệ thuật. Phần hai: Ôn tập tác phẩm “ Tuyên ngôn Độc lập” A. Kiến thức cần đạt: Thấy được ý nghĩa to lớn và giá trị nhiều mặt của bản “ Tuyên ngôn độc lập” cùng vẻ đẹp tư tưởng và tâm hồn của tác giả. B. Đơn vị kiến thức cần củng cố: 1. Hoàn cảnh sáng tác và vị trí tác phẩm. a. Hoàn cảnh sáng tác: Nêu sự kiện và yêu cầu học sinh điền nội dung: - 19. 8 . 1945 - 26. 8 . 1945 - 2 . 9 . 1945 b. Vị trí: - Một sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn - Một văn kiện pháp lí có ý nghĩa vô cùng to lớn 2. yêu cầu hoc sinh xác định bố cục ba phần của bài văn chính luận trên và nội dung cơ bản từng phần (đoạn) 3. Hướng dẫn Hs củng cố nội dung và ý nghĩa của “ Tuyên ngôn Độc lập” a. Mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Việt Nam chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lại lời văn trong “Tuyên ngôn Độc lập” (1776) và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” (1791) của Cách mạng Pháp. Việc trích dẫn ấy có ý nghĩa như thế nào? Cần nhấn mạnh cho hs thấy được mặc dù được kế thừa từ di sản, tư tưỏng nhân loại nhưng “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh có bước phát triển mới. Cụ thể là: Nếu cuộc cách mạng ở Mỹ là giải phóng dân tộc thoát khỏi chế độ thuộc địa, phản phong và cách mạng ở pháp là giải phóng con ngưòi khỏi ách chuyên chế của chế độ phong kiến thì cách mạng Việt Nam bao hàm cả hai nhiệm vụ trên “ Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” 7 Nếu hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp chỉ dừng lại ở việc khẳng định quyền con ngưòi thì “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh đã nâng lên thành quyền của mọi dân tộc, bằng cách “ suy rộng ra” ( tức là từ một chân lý đã biết suy ra một chân lý tương tự có chung lôgic bên trong) “…Tất cả mọi dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” Những điều trên cho thấy vị thế “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Việt Nam và tầm vóc văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh b. Xác lập một hệ thống lập luận: xác thực, sắc bén vừa mang tính chiến đấu vừa mang tính thuyết phục cao. Về phần này cho học sinh thấy được hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước ta khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “ Tuyên ngôn Đôc lập” để xác định đối tượng và mục đích hướng đến của “ Tuyên ngôn độc lập”. Đối tượng “ thế giới” mà Hồ Chí Minh muốn hướng đến là các thế lực đế quốc Anh, Mỹ, Tưởng đang chuẩn bị tiến vào nước ta với danh nghĩa quân Đồng minh vào tước khí giới Phát xít Nhật và đang ủng hộ thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Đông Dương; lúc này, thực dân Pháp huyênh hoang tuyên bố Đông Dương là đất “ bảo hộ” của Pháp bị Nhật xâm chiếm, Nhật đã đầu hàng Đồng minh, Đông Dương phải thuộc sự cai trị của pháp. Do vậy, “Tuyên ngôn Độc lập” mà thực chất là một cuộc tranh luận nhằm bác bỏ luận điệu của thực dân Pháp trước dư luận thế giới và xác định tư cách làm chủ đất nước của dân tộc Việt Nam. Yêu cầu: Giúp học sinh tiếp cận hệ thống lập luận của bản “ Tuyên ngôn Độc lập” theo những điểm chính sau: - Phần đầu: Nêu nguyên lí phổ quát. Đây cũng là luận điểm nền tảng, coi độc lập, tự do, bình đẳng là những thành tựu lớn của tư tưởng nhân loại, đồng thời là lý tưởng hết sức cao đẹp của nhiều dân tộc. - Phần tiếp theo: Cụ thể hoá luận điểm bằng những luận cứ cụ thể, xác thực: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp trong hơn 80 năm đô hộ nước ta, đồng thời phản ánh những nỗ lực của Việt minh và toàn dân Việt Nam trong việc đấu tranh chống lại ách thống trị của tực dân và phát xít để thoát khỏi thân phận thuộc địa và nô lệ. - Phần cuối: Luận điểm kết luận tuyên bố về quyền tự do và độc lập và ý chí giữ vững quyền tự do vàa độc lập của dân tộc Việt Nam c. Phong cách chính luận của Hồ Chí Minh qua “ Tuyên ngôn độc lập” - Ngắn gọc, súc tích mà chứa đựng nhiều giá trị. - Nội dung, tư tưởng lớn lao. - Thái độ vừa kiên quyết, dứt khoát vừa mềm mỏng, khéo léo, thấu lí đạt tình. - Văn phong linh hoạt lúc đanh thép, hùng hồn, khi sôi nổi, mạnh mẽ lúc lắng đọng thiết tha. Nối tiếp “ Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, “ Bình ngô đại cáo” của Nguyễn 8 Trãi, “ Tun ngơn Độc lập” của Hồ Chí Minh - một lần nữa khẳng định quyền được hưởng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm khơng chỉ làm cho thế giới thấy được dân tộc Việt Nam là một dân tộc “ gan góc”, bền bỉ trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, mà còn là một dân tộc u chuộng hồ bình và giàu tinh thần nhân văn. BÀI : VIỆT BẮC ( TỐ HỮU ) A. TÁC GIẢ TỐ HỮU I. Tóm tắt tiểu sử :( theo Tiểu dẫn) II. Tóm tắt đường cách mạng – đường thơ : Qúa trình hoạt động CM gắn liền với quá trình ST 1. Tập thơ “ Từ ấy”(1937-1946) - Là tập thơ đầu tay đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng, thể hiện những nhận thức sâu sắc về cách mạng về giai cấp và niềm vui bất tuyệt khi CMT8 thành công, cả dân tộc được giải phóng. Tập thơ gồm có 3 phần : Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng - Một số bài tiêu biểu :Tiếng hát sông Hương, Đi đi em, Từ ấy, Nhớ đồng, Tâm tư trong tù, Bà má Hậu Giang, Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt… 2. Tập thơ “Việt Bắc” ( 1946-1954) - Là tiếng ca hùng tráng thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến- những con người lao động bình thường nhưng rất anh hùng : anh vệ quốc quân, bà mẹ nông dân, chò phụ nữ, em liên lạc…Tác giả còn ca ngợi Đảng và Bác Hồ. - Một số bài tiêu biểu :Cá nước, Lên Tây Bắc, Bầm ơi, Phá đường, Lượm, Sáng tháng năm,Hoan hô CSĐB, Việt Bắc… 3. Tập thơ “ Gío lộng”(1955-1961) -Ra đời trong giai đoạn cách mạng mới, tập thơ phản ánh, ca ngợi cuộc sống mới, con người lao động mới trên miền Bắc và thể hiện nỗi đau đất nước bò chia cắt và tình cảm hướng về miền Nam ruột thòt - Một số bài tiêu biểu : Trên miền Bắc mùa xuân, Bài ca Xuân 1961, Mẹ Tơm… 4. Tập thơ” Ra trận”(1962-1971) - Là bản anh hùng ca về” miền Nam trong lửa đạn sáng ngời” với bao hình ảnh những con người đẹp nhất tiêu biểu cho dũng khí kiên cường của một dân tộc trong cuộc ra quân vó đại - Một số bài tiêu biểu : Bài ca Xuân 1968, Hãy nhớ lấy lời tôi, Người con gái VN, Mẹ Suốt… 5. Tập thơ” Máu và hoa”(1972-1977) - Ghi lại một chặng đường CM đầy gian khổ hi sinh, khẳng đònh niềm tin và sức mạnh của con người VN, biểu hiện niềm tự hào và niềm vui phơi phới khi “toàn thắng về ta” - Một số bài tiêu biểu : Nước non ngàn dặm, Toàn thắng về ta… 6. Hai tập thơ : “Một tiếng đờn”(1992) và “Ta với ta”(1999) : đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ TH, thể hiện những suy tư, trăn trở về cuộc sống đời thường, vẫn kiên đònh niềm tin vào lí tưởng, vào con đường CM III Phong cách ngệ thuật 1. Thơ TH mang tính chất trữ tình chính trò sâu sắc 2. Thơ TH mang đậm tính sử thi 3. Giọng thơ TH mang tính chất tâm tình ngọt ngào, tự nhiên đằm thắm, chân thành 4. Về nghệ thuật, thơ TH mang tính dân tộc đậm đà 9 B. BÀI THƠ” VIỆT BẮC”( Trích) I. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ đoạn trích : ( Tiểu dẫn) II. Nội dung cơ bản : 1. Đoạn 1 : Với thể thơ lục bát được kết cấu theo kiểu hát đối đáp giao duyên và vận dụng lối xưng hô”mình, ta” trong ca dao trữ tình, TG đã thể hiện sắc thái tâm trạng của 2 nhân vật trữ tình : Nhân dân VB và người CBKC trong buổi chia tay.( Sự xưng hô có chuyển đổi). Người về, kẻ ở đều xúc đông, buâng khuâng, luyến nhớ. Tình cảm quân dân gắn bó được diễn tả tha thiết như tình yêu lứa đôi - VB gợi nhớ những kỉ niệm kháng chiến gian khổ nhưng đầy tình nghóa giữa quân với dân – những năm tháng không thể nào quên : + Mình đi có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù Mình về có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai + Mình đi có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son Mình về có nhớ núi non Nhớ khi kháng Nhật, thû còn Việt Minh - Người về khẳng đònh lòng thủy chung sâu nặng với VB như một lời thề đinh ninh “ lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh” 2. Đoạn 2 : Vẻ đẹp của cảnh và người VB qua hồi tưởng- nổi nhớ của chủ thể trữ tình mà cũng chính là người về - Vẻ đẹp của thiên nhiên VB rất tự nhiên, thơ mộng, thi vò với những hình ảnh, âm thanh đặc trưng tiêu biểu chỉ có ở chiến khu : + Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương… + Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy + Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa Vẻ đẹp của thiên nhiên hòa quyện với vẻ đẹp của con người trong bức tranh tứ bình( Đông, Xuân, Hạ, Thu) qua nét chấm phá tài hoa của tác giả - Con người VB hiện lên với vẻ đẹp ân tình thủy chung, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, bình dò, cần cù lao động : + Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Đòu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô 10 [...]... thơ khơng chỉ làm hiện lên trước người đọc vẻ đẹp của thi n nhiên mà còn gợi lên cái phần thi ng liêng của cảnh vật Câu 9: So sánh hình ảnh người lính trong Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng chí của Chính Hữu 1 Giới thi u 2 Nội dung - Cả hai bài thơ đều thể hiện hình tượng người chiến sĩ bộ đội cụ Hồ trong những năm đầu kháng chiến chống pháp gian khổ, thi u thốn nhưng đều sở hữu tinh thần chiến đấu dũng... NAM (Tham gia Hội thảo ơn thi tốt nghiệp THPT mơn Ngữ văn năm 2009) Câu 1: Hồn cảnh ra đời, chủ đề tư tưởng và nghĩa nhan đề của bài thơ Tây Tiến Bài làm: 1 Hồn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến - TT là một đơn vị qn đội thành lập đầu năm 1947 chiến đấu trên địa bàn rừng núi hiểm trở (Tây Bắc bộ và Thượng Lào) Phần đơng chiến sĩ TT là học sinh, thanh niên Hà Nội, sinh hoạt vơ cùng thi u thốn gian khổ, tuy... mọc tóc Qn xanh màu lá … Sơng Mã gầm lên khúc độc hành Bài làm: 1 Giới thi u xuất xứ đoạn thơ - Quang Dũng là một nhà thơ được biết nhiều trong kháng chiến chống thực dân Pháp Ơng làm thơ, viết văn và vẽ tranh - Tây Tiến (1948) là bài thơ đặc sắc viết ở Phù Lưu Chanh Với bút pháp lãng mạn, trên nền nỗi nhớ, tác giả tái hiện hình ảnh thi n nhiên, những chặng đường hành qn vất vả và hình ảnh người chiến... quan trọng của chiến khu VB trong kháng chiến chống Pháp - VB thật hùng tráng và anh dũng trong chiến đấu từ thi n nhiên núi rừng cho đến con người Bức tranh VB ra quân được miêu tả thật hoành tráng với khí thế dũng mãnh của quân và dân làm rung chuyển những con đường, lập nên những chiến công liên tiếp trong ca khúc khải hoàn của chiến dòch Điện Biên Phủ TG đã sử dụng các BPTT như điệp từ, điệp cấu... ngang, chủ động - Nhan đề gợi về một thời chiến đấu gian khổ nhưng giàu chất thơ của đồn qn Tây Tiến, một đơn vị độ đội đã hồn thành một nhiệm vụ quan trọng thi ng liêng trong gần hai năm (đầu 1947 đến cuối 1948) - Trong nỗi nhớ về một thời Tây Tiến có thi n nhiên Tây Bắc hùng vĩ thơ mộng, có đồng đội từng chung gian khổ vui buồn, những sinh hoạt thắm tình đồng đội, tình qn dân Nhan đề còn gợi lên chân... sắc thái thẩm mĩ phong phú + Trong bài thơ cáo hai loại hình ảnh chính: thi n nhiên miền Tây và người lính TT, đồng thời cũng còn có hình ảnh về cuộc sống của đồng bào miền Tây gắn liền với người lính TT Xem xét kĩ hơn, có thể nhận thấy ở mỗi loại hình ảnh cũng có hai dạng chính, tạo nên sắc thái thẩm mĩ phối hợp, bổ sung cho nhau Thi n nhiên thì có cái dữ dội, khắc nghiệt, 12 hoang sơ, hùng vĩ(Dốc lên... người cũng hiện lên với nhiều sắc thái, mà chủ yếu là hào hùng và hào hoa Hào hùng là ý chí, tư thề hiên ngang, vượt lên và coi thường gian khổ, thi u thốn, hi sinh (súng ngửi thời cọp trêu người…Mắt trừng …chiến trường đi…) Còn hào hoa là ở tâm hồn nhạy cảm trước thi n nhiên, đằm thắm tình người và cả những khát khao mơ mộng (Nhà ai Pha lng…Đêm mơ Hà Nội…) + Tác giả sử dụng nhiều bút pháp trong miêu tả,... song đời sống tâm hồn vẫn rất phong phú, chứa đựng khát vọng mãnh liệt của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu vẫn vơ cùng kiên cường - Tinh thần anh dũng, lòng u nước thi t tha của người lính TT thể hiện ở những luận điểm: + Họ đã vượt lên, chiến thắng thi n nhiên dữ dội khắc nghiệt: “Ngàn thước lên cao Nhà ai ”.v.v + Bình thản đối diện với sự hi sinh: “Anh bạn dãi dầu…” + Lí tưởng sống cao cả - xả thân vì Tổ... Nhà ai Pha Lng mưa xa khơi Bài làm: 1 Giới thi u xuất xứ đoạn thơ và ý nghĩa bao trùm: - Tây Tiến là một trong những bài thơ hay của Quang Dũng và của thơ ca Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp Bài thơ viết về những kỉ niệm của một đồn qn chiến đấu ở vùng biên giới Lào – Việt Đây là một miền rừng núi hoang vu với đèo cao, vực thẳm, thú dữ…, một thi n nhiên khắc nghiệt nhưng vẫn có nét hùng... biên giới Lào – Việt Đây là một miền rừng núi hoang vu với đèo cao, vực thẳm, thú dữ…, một thi n nhiên khắc nghiệt nhưng vẫn có nét hùng vĩ, nên thơ 14 - Đoạn thơ bình giảng nằm ở phần đầu bài thơ, đã khắc họa rõ nét bức tranh thi n nhiên đặc sắc ấy 2 Nội dung a- Hai câu thơ đầu vẽ lên cảnh đèo mây heo hút của vùng rừng núi miền Tây Bắc Cảnh núi non hùng vĩ, hiểm trở được miêu tả trong đoạn thơ cũng thể . hoa” là cảnh sông nước miền Tây mênh mông mờ ảo. 2. Không gian dòng sông trong một buổi ‘chiều sương” thật lặng lờ, hoang dại. Bên dòng sông đậm màu sắc cổ tích, huyền thoại ấy, thi n nhiên qua. Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc của văn học: Tính chân thực không phải có gì viết nấy, có sao nói vậy. Chân thực có nghĩa là không giả dối và nhất là không giả dối trong. nghĩa của “ Tuyên ngôn Độc lập” a. Mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Việt Nam chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lại lời văn trong “Tuyên ngôn Độc lập” (1776) và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân

Ngày đăng: 05/07/2014, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w