1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Hoá học 8 - HOÁ TRỊ docx

6 247 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 189,78 KB

Nội dung

HOÁ TRỊ I/Mục tiêu: 1/HS hiểu được hoá trị của nguyên tố( hoặc nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử( hoặc nhóm nguyên tử) được xác định theo hoá trị của Hidro được chọn làn đơn vị. 2/Hiểu và vận dụng được quy tắc hoá trị trong hợp chất hai nguyên tố và trong hợp chất có nhóm nguyên tử. 3/Làm quen với hoá trị của một số nguyên tố và một số nhóm nguyên tử thường gặp.Biết cách tính hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất khi biết CTHH của hợp chất và hoá trị của nguyên tố kia(hoặc nhóm nguyên tử kia). II/Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi sẵn bài tập. HS: Bảng nhóm. III/ Tiến trình dạy-học: Hoạt động 1: KTBC GV: yêu cầu HS làm bài tập 3/34 SGK HS: -CaO PTKcủa CaO là: 40+16 = 56đ.v.c -NH 3 PTK của NH 3 là: 14+1.3= 17đ.v.c -CuSO 4 PTK của CuSO 4 là: 64+32+16.4= 160 đ.v.c Hoạt động 2: Tổ chức tình huống học tập: GV: Nhờ đâu mà nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau? GV: Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết giữa nguyên tử này với nguyên tử khác. Biết được hoá trị ta sẽ hiểu được và viết đúng cũng như lập CTHH của hợp chất. HS: nhờ những electron ở lớp ngoài cùng mà nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau. HS: lắng nghe-ghi đề Hoạt động 3: I/Hoá trị của một nguyên tố được xác định như thế nào GV:Em hãy cho biết số P và số e của nguyên tử Hiđro? GVgiới thiệu: Do nguyên tử H chỉ gồm 1Proton và 1 electron nên khả năng liên kết nhỏ nhất là 1.Do đó người ta quy ước ng.tử H có hoá trị I. -Một ng.tử ng.tố khác liên kết được với bao nhiêu ng.tử Hidro thì nói ng.tố đó có hoá trị bấy nhiêu. GV: yêu cầu HS thực hiện ví dụ 1 sau: Cho các hợp chất: HCl; H 2 O; NH 3 ; CH 4 . Hãy xác đị nh hoá tr của các ng.tố:Cl, O, N,C và giải thích 1/Cách xác định: *Cách xác định hoá trị của một ng.tố: HS: số P =1; số e = 1. GV: Lưu ý cho HS cách ghi hoá trị bằng chữ số la mã để phân biệt với chỉ số. - Qua ví dụ trên cách xác định hoá trị của các ng.tố đó dựa vào đâu? -Người ta còn dựa vào khả năng liên kết của ng.tử ng.tố khác với ng.tử oxi để xác định hoá trị. + Oxi có hoá trị bao nhiêu? GV: yêu cầu HS thực hiện ví dụ 2: Xác định hoá trị của các ng.tố: K,Zn,S trong các hợp chất có CTHH sau: K 2 O, ZnO, SO 2 . GV giới thiệu: Cách xác định hoá trị của nhóm ng.tử: -Từ cách xác định hoá trị của một ng.tố ta suy ra cách xác định hoá trị của nhóm ng.tử. Ví dụ 3:Em hãy cho biết hoá trị của các nhóm HS:thực hiện cá nhân và ghi vở - HCl: 1 ng.tử Cl liên kết với 1 ng.tử H nên Cl(I) - H 2 O: 1 ng.tử O liên kết với 2 ng.tử H nên O(II) - NH 3 : 1 ng.tử N liên kết với 3 ng.tử H nên N(III) - CH 4 : 1 ng.tử C liên kết với 4 ng.tử H nên C(IV). HS: cách xác định hoá trị của các ng.tố đó theo hoá trị của Hiđro chọn làm đơn vị. HS:O(II) HS: thực hiện ví dụ 2: - K 2 O: K(I) vì 2K liên kết với 1O. - ZnO: Zn(II) vì 1Zn liên kết với 1O. - SO 2 : S(IV) vì 1S liên kết với 2O *Cách xác định hoá trị của nhóm ng.tử: ng.tử sau: (SO 4 ), (NO 3 ), (PO 4 ), (OH),(CO 3 ) trong các công thức sau: H 2 SO 4 , HNO 3 , H 3 PO 4 ,HOH, H 2 CO 3 GV: Qua các ví dụ trên em hãy cho biết:-Hoá trị là gì? Cách xác định hoá trị của một ng.tố? GV: yêu cầu HS quan sát bảng 1 và bảng 2 SGK nhận xét hoá trị của một số ng.tố: S, N, P, Mn, GV nhấn mạnh: có những ng.tố có một vài hoá trị. Yêu cầu HS học thuộc bảng hoá trị các ng.tố thường gặp và hoá trị nhóm ng.tử. HS: thực hiện: - H 2 SO 4 : SO 4 (II) - HNO 3 : NO 3 (I) - H 3 PO 4 : PO 4 (III) - HOH : OH(I) - H 2 CO 3 : CO 3 (II) HS: nhóm NH 4 có hoá trị I 2/Kết luận: -Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của ng.tử này(nhóm ng.tử này) với ng.tử ng.tố khác (nhóm ng.tử khác) -Hoá trị của một ng.tố hay nhóm ng.tử được xác định theo hoá trị của H được chọn làm đơn vị và hoá trị của oxi là hai đơn vị. HS:Những ng.tố đó có nhiều hoá trị khác nhau. Hoạt động 4:II/ Quy tắc Hoá trị GV ghi: công thức tổng quát và thông báo hoá trị của A,B BA b y a x Các em hãy tìm được các giá trị x,a và y,b. So sánh các tích đó đối với các hợp chất sau.Biết Al(III), S(II), P(V) CTHH x.a y.b Al 2 O 3 H 2 S P 2 O 5 Yêu cầu HS tổ chức thảo luận nhóm 3 phút GV: Đó chính là biểu thức của quy tắc hoá trị.Dựa vào biểu thức em hãy phát biểu quy tắc hoá trị. GV thông báo: Quy tắc này đúng ngay cả khi A hoặc B là nhóm ng.tử. 1/Quy tắc: HS:Thảo luận nhóm điền vào các ô trống và rút ra kết luận: x.a= y.b HS: đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. HS: nhóm khác nhận xét bổ sung HS: Phát biểu: Trong CTHH tích của chỉ số và hoá trị của ng.tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của ng.tố kia. BA b y a x x.a =y.b Hoạt động 5: Luyện tập- củng cố: -Hoá trị là gì? -Cách xác định hoá trị của một ng.tố. -HS làm bài tập 2,3 SGK/37. Làm bài tập về nhà:1,4 SGK/37,38 và 10.1 → 10.5 SBT/12,1 3 Chuẩn bị tiếp theo phần vận dụng. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Phải cho HS biết được nhóm ngtử . hoá trị của ng.tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của ng.tố kia. BA b y a x x.a =y.b Hoạt động 5: Luyện tập- củng cố: -Hoá trị là gì? -Cách xác định hoá trị của một ng.tố. -HS. vài hoá trị. Yêu cầu HS học thuộc bảng hoá trị các ng.tố thường gặp và hoá trị nhóm ng.tử. HS: thực hiện: - H 2 SO 4 : SO 4 (II) - HNO 3 : NO 3 (I) - H 3 PO 4 : PO 4 (III) - HOH. - H 2 CO 3 : CO 3 (II) HS: nhóm NH 4 có hoá trị I 2/Kết luận: -Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của ng.tử này(nhóm ng.tử này) với ng.tử ng.tố khác (nhóm ng.tử khác) -Hoá trị

Ngày đăng: 05/07/2014, 21:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w