CHẤT( tt) I/Mục tiêu: 1/ HS hiểu được khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp. Biết được chất tinh khiết có những tính chất nhất định, còn hỗn hợp thì không có tính chất nhất định. 2/ Biết dựa vào tính chất vật lí khác nhau của chất đẻ tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp. 3/ HS biết làm quen với một số dụng cụ TN và tiếp tục được rèn một số thao tác TN đơn giản. II/ Chuẩn bị: *GV:-Một số mẫu chất : lưu huỳnh, phốt pho, nhôm, đồng, muối tinh khiết -Chai nước khoáng( có ghi thành phần trên nhãn) -5 ống nước cất. -Dụng cụ để đo độ nóng chảy của lưu huỳnh và đun nóng hỗn hợp nước muối. -Dụng cụ thử tính dẫn điện. - Bảng phụ ghi sẵn bài tập III/ Tiến trình dạy và học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ- Tổ chức tình huống học tập GV:- Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài của HS ở nhà. 1/ Hãy chỉ ra đâu là vật thể tự nhiên đâu là vật thể nhân tạo đâu là chất trong các câu sau: -Trong quả chanh có chứa axit ci tric, nước và vitamin. - Dao kéo làm bằng sắt. -Đường ăn được sản xuất từ cây mía, củ cải đường. - Cốc làm bằng thuỷ tinh dễ vỡ hơn cốc làm bằng nhựa. 2/ -Hãy so sánh tính chất: màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy được của đườngvà muối ăn. -Căn cứ vào đặc điểm nào mà đồng, nhôm được dùng làm ruột dây điên còn nhựa dùng làm vỏ dây điện? Giới thiệu bài:Mỗi chất có những tính chất nhất định. Vậy chất như thế nào thì có những tính chất nhất định?Ta tìm hiểu qua phần III Hoạt động 2: III/ Chất tinh khiết: GV: Cho HS quan sát chai nước khoáng và các ống nước cất và cho biết chúng có những tính chất nào giống nhau? -Nêu cách sử dụng của nước khoáng và nước cất. -Tại sao lại có cách sử dụng khác 1/ Hỗn hợp và chất tinh khiết: HS:Giống nhau về trạng thái lỏng trong suốt không màu. HS: tự nêu HS: Do thành phần của chúng khác nhau. nhau như vậy? GV: khẳng định nước khoáng có lẫn một số chất khác hoà tan có lợi cho cơ thể nên dùng để uống còn nước cất chỉ có nước không có chất khác nên dùng để pha chế thuốc tiêm. Vậy nước khoáng gọi là hỗn hợp. -Em hãy cho ví dụ một số hỗn hợp. -Vậy hỗn hợp là gì? -Làm thế nào để có nước cất? GV: mô tả quá trình chưng cất nước liên hệ với những giọt nước đọng lại trên nắp ấm đun nước. -Nước cất có những chất nào? GV: nước cất là chất tinh khiết. -Làm thế nào để khẳng định nước cất là chất tinh khiết? GV giới thiệu tiến hành đo nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng. HS:Hỗn hợp : nước trong thiên nhiên,sữa,nước mắm, HS: trả lời và ghi vở HS: khẳng định chỉ có nước HS: Tiến hành đo nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, HS:Chỉ có chất tinh khiết mới có những tính chất nhất định. Vậy theo em chất như thế nào mới có những tính chất nhất định? -Vậy hỗn hợp có tính chất như thế nào? GV: tính chất của hỗn hợp thay đổi tuỳ thuộc vào bản chất và tỉ lệ pha trộn giữa các chất. GV thông báo: trong thực tế không thể có chất tinh khiết tuyệt đối, chỉ có những chất lẫn 0,000001% tạp chất được gọi là siêu tinh khiết. GV: cho HS quan sát tinh muối ăn trước khi làm TN. -Hoà tan muối ăn vào nước, yêu cầu HS quan sát nhận xét. -Yêu cầu thảo luận nhóm và nêu HS: hỗn hợp không có tính chất nhất định. : 1/Hỗn hợp: Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau gọi là hỗn hợp. VD: Nước trong tự nhiên. Hỗn hợp có tính chất thay đổi tuỳ thuộc vào bản chất và tỉ lệ pha trộn giữa các chất. 2/Chất tinh khiết: Chất tinh khiết là không có chất khác lẫn vào. VD: Nước cất Chất tinh khiết mới có những tính chất nhất định. 3/Tách chất ra khỏi hỗn hợp: HS:ta được hỗn hợp nước muối trong suốt cách làm rồi làm TN, Dựa vào đâu mà ta thu được muối và nước cất? GV thông báo nhiệt độ sôi của muối là 1450 0 C, nhiệt độ sôi của nước là 100 0 C. GV: Ngoài ra còn dựa vào sự khác nhau về tính tan, khối lượng riêng, để tách chất ra khỏi hỗn hợp. GV: Dựa vào đâu để tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp? GV: Người ta dùng nhiều phương pháp khác nhau như: lọc, lắng, gạn, chưng cất, làm bay hơi, sư dụng từ tính, HS: thảo luận nhóm và nêu cách làm: Đun nóng hỗn hợp nước muối, nước bay hơi hết, muối ăn kết tinh lại. Làm TN HS: dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau mà tách muối ra khỏi hỗn hợp nước muối. HS Kết luận: Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí mà ta có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp. Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò HS: làm bài tập: 1/Khi phân tách hỗn hợp A, người ta sử dụng phương pháp. Hãy nêu sự tương ứng A-B nếu: A là các hỗn hợp B là các phương pháp phân tách 1. Rượu và nước 1. Lọc 2.muối ăn trong nước 2.Lắng gạn 3.Nước và bột gạo 3.Sử dụng từ tính 4.Bột sắt lẫn bột lưu huỳnh 4.Làm bay hơi 2/Kim loại thiếc có t 0 nc =232 0 C thiếc hàn có t 0 nc =180 0 C Vậy thiếc hàn là tinh khiết hay có lẫn chất khác? Về nhà làm bài tập:7,8/SGK/11 Xem trước phần phụ lục trang 145 và bài thực hành 1 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: . hỗn hợp nước muối. -Dụng cụ thử tính dẫn điện. - Bảng phụ ghi sẵn bài tập III/ Tiến trình dạy và học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài c - Tổ chức tình huống học tập GV :- Kiểm tra tình hình. giản. II/ Chuẩn bị: *GV:-Một số mẫu chất : lưu huỳnh, phốt pho, nhôm, đồng, muối tinh khiết -Chai nước khoáng( có ghi thành phần trên nhãn) -5 ống nước cất. -Dụng cụ để đo độ nóng chảy. chất trong các câu sau: -Trong quả chanh có chứa axit ci tric, nước và vitamin. - Dao kéo làm bằng sắt. - ường ăn được sản xuất từ cây mía, củ cải đường. - Cốc làm bằng thuỷ tinh dễ