VIÊM GAN MẠN (Kỳ 3) IV- CHẨN ĐOÁN: A. THEO YHHĐ: 1. Viêm gan mạn do siêu vi: - Biểu hiện lâm sàng có thể từ nhẹ đến nặng như mệt mỏi, vàng da dai dẳng hoặc từng đợt. Riêng trong viêm gan mạn do siêu vi C biểu hiện lâm sàng thường là âm ỉ và chỉ trở nên nặng trên những bệnh nhân có nghiện rượu, có bệnh nhiễm thiết huyết tố (hemochromatosis) hoặc thiếu α 1 antitrypsine. Ngoài ra, nếu trong viêm gan mạn do siêu vi B thường có các triệu chứng ngoài gan do cơ chế phối hợp kháng thể kháng nguyên siêu vi B như viêm khớp, viêm cầu thận, polyarteritis nodosa và viêm mạch máu kiểu leukocytoclastic thì trong viêm gan mạn do siêu vi C thường có các triệu chứng ngoài gan không do phức hợp miễn dịch như hội chứng Sjogren, Liehenplanus, Porphyrie cutanea tarda. - Về mặt cận lâm sàng: * SGPT tăng từ 100 - 1.000 UI và luôn cao hơn SGOT (Riêng viêm gan mạn do siêu vi C thì chỉ số SGPT thấp hơn). * Phosphatase tăng nhẹ hoặc bình thường. * Bilirubine tăng 3 - 10 mg%. * Albumine máu giảm. * Thời gian Prothrombine kéo dài xảy ra trong giai đoạn cuối hoặc nặng. * Và sau cùng để chẩn đoán viêm gan mạn do siêu vi nào, ta cần chú ý đến một số huyết thanh chẩn đoán sau đây: + Để chẩn đoán siêu vi B: ta dùng đến HbsAg, IgG Anti HBC, HbeAg, HBV.DNA. + Để chẩn đoán siêu vi C: ta dùng đến Anti HCV, HCV.RNA. + Để chẩn đoán siêu vi D: ta dùng đến Anti HDV, HDV.RNA. Ngoài ra, trong viêm gan mạn do siêu vi C còn có kháng thể Anti KLM 1 (Antikidney liver microsomal) cũng như những bệnh tự miễn hoặc hyperglobuline lại cho phản ứng dương giả với Anti HCV, và trong viêm gan mạn do siêu vi D cũng có kháng thể Anti KLM 3 . 2. Viêm gan mạn do tự miễn: - Biểu hiện lâm sàng: thường xảy ra ở người trẻ hoặc phụ nữ trung niên, hội chứng lâm sàng gồm có mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, mất kinh, mụn trứng cá, đau khớp, vàng da. Đôi khi lại có viêm khớp, tổn thương da kiểu maculo - papular cruption hoặc erythemanodosum, viêm đại tràng, viêm màng phổi, màng tim, thiếu máu, tăng urê máu. - Về mặt cận lâm sàng: thường đi đôi với hình ảnh mô học. * Transaminase dao động từ 100 - 1.000 UI. * Bilirubine tăng 3 - 10 mg%. * Phosphatase alkaline tăng nhẹ. * g Globuline > 2,5 g%. * RF (+), Kháng thể kháng nhân (ANA) (+). * Albumine và taux de Prothrombine giảm khi bệnh diễn tiến nặng. Ngoài ra người ta còn phân biệt: - Viêm gan tự miễn type I: hay xảy ra ở người trẻ có hyperglobuline và ANA (+). - Viêm gan tự miễn type II: chia làm 2 type nhỏ: + IIA: hay xảy ra ở phụ nữ trẻ với hyperglobuline, Anti KLM 1 (+) cao và đáp ứng tốt với Corticoid. + IIB: xảy ra ở người lớn tuổi, với hyperglobuline nhưng Anti KLM 1 (+) thấp. - Viêm gan tự miễn type III: với ANA (+) và Anti KLM 1 (+) đồng thời có kháng thể tuần hoàn chống lại kháng nguyên gan hòa tan (solube liver antigen). 3. Tiên lượng: - Đối với viêm gan mạn do siêu vi B: Thời gian sống sót 5 năm là: * 97% nếu là thể tồn tại. * 86% nếu là thể tiến triển. * 55% nếu là thể tiến triển + xơ gan. * Và đặc biệt nặng khi có kết hợp nhiễm siêu vi D. - Đối với viêm gan mạn do siêu vi C: Bệnh nhân có thể sống 10 - 20 năm, tuy nhiên diễn tiến sẽ xấu đi trên người nghiện rượu, nhiễm thêm siêu vi B, bệnh thiết huyết tố và thiếu α 1 Antitrypsine. - Đối với viêm gan mạn tự miễn: Khi bệnh trở nên nặng thì tỷ lệ tử vong trong 6 tháng là 40%. . VIÊM GAN MẠN (Kỳ 3) IV- CHẨN ĐOÁN: A. THEO YHHĐ: 1. Viêm gan mạn do siêu vi: - Biểu hiện lâm sàng có thể từ nhẹ đến nặng như mệt mỏi, vàng da dai dẳng hoặc từng đợt. Riêng trong viêm. nếu trong viêm gan mạn do siêu vi B thường có các triệu chứng ngoài gan do cơ chế phối hợp kháng thể kháng nguyên siêu vi B như viêm khớp, viêm cầu thận, polyarteritis nodosa và viêm mạch máu. - Viêm gan tự miễn type III: với ANA (+) và Anti KLM 1 (+) đồng thời có kháng thể tuần hoàn chống lại kháng nguyên gan hòa tan (solube liver antigen). 3. Tiên lượng: - Đối với viêm gan mạn