1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Những điều cần biết về ung thư gan (Kỳ 3) potx

5 319 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 123,75 KB

Nội dung

Những điều cần biết về ung thư gan (Kỳ 3) Xác định giai đoạn bệnh Để hoạch định chương trình chữa trị thích hợp, bác sĩ cần xác định thời kỳ của ung thư, xem ung thư đã lan tràn chưa, nếu có, đã lan tới bộ phận nào trong cơ thể trước khi chữa trị. Khi tế bào ung thư lan tràn, các tế bào này có thể xuất hiện trong phổi, tại xương, và cả những hạch bạch huyết gần gan. Khi ung thư lan đến các bộ phận khác, khối u mới có cùng loại tế bào như các tế bào ung thư tại khối u gốc. Thí dụ khi ung thư gan lan đến xương, khối u tại xương bao gồm những tế bào ung thư gan. Khối u mới có tên là ung thư gan di căn, và được chữa trị như ung thư gan. Bác sĩ có thể dùng một hoặc nhiều các loại thử nghiệm sau: - X-quang phổi, CT scan ngực tìm dấu vết ung thư tại phổi. - Xạ hình xương (bone scan): bác sĩ tiêm một lượng nhỏ phóng xạ vào mạch máu, chất phóng xạ luân lưu trong máu và tích tụ tại xương nơi các tế bào đang tăng trưởng. Máy thăm dò đo lượng phóng xạ và hiện trên màn ảnh những phần xương có chất phóng xạ. - PET scan: tương tự loại dụng cụ trên, dò tìm nơi các tế bào đang tăng trưởng, cần nhiều năng lượng. Tế bào ung thư tăng trưởng nhanh chóng nên cần năng lượng nhiều hơn so với tế bào bình thường. Chữa trị Việc chữa trị ung thư gan bao gồm giải phẫu (kể cả thay gan), “ablation” hay cắt bỏ, hủy diệt khối u, “embolization” hay làm nghẽn mạch máu nuôi khối u (thiếu dinh dưỡng, khối u sẽ tự hủy diệt), điều trị nhắm trúng đích (targeted therapy), xạ trị, vào hóa chất. Bệnh nhân có thể được chữa trị với nhiều cách kể trên. Việc chữa trị tùy thuộc vào những yếu tố sau: • Số lượng, kích thước, và vị trị của những khối u trong gan. • Chức năng của gan và gan có bị xơ hay không. • Ung thư đã di căn đến những bộ phận khác hay không. Những yếu tố khác bao gồm tuổi tác, sức khỏe tổng quát, và biến chứng hoặc phản ứng phụ từ việc trị liệu. Hiện nay, việc chữa trị ung thư gan chỉ hiệu quả khi ở giai đoạn đầu (trước khi di căn) và chỉ có những bệnh nhân tương đối khỏe mạnh có thể chịu đựng cuộc phẫu thuật. Những bệnh nhân không chịu đựng được cuộc phẫu thuật, các cách chữa trị khác có thể giúp bệnh nhân sống lâu hơn và bớt đau đớn trong thời gian còn lại. Bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân bị ung thư gan tham gia cuộc thử nghiệm lâm sàng thuốc mới, thử nghiệm các cách chữa trị mới. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu bệnh nhân đến các chuyên viên khác hoặc tự bệnh nhân muốn được chuyển bệnh. Chuyên gia chữa trị ung thư gan bao gồm bác sĩ giải phẫu (đặc biệt là bác sĩ phẫu thuật gan - mật), bác sĩ phẫu thuật ung thư, bác sĩ ghép bộ phận, bác sĩ chuyên môn về tiêu hóa, bác sĩ chuyên trị ung thư, và bác sĩ chuyên về xạ trị. Ngoài ra, còn có sự tham dự của các y tá chăm sóc ung thư và các chuyên viên về dinh dưỡng. Các chuyên viên giải thích về các cách chữa trị, mức hiệu quả và phản ứng phụ có thể xảy ra. Chữa trị ung thư thường ảnh hưởng đến cả những mô, những tế bào bình thường nên phản ứng phụ cũng thường xuất hiện. Trước khi bắt đầu việc chữa trị, hãy thảo luận với bác sĩ về phản ứng phụ có thể xảy ra và việc chữa trị sẽ ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày như thế nào. Bác sĩ và bệnh nhân cùng quyết định về việc chọn một cách chữa trị thích hợp. Phẫu thuật Phẫu thuật có thể được áp dụng trong những trường hợp ung thư gan mới phát. Bác sĩ có thể cắt bỏ một phần lá gan hoặc một thùy gan hay toàn bộ gan. Khi gan bị cắt bỏ hoàn toàn, bác sĩ sẽ ghép các mô gan mới từ người hiến tặng. Bác sĩ và bệnh nhân nên thảo luận về loại phẫu thuật thích hợp. Bệnh nhân có thể chịu đựng cuộc phẫu thuật cắt bỏ một phần gan nếu phần còn lại hoạt động bình thường và ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc các phần khác của cơ thể. Bác sĩ cắt bỏ khối u cùng với một ít những tế bào bình thường chung quanh của khối u. Việc cắt bỏ tùy theo kích thước, số lượng và vị trí của các khối u trong gan. Cuộc phẫu thuật cũng tùy thuộc vào mức hoạt động của gan. Bác sĩ có thể cắt bỏ cả 80% khối lượng của gan, những phần gan bình thường còn lại sẽ hoạt động bù trừ cho phần gan bị cắt bỏ. Gan có thể sinh ra những tế bào gan mới, nhiều tuần lễ sau cuộc giải phẫu. Sau khi mổ, cơ thể cần thời gian để phục hồi, và thời gian hồi phục thay đổi theo mỗi bệnh nhân. Đau và khó chịu là những điều thường thấy sau khi mổ. Thuốc giảm đau sẽ giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Trước khi mổ, nên thảo luận với bác sĩ về thuốc giảm đau. Sau khi mổ, bác sĩ có thể gia giảm thuốc để giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Mệt mỏi và mất sức là những triệu chứng thường kéo dài nhiều ngày sau khi mổ, bệnh nhân cũng có thể bị tiêu chảy, cảm giác “trướng bụng”. Các chuyên viên sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe, và tìm dấu vết của xuất huyết, nhiễm trùng, suy gan hoặc những triệu chứng khác. (Xem tiếp kỳ sau) BS. TRẦN LÝ LÊ BS. VĨNH KHANH . Những điều cần biết về ung thư gan (Kỳ 3) Xác định giai đoạn bệnh Để hoạch định chương trình chữa trị thích hợp, bác sĩ cần xác định thời kỳ của ung thư, xem ung thư đã lan. bào ung thư tại khối u gốc. Thí dụ khi ung thư gan lan đến xương, khối u tại xương bao gồm những tế bào ung thư gan. Khối u mới có tên là ung thư gan di căn, và được chữa trị như ung thư gan. . trị ung thư gan bao gồm bác sĩ giải phẫu (đặc biệt là bác sĩ phẫu thuật gan - mật), bác sĩ phẫu thuật ung thư, bác sĩ ghép bộ phận, bác sĩ chuyên môn về tiêu hóa, bác sĩ chuyên trị ung thư,

Ngày đăng: 08/07/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN