BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Kỳ 3) pot

5 240 0
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Kỳ 3) pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Kỳ 3) V- CHẨN ĐOÁN: A- THEO YHHĐ: 1- Triệu chứng lâm sàng: - Thường biểu hiện bởi nhóm triệu chứng: * Khát nước và uống nước nhiều. * Tiểu nhiều hay còn gọi là đa niệu thẩm thấu. * Ăn nhiều. * Sụt cân. - Sự xuất hiện các triệu chứng trên là do tình trạng thiếu Insuline dẫn đến hậu quả tăng áp lực thẩm thấu máu, làm nước ở nội bào ra ngoại bào khiến lưu lượng tuần hoàn tăng và tăng tốc độ lọc ở vi cầu thận. Một khối lượng lớn nước tiểu được thải ra cùng Glucose là do Glucose máu vượt quá ngưỡng thận. - Ngoài ra cũng tăng thải qua đường niệu ion K + và Na + . Hậu quả gây mất nước nội bào và ngoại bào làm rối loạn điện giải, kích thích trung tâm khát nên bệnh nhân uống nhiều. Lượng Glucose mất qua đường niệu khoảng trên 150 g/24 giờ sẽ gây cảm giác đói và bệnh nhân phải ăn nhiều mà vẫn sụt cân. - Ngoài triệu chứng trên, người bệnh còn bị khô da, ngứa toàn thân và mờ mắt thoáng qua. 2- Xét nghiệm cận lâm sàng: a/ Glucose huyết lúc đói: Ít nhất phải thử 2 lần liên tiếp khi đói. Lấy máu ở tĩnh mạch. Chẩn đoán xác định khi: - Glycemie > 120 mg% (bình thường 75 - 100 mg%). - Máu mao mạch: Glycemie > 120 mg%. b/ Glucose huyết sau khi ăn 2 giờ: Cả máu mao mạch và máu tĩnh mạch có Glucose huyết > 200 mg%. c/ Glucose huyết sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp Glucose: - Glucose huyết (máu tĩnh mạch huyết tương) > 200 mg%. - Glucose huyết (máu mao mạch toàn phần) > 200 mg%. Với giá trị Glucose huyết ở các thời điểm nêu trên, chẩn đoán xác định tiểu đường và rối loạn dung nạp Glucose khi 140 mg% < Glucose huyết < 200 mg%. d/ Glucose niệu: - Bình thường: không có đường trong nước tiểu. Có hiện diện đường trong nước tiểu chứng tỏ tiểu đường. - Ngày nay giá trị của xét nghiệm Glucose niệu có giới hạn trong chẩn đoán vì phụ thuộc vào ngưỡng thận từng người và sự gia tăng theo tuổi của ngưỡng thận. e/ Thể Ceton huyết: - Bình thường: 0,5 đến 1,5 mg%. - Trên người bị tiểu đường, sự hiện diện của thể Ceton trong máu với nồng độ cao chứng tỏ cơ thể đang thiếu Insuline trầm trọng. f/ Huyết sắc tố kết hợp với Glucose (Glycosylated Hemoglobine): - Là huyết sắc tố trong tủy chưa kết hợp với Glucose. Khi hồng cầu được phóng thích vào máu, các phân tử huyết sắc tố sẽ gắn với Glucose theo quá trình glycosyl hóa (glycosylation). Nồng độ huyết sắc tố kết hợp với Glucose tỷ lệ với đường huyết và được gọi là Glycosylated Hemoglobine. - Bình thường lượng huyết sắc tố kết hợp với Glucose chiếm khoảng 7%. Khi có bệnh tiểu đường, có thể tăng đến 14% hay cao hơn. - Có 3 loại huyết sắc tố kết hợp với Glucose chính A 1A , A 1B , A 1C . Trên bệnh tiểu đường ổn định, lượng huyết sắc tố kết hợp với Glucose sẽ trở về bình thường sau 5 đến 8 tuần. Trên bệnh tiểu đường không ổn định, lượng huyết sắc tố kết hợp với Glucose sẽ cao và song song với lượng Cholesterol máu tăng cao. . BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Kỳ 3) V- CHẨN ĐOÁN: A- THEO YHHĐ: 1- Triệu chứng lâm sàng: - Thường biểu hiện bởi nhóm triệu chứng: * Khát nước và uống nước nhiều. * Tiểu nhiều hay. định tiểu đường và rối loạn dung nạp Glucose khi 140 mg% < Glucose huyết < 200 mg%. d/ Glucose niệu: - Bình thường: không có đường trong nước tiểu. Có hiện diện đường trong nước tiểu. Glucose chính A 1A , A 1B , A 1C . Trên bệnh tiểu đường ổn định, lượng huyết sắc tố kết hợp với Glucose sẽ trở về bình thường sau 5 đến 8 tuần. Trên bệnh tiểu đường không ổn định, lượng huyết sắc

Ngày đăng: 05/07/2014, 19:20