Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
250,33 KB
Nội dung
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – PHẦN 3 3/ Gia giảm bài thuốc theo các thể lâm sàng: a- Thể Phế âm hư: - Phép trị: Dưỡng âm nhuận Phế. - Những bài thuốc sử dụng: * Bài thuốc Tri bá địa hoàng hoàn gia vị gồm Sinh địa 20g, Tri mẫu 12g, Hoài sơn 20g, Hoàng bá 12g, Sơn thù 10g, Mạch môn 12g, Đơn bì 12g, Sa sâm 12g, Phục linh 12g, Ngũ vị tử 4g, Trạch tả 12g. Gia thêm Thạch cao 40g. * Bài thuốc Thiên hoa phấn thang gồm Thiên hoa phấn 20g, Sinh địa 16g, Mạch môn 16g, Cam thảo 6g, Ngũ vị tử 8g, Gạo nếp 16g. Vị thuốc Dược lý Y học cổ truyền Vai trò Thiên hoa phấn Sinh tân dịch, hạ hỏa, nhuận táo Quân Sinh địa Tư âm giáng hỏa, lương huyết, sinh tân, nhuận táo Quân Mạch môn Bổ Phế âm, sinh tân Tá Cam thảo Giải độc, tả hỏa Sứ Ngũ vị tử Liễm Phế tư Thận, sinh tân, liễm hãn Tá Gạo nếp (sao) Dưỡng Vị trợ Tỳ Tá b- Thể Vị âm hư: - Phép trị: Dưỡng Vị sinh tân. - Những bài thuốc sử dụng: * Bài Tri bá địa hoàng hoàn gia vị gồm Sinh địa 20g, Tri mẫu 12g, Hoài sơn 20g, Hoàng bá 12g, Sơn thù 10g, Mạch môn 12g, Đơn bì 12g, Sa sâm 12g, Phục linh 12g, Ngũ vị tử 4g, Trạch tả 12g. Gia thêm Hoàng liên 16g. * Bài Tăng dịch thang gia giảm gồm Huyền sâm 20g, Sinh địa 20g, Mạch môn 16g, Thiên hoa phấn 16g, Hoàng liên 16g, Đại hoàng 8g. c- Thể Thận âm hư - Thận dương hư: - Phép trị: Tư âm bổ Thận, sinh tân dịch (cho Thận âm hư). Ôn bổ Thận, sáp niệu (cho Thận dương hư). - Những bài thuốc sử dụng: * Bài Tri bá địa hoàng hoàn gia giảm gồm Sinh địa (hoặc Thục địa) 20g, Kỷ tử 12g, Hoài sơn 20g, Sa sâm 8g, Sơn thù 8g, Thạch hộc 12g, Đơn bì 12g, Thiên hoa phấn 8g. * Bài Bát vị quế phụ gia giảm gồm Thục địa 20g, Tang phiêu tiêu 12g, Hoài sơn 20g, Kim anh tử 12g, Đơn bì 12g, Khiếm thực 8g, Trạch tả 12g, Sơn thù 8g. 4/ Đối với thể có kiêm chứng và biến chứng: a- Hồi hộp mất ngủ do âm hư tân dịch tổn thương: - Phép trị: Ích khí dưỡng huyết, tư âm thanh nhiệt. - Bài thuốc sử dụng: * Bài Thiên vương bổ tâm đơn gồm Sinh địa 30g, Ngũ vị tử 6g, Nhân sâm 6g, Đương quy 15g, Huyền sâm 6g, Thiên môn 15g, Đơn sâm 6g, Mạch môn 15g, Phục thần 6g, Bá tử nhân 15g, Viễn chí 6g, Táo nhân 12g, Cát cánh 6g, Chu sa 6g. b- Chứng đầu váng mắt hoa: - Phép trị: Bình Can tiềm dương (Âm hư dương xung). Hóa đờm giáng nghịch (Đờm trọc). - Những bài thuốc sử dụng: * Bài Thiên ma câu đằng ẩm gồm Thiên ma 9g, Thạch quyết minh 18g, Câu đằng 12g, Tang ký sinh 12g, Hoàng cầm 9g, Sơn chi 9g, Ngưu tất 12g, Ích mẫu 9g, Đỗ trọng 12g, Phục thần 9g. Bài này dùng trong trường hợp Bình Can tiềm dương. * Bài Bán hạ bạch truật thiên ma thang gồm Bán hạ 10g, Trần bì 6g, Bạch truật 20g, Phục linh 6g, Thiên ma 6g, Cam thảo 4g. Bài này dùng trong trường hợp hóa đàm giáng trọc. Phân tích bài thuốc: Vị thuốc Dược lý Y học cổ truyền Vai trò Bán hạ Tiêu đàm thấp, giáng khí nghịch Quân Bạch truật Kiện Tỳ táo thấp Quân Phục linh Kiện Tỳ, lý khí, trừ thấp Thần Trần bì Kiện Tỳ, lý khí, táo thấp, hóa đàm Tá Thiên ma Hóa đàm, tức phong Tá Cam thảo Ôn trung, hòa vị Sứ c- Chứng nhọt, lở loét thường hay tái phát, khó khỏi, răng lợi sưng đau: - Phép trị: Thanh nhiệt giải độc - Những bài thuốc sử dụng: * Bài Ngũ vị tiêu độc ẩm gồm Kim ngân 20g, Huyền sâm 15g, Cúc hoa 20g, Hạ khô thảo 15g, Bồ công anh 15g. Phân tích bài thuốc: Vị thuốc Dược lý Y học cổ truyền Vai trò Kim ngân hoa Thanh nhiệt giải độc Quân Huyền sâm Tư âm giáng hỏa, lương huyết giải độc Thần Cúc hoa Thanh nhiệt, giải độc, tán phong Tá Hạ khô thảo Thanh can hỏa, tán uất kết Tá Bồ công anh Giải độc tiêu viêm, thanh nhiệt Tá d- Chân tay tê dại, mệt mỏi, cơ teo, đầu chân tay tê dại đi không vững: - Phép trị: Dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận Phế chỉ khái. - Những bài thuốc sử dụng: * Bài Bách hợp cố kim thang gồm Sinh địa 16g, Thục địa 16g, Bách hợp 12g, Bạch thược 12g, Bối mẫu 8g, Cam thảo 4g, gia Đương quy 8g, Mạch môn 12g, Huyền sâm 12g, Cát cánh 12g. Phân tích bài thuốc: Vị thuốc Dược lý Y học cổ truyền Vai trò Sinh địa Tư âm thanh nhiệt lương huyết Thần Thục địa Tư âm dưỡng huyết Thần Bách hợp Nhuận phế chỉ khái, bổ tâm thanh nhiệt Quân Bạch thược Liễm âm, dưỡng huyết, chỉ thống Tá Bối mẫu Thanh phế hóa đàm, dưỡng âm Tá Cam thảo Ôn trung, điều hòa các vị thuốc Sứ Đương quy Nhu nhuận, dưỡng huyết Tá Mạch môn Nhuận phế, sinh tân Quân Huyền sâm Tư âm thanh nhiệt Thần Cát cánh Thông phế khí, dẫn thuốc đi lên Tá - Sứ 5/ Điều trị bằng châm cứu: a- Thể châm: Có thể chọn các huyệt sau: - Khát nhiều: Phế du, Thiếu thương. - Ăn nhiều: Tỳ du, Vị du, Túc tam lý. - Tiểu nhiều: Thận du, Quan nguyên, Phục lưu, Thủy tuyền. b- Nhĩ châm: - Uống nhiều: Nội tiết, Phế, Vị. - Ăn nhiều: Nội tiết, Vị. - Tiểu nhiều: Nội tiết, Thận, Bàng quang. c- Mai hoa châm: Gõ dọc Bàng quang kinh hai bên cột sống từ Phế du đến Bàng quang du, kích thích vừa, mỗi lần 5 - 10 phút. Gõ cách nhật hoặc hàng ngày. 6/ Kinh nghiệm dân gian đơn giản trị tiểu đường: - Bài thuốc kinh nghiệm 1: Bao gồm Dây lá khổ qua 40g, Lá đa 20g. Kinh nghiệm trên được GS. Bùi Chí Hiếu nghiên cứu trên thực nghiệm ghi nhận được có tác dụng hạ đường huyết, chống viêm. Trên lâm sàng có hiệu quả ổn định đường huyết đối với loại tiểu đường không lệ thuộc Insuline. - Những kinh nghiệm dân gian khác: * Bí đao: 100g nấu sôi, giã nát vắt nước uống thường xuyên, hàng ngày. * Rau cần tây: 100g nấu sôi, giã nát vắt nước uống ngày 2 lần. * Củ cải 5 củ, gạo tẻ 150g, củ cải nấu chín, vắt lấy nước cho gạo vào nấu ăn thường xuyên. * Trái Khổ qua 250g, thịt 100g. Nấu canh ăn. * Tụy heo 250g, Hoài sơn 120g, Thiên hoa phấn 120g. Tụy heo giã nát trộn với bột thuốc. * Vỏ trắng rễ dâu, gạo nếp rang phồng mỗi thứ 50g. Sắc uống hàng ngày. VII- BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG: A- BIẾN CHỨNG MẠN CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG: Bệnh nhân bị tiểu đường có thể bị rất nhiều biến chứng làm thể trạng suy sụp. Trung bình các biến chứng xảy ra khoảng đến 20 năm sau khi đường huyết tăng cao rõ rệt. Tuy nhiên cũng có vài người không bao giờ bị biến chứng hoặc biến chứng xuất hiện rất sớm. Một bệnh nhân có thể có nhiều biến chứng cùng một lúc và cũng có thể có một biến chứng nổi bật hơn tất cả. 1- Biến chứng ở mạch máu lớn: - Xơ cứng động mạch thường gặp trên người bị tiểu đường, xảy ra sớm hơn và nhiều chỗ hơn so với người không bệnh. [...]... nhanh, 2 - 3 ngày nay ăn kém, nôn, tiểu nhiều, uống nhiều, mệt * Trong nước tiểu: đường niệu > 20 g/l, có Cetone trong nước tiểu * Máu: tăng đường huyết, giảm dự trữ kiềm 18 < HCO3- < 25 mEq/l, pH máu bình thường Nếu điều trị đúng, diễn tiến tốt rất nhanh Nếu đã biết có bệnh tiểu đường, theo dõi nước tiểu thấy bắt đầu có nhiễm cetone, sẽ tăng liều Insuline nhanh cho đến khi hết cetone trong nước tiểu Nếu... sau 30 năm bị tiểu đường, hơn 80% bệnh nhân sẽ có bệnh lý võng mạc, khoảng 7% sẽ bị mù Muốn phát hiện sớm các sang thương đầu tiên của võng mạc phải dùng phương pháp chụp động mạch võng mạc có huỳnh quang thì những sang thương vi mạch lựu sẽ phát hiện kịp thời, điều trị sớm, phòng ngừa diễn tiến của bệnh lý võng mạc b- Bệnh lý thận: Đây thường là một trong những nguyên nhân gây tử vong của bệnh tiểu đường. .. lại mỗi 15 phút - Khi tỉnh lại cho bệnh nhân ăn đường Nếu hạ đường huyết do dùng Sulfamides, cần theo dõi lâu đến 3 ngày Đây đúng ra là một biến chứng của điều trị, nếu bệnh nhân được hướng dẫn kỹ, theo dõi kỹ, có thể ngừa được biến chứng này Tuy nhiên trong trường hợp phức tạp như tiểu đường kết hợp với xơ gan hoặc trên bệnh nhân suy kiệt, sinh bệnh lý học của hạ đường huyết trở nên phức tạp hơn nhiều... mạch máu có đường kính nhỏ, có tính lan tỏa và đặc hiệu của tiểu đường Ảnh hưởng chủ yếu lên 3 cơ quan: bệnh lý võng mạc, bệnh lý cầu thận và bệnh lý thần kinh - Cơ chế bệnh sinh của sang thương mạch máu nhỏ chưa rõ Có sự tham gia của rối loạn huyết động học như tăng hoạt tính của tiểu cầu, tăng tổng hợp Thromboxan A2 là chất co mạch và kết dính tiểu cầu, tạo điều kiện cho sự thành lập vi huyết khối Ngoài... trọng thêm bệnh: Hôn mê do Aceto acidosis là bệnh lý trầm trọng, tỷ lệ tử vong 14% Muốn ngăn ngừa cần giáo dục bệnh nhân kỹ trong điều trị Trong điều trị cần dùng Insuline và sửa các rối loạn nước - điện giải 2- Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu: Đây là biến chứng cấp tính thường xảy ra trên bệnh nhân bị tiểu đường đứng tuổi không phụ thuộc Insuline Bệnh xảy ra ở người trung niên, già có đường huyết... đổi vi thể Hội chứng Kimmelstiel Wilson bao gồm phù, cao huyết áp, tiểu đạm và suy thận trên bệnh nhân bị tiểu đường Tiểu đạm > 3 g/24 giờ là dấu hiệu xấu Đa số các bệnh nhân bị biến chứng thận đồng thời có thay đổi ở đáy mắt nhưng nhiều bệnh nhân có thay đổi ở đáy mắt lại không có triệu chứng rõ ràng của bệnh thận Thời gian bán hủy của Insuline kéo dài trên người suy thận, cơ chế của nó chưa được... Urê huyết tăng, một phần do thoái biến chất đạm, có thể do suy thận chức năng d/ Diễn tiến: - Theo dõi diễn tiến: * Mỗi giờ: nhịp thở, nhịp tim, huyết áp, nước tiểu, đường niệu, Cetone niệu * Đo điện tim (ECG) * Mỗi 4 giờ: pH máu, HCO3- máu, đường huyết, ion đồ - Theo dõi biến chứng: * Trong những giờ đầu tiên bệnh nhân có thể bị trụy tim mạch, nhiễm toan nặng, hạ K+ máu, hạ đường huyết nên phải truyền... ở cơ * Alanine (acid amin chính của sự tân sinh đường) từ cơ dồn đến gan Cơ giảm thu nạp các acid amin có nhánh (valine, leucine, isoleucine) * Sự thoái biến đạm này làm K+ từ nội bào ra ngoại bào nhiều b/ Nguyên nhân: - Trên bệnh nhân thiếu Insuline tuyệt đối: Xảy ra trên tiểu đường trẻ 83% trường hợp khi bệnh nhân thình lình ngưng Insuline - Trên bệnh nhân thiếu Insuline tương đối: Khi có một nguyên... bất lực ở đàn ông Bệnh động mạch vành và tai biến mạch máu não cũng hay xảy ra Nhồi máu cơ tim thể không đau có thể xảy ra trên người bị tiểu đường và ta nên nghĩ đến biến chứng này khi bệnh nhân bị tiểu đường thình lình bị suy tim (T) Vì vậy phải làm ECG định kỳ và Doppler mạch máu để phát hiện sớm sang thương 2- Biến chứng ở mạch máu nhỏ: - Sang thương xảy ra ở những mạch máu có đường kính nhỏ, có... truyền 2 đến 3 lít NaCl 9‰, sau đó dùng dung dịch NaCl 4,5‰ Phải truyền thêm KCl trong dung dịch Sau khi tỉnh, không phải ai cũng cần dùng Insuline Tỷ lệ tử vong trên 50% 3- Hôn mê do hạ đường huyết: Thường do bệnh nhân dùng Insuline hoặc Sulfamides hạ đường huyết quá liều Dùng thuốc mà không ăn hoặc chậm giờ ăn Hoạt động nhiều ngoài chương trình a/ Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng: - Hạ đường huyết . phồng mỗi thứ 50g. Sắc uống hàng ngày. VII- BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG: A- BIẾN CHỨNG MẠN CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG: Bệnh nhân bị tiểu đường có thể bị rất nhiều biến chứng làm thể trạng suy sụp chưa biết bệnh nhân có tiểu đường, hỏi bệnh sử sẽ có gầy nhanh, 2 - 3 ngày nay ăn kém, nôn, tiểu nhiều, uống nhiều, mệt. * Trong nước tiểu: đường niệu > 20 g/l, có Cetone trong nước tiểu. . huyết áp, tiểu đạm và suy thận trên bệnh nhân bị tiểu đường. Tiểu đạm > 3 g/24 giờ là dấu hiệu xấu. Đa số các bệnh nhân bị biến chứng thận đồng thời có thay đổi ở đáy mắt nhưng nhiều bệnh nhân