1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Kỳ 13) ppsx

6 252 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Kỳ 13) 2. Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu: Đây là biến chứng cấp tính thường xảy ra trên bệnh nhân bị tiểu đường đứng tuổi không phụ thuộc Insuline. Bệnh xảy ra ở người trung niên, già có đường huyết cao kéo dài kèm với tình trạng kiệt nước mà bệnh nhân không thể uống đủ số nước cần thiết để bù lại. Bệnh nhân thường sống một mình, bị tai biến mạch máu não, trước đó có dùng lợi tiểu, Corticoides hoặc làm thẩm phân phúc mạc. a- Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng: - Triệu chứng toàn phát sẽ không xảy ra cho đến khi thể tích máu giảm trầm trọng làm giảm lượng nước tiểu. Bệnh nhân hôn mê hoặc rối loạn tri giác. - Run cơ, kinh giật. - Cổ hơi gượng. - Có dấu hiệu kiệt nước trầm trọng cả nội bào lẫn ngoại bào. - Cận lâm sàng: * Glucose huyết > 10 g/l * Na + máu > 150 mEq/l * Cl - máu > 110 - 115 mEq/l * K + máu giảm. * Áp lực thẩm thấu máu tăng đến 350 - 450 mmol/l (bình thường 300 mmol/l). Ta có thể tính gần đúng áp lực thẩm thấu máu như sau: . Na mEq/l x 2 + 5,5 (đối với mỗi 100 mg% Glucose huyết). . Nếu Na + = 160 mEq/l, Glucose huyết 100 mg%. . Áp lực thẩm thấu máu sẽ là: 160 x 2 + 5,5 x 1000/100 = 375 mmol/l. * Thể Cetone không có hay dương tính ít. * Dung tích hồng cầu tăng, đạm huyết tăng. * Trong nước tiểu: đường cao, Na + thấp, K + cao. b- Điều trị: Trong giờ đầu tiên truyền 2 đến 3 lít NaCl 9‰, sau đó dùng dung dịch NaCl 4,5‰. Phải truyền thêm KCl trong dung dịch. Sau khi tỉnh, không phải ai cũng cần dùng Insuline. Tỷ lệ tử vong trên 50%. 3. Hôn mê do hạ đường huyết: Thường do bệnh nhân dùng Insuline hoặc Sulfamides hạ đường huyết quá liều. Dùng thuốc mà không ăn hoặc chậm giờ ăn. Hoạt động nhiều ngoài chương trình. a- Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng: - Hạ đường huyết cấp tính: bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, đổ mồ hôi, hoa mắt, nói ngọng, lơ mơ, tim đập nhanh. Nếu cho 10 - 20 g Glucose triệu chứng sẽ hết, nếu không bệnh nhân sẽ đi vào hôn mê, có thể kèm theo kinh giật. - Hạ đường huyết từ từ và nặng: bệnh nhân nhức đầu, rối loạn tri giác, mê mệt hay ngáp. Cảm thấy yếu, nói khó và nghĩ khó. Buồn ngủ, ngủ lâu, dần dần đưa đến mất tri giác, hôn mê. Nhiệt độ cơ thể thấp. Ngoài ra bệnh nhân có thể bị giật cơ, kinh giật, động kinh, có những cảm giác kỳ lạ hoặc những cử động bất thường như múa giật … - Cận lâm sàng: Glucose huyết < 40 mg% (<0,4 g/l). b- Điều trị: - Tiêm tĩnh mạch dung dịch đường ưu trương 50% 50 ml (25 g), bệnh nhân sẽ tỉnh lại trong giây phút, rất hiếm khi tỉnh lại sau 1 giờ. - Hoặc có thể chích Glucagon 0,5 mg tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, hoặc tiêm bắp lập lại mỗi 15 phút. - Khi tỉnh lại cho bệnh nhân ăn đường. Nếu hạ đường huyết do dùng Sulfamides, cần theo dõi lâu đến 3 ngày. Đây đúng ra là một biến chứng của điều trị, nếu bệnh nhân được hướng dẫn kỹ, theo dõi kỹ, có thể ngừa được biến chứng này. Tuy nhiên trong trường hợp phức tạp như tiểu đường kết hợp với xơ gan hoặc trên bệnh nhân suy kiệt, sinh bệnh lý học của hạ đường huyết trở nên phức tạp hơn nhiều. 4. Hôn mê do acid Lactic tăng cao trong máu: Xảy ra trên bệnh nhân lớn tuổi, điều trị bằng Biguanides (Phenformine) kèm thêm yếu tố suy hô hấp cấp, suy tim, kích xúc, nhiễm trùng huyết do vi trùng gram (-), viêm tụy cấp, uống nhiều rượu. a- Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng: - Bệnh khởi đầu mau, hôn mê thật sự, bệnh nhân có nhịp thở Kussmaul. - Thử máu: * pH máu < 7, dự trữ kiềm giảm. * Acid lactic máu 10 - 20 mEq/l (bình thường 1 mEq/l hoặc 9 mg%). * Acid pyruvic máu tăng gấp 3 - 4 lần bình thường (bình thường 0,214 mEq/l). * Cl - giảm, K + tăng, Na + tăng. * Khoảng trống anion tăng. Bình thường khoảng anion là (Na + ) – (Cl - + HCO 3 - ) = 10 - 20 mEq/l hoặc 9 mg%. b- Điều trị: - Không có thuốc điều trị thích hợp. - Có thể dùng Bleu de Méthylène 1,5 - 5 mg/kg cân nặng. - Hoặc truyền dung dịch NaHCO 3 . - Hồi sức cấp cứu tim mạch, tuần hoàn. Đây là biến chứng rất trầm trọng, tỷ lệ tử vong rất cao ngay cả ở các trung tâm điều trị hiện đại. (Bài giảng Bệnh học và điều trị. Tập 3. Bộ môn YHCT. Trường ĐHYD TP Hồ Chí Minh) . BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Kỳ 13) 2. Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu: Đây là biến chứng cấp tính thường xảy ra trên bệnh nhân bị tiểu đường đứng tuổi không phụ thuộc Insuline. Bệnh xảy. như tiểu đường kết hợp với xơ gan hoặc trên bệnh nhân suy kiệt, sinh bệnh lý học của hạ đường huyết trở nên phức tạp hơn nhiều. 4. Hôn mê do acid Lactic tăng cao trong máu: Xảy ra trên bệnh. phút. - Khi tỉnh lại cho bệnh nhân ăn đường. Nếu hạ đường huyết do dùng Sulfamides, cần theo dõi lâu đến 3 ngày. Đây đúng ra là một biến chứng của điều trị, nếu bệnh nhân được hướng dẫn

Ngày đăng: 05/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN