Hội chứng trẻ cô đơn giữa gia đình (phần 4) Trong khi hiện nay, nhiều ông bố bà mẹ vì mải làm ăn nên không có thời gian quan tâm đến con thì một nữ cán bộ công an Quận Đống Đa (Hà Nội) lại làm một việc “ngược” lại là xin “nghỉ hưu non” khi cậu con trai của chị bước vào tuổi dậy thì . Thiết nghĩ đây là một câu chuyện đáng để cho tất cả các bậc phụ huynh hôm nay phải suy ngẫm. Lo nhất là “con dại cái mang” Chị tên là Nguyễn Thục An - từng là thiếu tá công an làm việc tại Công an quận Đống Đa (Hà Nội). Tôi gặp chị tình cờ. Được biết chị từng làm trong ngành công an và xin về hưu non. Tôi đã lân la hỏi: Sao đang là cán bộ ngành công an, nhiều người mơ ước chẳng được thì lại xin nghỉ? Và đó là một lý do rất đơn giản: Vì con trai bước vào tuổi dậy thì. Vợ chồng chị đều là cán bộ ngành công an nên có nhiều đêm họ thường xuyên “thay ca” không có mặt ở nhà. Năm 1993, chồng chị được biệt phái lên Cao Bằng công tác 3 năm. Đúng năm đó cháu Tuấn Anh (con đầu của chị An) bước vào tuổi 13, học lớp 7 trường phổ thông trung học Bế Văn Đàn. Chị tâm sự: Cháu là một học sinh giỏi, ngoan ngoãn và không có biểu hiện gì của sự hư hỏng. Nhưng có lẽ là do bệnh nghề nghiệp nên lúc nào chị cũng nơm nớp lo con hư. Nhiều bạn bè mẫu mực của chị chỉ vì sơ sểnh một chút mà con cái sa vào vòng nghiện ngập hút chích, trộm cắp, giết người nên chị lo lắm. Vốn luôn luôn mang tâm trạng ấy nên khi chồng nhận quyết định đi công tác Cao Bằng, chị đã bàn với anh: “Hay để em xin nghỉ hưu non ở nhà với các con”. Hỏi chồng thế thôi nhưng chị cũng phải suy tính ghê lắm! Mình nghỉ làm với đồng lương hưu non và lương cán bộ ít ỏi của chồng là cả một vấn đề. Hai con lại đang tuổi ăn tuổi học, nên chị phải suy tính cân nhắc nhiều lắm. Đang trong lúc suy tính như thế, một hôm đi trực đêm về (khoảng 23 giờ), thấy hai đứa con, đứa ngủ trên ghế, đứa ngủ lăn lóc dưới nền nhà, chị vừa thương con và lại càng lo hơn. Vậy là ngay sang hôm sau chị đệ đơn xin cho nghỉ hưu sớm vì hoàn cảnh gia đình. Kế hoạch “tác chiến” quản lý con Theo chị, có hai hướng rất quan trọng để nắm được mọi tình hình về con, đó là cô giáo và bạn bè. Hướng thứ nhất, chị “đầu quân” vào ban phụ huynh, thưởng xuyên liên lạc với cô giáo chủ nhiệm lớp. Hướng thứ hai, chị sẵn sàng tiếp đón bạn bè của con tại nhà. Khuyến khích chúng học nhóm ngay tại nhà mình. Chị thường nấu cơm cho cả “hội bạn” của con ăn để có thời gian hiểu được tâm tư và tính cách của từng đứa bạn con, cũng như “ngầm tìm hiểu” tình bạn của chúng. Khi hỏi có lúc nào chị thấy khó khăn trong chuyện tìm hiểu tâm lý, suy nghĩ của con không? Chị cho biết, rất may là chị đã tạo được nền nếp thường xuyên trao đổi và gợi chuyện ở con. Lúc chở con đi học về, lúc ăn cơm, đi ngủ Cả hai đứa con của chị, Tuấn Anh và Quỳnh Trang đều rất hay tâm sự với mẹ chuyện bạn bè, trường lớp, thầy cô và những điều các cháu thấy trong ngày. Tuổi dậy thì thường có những biểu hiện bướng bỉnh và thích làm theo ý mình, con chị cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, do nắm bắt được tâm lý của con và có cách gợi chuyện nên các con chị lớn lên và trưởng thành mà không gặp điều gì trở ngại. Duy nhất có một lần thấy Tuấn Anh đi học về cứ lầm lầm lì lì, chẳng nói chẳng rằng và ra vẻ rất bực tức. Chị hỏi nhưng nhất quyết cậu không trả lời. Chờ con ăn cơm xong, lên phòng học bài, chị liền gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm thì được biết, hôm đó cháu bị cô giáo phạt ngồi một mình một bàn cuối lớp vì tội nói dối. Hôm đó, Nam (*) - cậu bạn cùng lớp bỏ một tiết học. Khi cô giáo chủ nhiệm hỏi Tuấn Anh là Nam có bỏ học không thì Tuấn Anh trả lời là cậu ấy không bỏ học. Vì thế nên cô giáo đã phạt Tuấn Anh. Sau khi biết được đầu đuôi câu chuyện rồi, chị mới vào phòng khuyên bảo con: “Mẹ biết là con bênh vực Nam. Bênh vực bạn là tốt nhưng con che dấu khuyết điểm của bạn sẽ không làm Nam khá lên. Nếu Nam thường xuyên bỏ học, học hành kém đi là con có tội với bạn ấy. Mẹ không cấm con chơi với Nam nhưng đã chơi với bạn thì con phải làm cho bạn tốt lên chứ không phải xấu đi”. Giờ đây các con chị đã lớn và trưởng thành. Con trai của chị, cậu bé ngày nào từng nói dối để bảo vệ bạn, nay đã tốt nghiệp Học viện Cảnh sát, là một đảng viên, một cán bộ điều tra của Công an Hà Nội. Con gái út của chị - Quỳnh Trang đang học năm cuối trường Đại học Kinh tế ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Mặc dầu cuộc sống hiện nay của chị An vẫn còn vất vả, vì phải nuôi thêm những đứa con của người anh trai không may mất sớm, nhưng chị cũng mãn nguyện về cuộc sống của mình. Chị bảo rằng, nhìn lại quãng đời đã qua, điều làm chị lo sợ nhất là con hư và cái làm chị hài lòng nhất là con cái của mình hiện nay đã nên người. . Hội chứng trẻ cô đơn giữa gia đình (phần 4) Trong khi hiện nay, nhiều ông bố bà mẹ vì mải làm ăn nên không có thời gian quan tâm đến con thì một nữ cán bộ công an Quận Đống. thiếu tá công an làm việc tại Công an quận Đống Đa (Hà Nội). Tôi gặp chị tình cờ. Được biết chị từng làm trong ngành công an và xin về hưu non. Tôi đã lân la hỏi: Sao đang là cán bộ ngành công. hôm sau chị đệ đơn xin cho nghỉ hưu sớm vì hoàn cảnh gia đình. Kế hoạch “tác chiến” quản lý con Theo chị, có hai hướng rất quan trọng để nắm được mọi tình hình về con, đó là cô giáo và bạn