1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Hội chứng trẻ cô đơn giữa gia đình (Phần 1) pps

5 257 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 144,53 KB

Nội dung

Hội chứng trẻ cô đơn giữa gia đình (Phần 1) Đó là những đứa trẻ gia đình khá giả tại Hà Nội và một số thành phố lớn. Các em có cả bố mẹ, thậm chí họ là những người thành đạt và giàu có. Nhưng do mải mê công việc và kiếm tiền nên không ít bố mẹ không có thời gian chăm sóc con cái. Họ giao con lại cho thầy cô giáo, cho gia sư hoặc người giúp việc. Kết cục là những đứa trẻ vào tuổi đang lớn với bao nhiêu cảm xúc lạ lẫm về cuộc sống, những bỡ ngỡ về tri thức làm người trưởng thành đã phạm tội, thậm chí phải đơn độc trong ngôi nhà của mình. Nhiều trẻ em rất cô đơn trong vòng xoáy của chính gia đình mình. Quý tử đi cướp! Gọi điện thoại đến Trung tâm tư vấn Người bạn Tri kỷ 1900585868, một phụ huynh ở Hà Nội đã tỏ ra rất đau khổ khi cậu quý tử mới 14 tuổi đầu đã tham gia băng nhóm cướp giật. Ông đã không thể lý giải nổi bởi con ông không thiếu một thứ gì. Qua khai thác thông tin về gia đình này nhân viên tư vấn cho biết: Họ đều là giảng viên đại học. Cả hai đều có học hàm, học vị cao và thường xuyên đi dạy hết tỉnh này đến tỉnh khác. Công việc gia đình đã có một bà giúp việc là người cô họ hàng xa ở quê đảm nhiệm. Vợ chồng họ có một gái, một trai. Cô gái lớn đã đi lấy chồng. Cậu út năm nay 14 tuổi. Cậu vốn là cậu bé khoẻ mạnh và hết sức ngoan ngoãn, hiền lành. Chính vì vậy mà bố mẹ cậu hết sức yên tâm về con. Mỗi lần đi công tác xa, họ đã thu xếp tất cả mọi khoản tiền và đóng trước cho cô giáo chủ nhiệm và cô giáo dạy thêm của con. Chuyện ăn uống đã có bà giúp việc lo. Tưởng thế là ổn nhưng cho đến một ngày khi bà vợ đang công tác ở nước ngoài, chồng đang tham gia lớp giảng dạy ở một tỉnh miền Trung thì nhận được điện: cậu quý tử bị công an bắt vì tham gia nhóm cướp giật. Theo lời kể của nhân viên tư vấn, bố mẹ cậu bé đã không lường được hậu quả là con họ bị bạn xấu rủ rê. Theo bà Hiền, Giám đốc Trung tâm tư vấn Người bạn tri kỷ 1900585868, đặc điểm nổi trội của lứa tuổi vị thành niên (từ 11- 19 tuổi) là rất thích làm người lớn và tỷ lệ tham gia nhóm bạn rất lớn. Ảnh hưởng của nhóm bạn đến các em là vô cùng quan trọng. Vì thế sẽ là hết sức sai lầm khi nghĩ rằng con mình ngoan thì sẽ không bao giờ hư được. Nhiều khi các em phạm tội chỉ vì một lời khích bác nào đó từ phía bạn bè. Con trai dễ bị bạn bè rủ rê lôi kéo hơn con gái. Và trường hợp trên không phải là cá biệt. Bỏ lửng quan tâm con trẻ Chưa đến nỗi phạm tội như cậu bé trên, Nam - 15 tuổi gọi điện đến Trung tâm tư vấn Người bạn tri kỷ kể với nhân viên tư vấn: Bố mẹ đi làm suốt ngày, em về nhà chẳng biết nói chuyện với ai. Được các bạn rủ đi đua xe, em thấy vui quá!?” Bố mẹ Nam có một cửa hàng buôn bán điện lạnh. Thời điểm giáp Tết này công việc buôn bán càng trở nên cấp tập hơn. Hầu như không ngày nào họ ăn cơm ở nhà. Thi thoảng bố mẹ cậu dành một ngày cuối tuần ăn ở nhà thì toàn nói chuyện về công việc. Khi thì tiền ông nọ, bà kia, khi thì chuyến hàng này may, xe hàng kia dởm Nhưng tuyệt nhiên chẳng ai hỏi đến con dạo này thế nào? Thấy con đi học đều đặn, khoẻ mạnh và họ tưởng em không có gì đáng phải lo. Thỉnh thoảng bố mẹ Nam có hỏi em thiếu tiền không. Nếu em nói cần tiền bao nhiêu là cho, thậm chí cho rất nhiều. Có lần Nam nói dối điện thoại di động của em bị hỏng, em muốn mua một chiếc điện thoại mới 7 triệu đồng. Nghe vậy, bố mẹ Nam chỉ càu nhàu vài câu rồi rút ví cho ngay. Nam bảo, vì họ cũng chẳng có thời gian để mà hỏi, nói gì tới kiểm tra. Em có hẳn một phòng riêng tương đối an toàn và bố mẹ Nam “tôn trọng” em đến nỗi em để thuốc lắc trong phòng một tuần mà họ chẳng hề biết gì. Nam cho biết đó là thuốc lắc một người bạn nhờ cầm hộ chứ không phải của Nam bảo với nhân viên tư vấn là em sẽ không dùng thuốc lắc. Nhưng với kiểu bỏ lửng của bố mẹ Nam như vậy thì ai dám chắc được điều gì sẽ xẩy ra? Theo bà Hiền, khi con cái bước vào tuổi dậy thì, hơn lúc nào hết bố mẹ phải luôn là người ở bên cạnh khi con gặp khó khăn. Có một thực trạng cần cảnh báo đối với các bậc phụ huynh hiện nay là: khi con ở tuổi mẫu giáo nhà trẻ thì rất quan tâm. Nhưng đến khi con ở tuổi vị thành niên, lúc đó không còn phải lo đến chuyện chăm bẵm, ăn uống nữa thì bỏ lửng. Điều này hết sức nguy hiểm vì đây là lứa tuổi “chấp chới” giữa trẻ con và người lớn. Mọi hành vi của các em chưa hình thành, lại chưa đủ nhận thức để phân biệt điều hay, lẽ phải nhưng các em lại luôn muốn làm người lớn, luôn muốn khẳng định mình. Vì vậy đây là lứa tuổi “nhiều nguy cơ” nhất nếu bố mẹ không có kỹ năng dạy bảo và quan tâm đến cuộc sống, tâm tư tình cảm của con. . Hội chứng trẻ cô đơn giữa gia đình (Phần 1) Đó là những đứa trẻ gia đình khá giả tại Hà Nội và một số thành phố lớn. Các em có. do mải mê công việc và kiếm tiền nên không ít bố mẹ không có thời gian chăm sóc con cái. Họ giao con lại cho thầy cô giáo, cho gia sư hoặc người giúp việc. Kết cục là những đứa trẻ vào tuổi. làm người trưởng thành đã phạm tội, thậm chí phải đơn độc trong ngôi nhà của mình. Nhiều trẻ em rất cô đơn trong vòng xoáy của chính gia đình mình. Quý tử đi cướp! Gọi điện thoại đến Trung

Ngày đăng: 05/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN