Tự xoa bóp phòng chống cảm mạo Cảm mạo (bao gồm cả bệnh cúm) là một bệnh chứng của y học cổ truyền bao hàm các bệnh lý cấp tính thuộc đường hô hấp do virut hoặc vi khuẩn gây nên trong y học hiện đại, đặc biệt là tình trạng viêm long đường hô hấp trên do virut. Những bệnh lý này thường khởi phát đột ngột, bệnh tình nặng nhẹ khác nhau nhưng đều có những triệu chứng chính như sốt, đau đầu, đau mình mẩy, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, hắt hơi, rát họng, sợ lạnh hoặc sợ gió ở các mức độ khác nhau Trong y học cổ truyền, cảm mạo thường được chia làm hai thể: cảm mạo phong hàn và cảm mạo phong nhiệt. Trên thực tế lâm sàng, tùy từng thể bệnh khác nhau mà các thầy thuốc lựa chọn những phương pháp điều trị không giống nhau. Tuy nhiên, những biện pháp dân gian như cạo gió, đánh gió, sử dụng nồi xông, ăn cháo giải cảm, xoa bóp, bấm huyệt vẫn có một giá trị khá quan trọng và nếu được kết hợp với các biện pháp khác của cả Đông y và Tây y thì hiệu quả trị liệu chắc chắn sẽ nhanh chóng và chắc chắn hơn nhiều. Dưới đây xin giới thiệu một quy trình tự xoa bóp giải cảm để độc giả có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết. Chọn tư thế nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế tựa nhưng tốt nhất là tư thế nửa nằm nửa ngồi, thả lỏng cơ thể, thở nhẹ đều và sâu, tư tưởng tập trung vào các huyệt vị được xoa bóp. Dùng ngón giữa của cả hai bàn tay đặt chụm giữa trán rồi miết tỏa ra hai bên thái dương, làm sát lông mày trước rồi chuyển dần lên cho đến chân tóc trước trán rồi ngược lại, làm 10 lần như vậy. Tiếp đó, dùng ngón trỏ và ngón cái véo từ đầu lông mày tới đuôi lông mày mỗi bên 5 lần. Day ấn huyệt thái dương: dùng ngón tay giữa day ấn đồng thời hai huyệt thái dương từ nhẹ đến nặng trong 2 phút sao cho đạt cảm giác căng tức là được. Vị trí huyệt thái dương: ở đuôi mắt đo ra sau 1 thốn. Day huyệt nghinh hương. Day ấn huyệt nghinh hương: dùng ngón tay giữa hoặc ngón tay trỏ day ấn đồng thời hai huyệt nghinh hương trong 1 phút, sao cho đạt cảm giác căng tức cả hai cánh mũi và gò má là được. Vị trí huyệt nghinh hương: từ chân cánh mũi ngang ra, huyệt ở trên rãnh mũi mép. Xát gáy và day ấn huyệt phong trì: dùng các ngón tay của cả hai bàn tay đan lại với nhau ôm sau gáy rồi kéo qua kéo lại 10 lần. Tiếp đó, dùng hai ngón tay cái day ấn đồng thời cả hai huyệt phong trì trong 1 phút với một lực tương đối mạnh, sao cho đạt cảm giác căng tức cả vùng gáy và nửa đầu sau là được. Vị trí huyệt phong trì: ở chỗ lõm dưới xương chẩm, bên ngoài khối cơ nổi sau cổ, khi ấn có cảm giác tức nặng, mỗi bên một huyệt. Day ấn huyệt kiên tỉnh: dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa day ấn huyệt kiên tỉnh trong 1 phút, sao cho đạt cảm giác tức nặng cả hai vai và lan lên cổ là được. Vị trí huyệt kiên tỉnh: cúi cổ để xác định hai đốt xương gồ cao nhất ở cổ (C7 và D1), huyệt nằm ở điểm giữa đường thẳng nối khe của hai đốt xương này với mỏm cùng vai. Day ấn huyệt khúc trì: dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa day ấn huyệt khúc trì với một lực tương đối mạnh trong 1 phút, sao cho đạt cảm giác căng tức lan xuống bàn tay là được. Vị trí huyệt khúc trì: gập cẳng tay vào cánh tay, bàn tay để phía trên ngực cho nổi rõ nếp gấp khuỷu, đánh dấu đầu ngoài nếp gấp khuỷu để xác định vị trí huyệt rồi đặt tay lại cho cẳng tay vuông góc với cánh tay để day bấm. Day ấn huyệt hợp cốc: dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day ấn huyệt hợp cốc từng bên, mỗi bên 1 phút sao cho đạt cảm giác căng tức lan sang ngón tay út là được. Vị trí huyệt hợp cốc: ở chỗ lõm giữa hai xương bàn tay thứ nhất và thứ hai (ngón cái và ngón trỏ), dùng Day huyệt phong trì. Day huyệt hợp cốc. ngón tay cái ấn men theo bờ xương bàn tay thứ hai tìm điểm khi ấn có cảm giác đau tức nhất và lan sang ngón tay út thì đó là vị trí của huyệt. Cũng có thể xác định bằng cách: xòe rộng ngón tay cái và ngón tay trỏ, lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón tay cái bên kia để vào hố khẩu tay này, đặt áp đầu ngón tay cái lên mu bàn tay, giữa 2 xương bàn tay 1 và 2, đầu ngón cái ở đâu chỗ đó là huyệt. Quy trình trên có thể làm từ 1 - 2 lần trong ngày, cường độ day bấm phải tương đối mạnh, tiến hành càng sớm thì hiệu quả càng cao. Sau khi làm thủ thuật, cơ thể sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và dễ chịu, nếu có mồ hôi thì dùng khăn khô lau sạch, ăn cháo hành, tía tô nóng có đập 1 quả trứng gà rồi nằm nghỉ nơi kín gió là được. ThS. Hoàng Khánh Toàn . Tự xoa bóp phòng chống cảm mạo Cảm mạo (bao gồm cả bệnh cúm) là một bệnh chứng của y học cổ truyền bao hàm các. lạnh hoặc sợ gió ở các mức độ khác nhau Trong y học cổ truyền, cảm mạo thường được chia làm hai thể: cảm mạo phong hàn và cảm mạo phong nhiệt. Trên thực tế lâm sàng, tùy từng thể bệnh khác. đây xin giới thiệu một quy trình tự xoa bóp giải cảm để độc giả có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết. Chọn tư thế nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế tựa nhưng tốt nhất là tư thế nửa nằm