Sử dụng đòn bẩy để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp! Bạn đã bao giờ theo dõi một cuộc thi đấu về nhảy sào hoặc nhảy cao? nếu bạn đã từng, có thể bạn sẽ biết rằng trong khi những vận động viên nhảy cao có thể nhảy cao đến 2m thì vận động viên nhảy sào có thể nhảy cao lên tới 5,5m nhưng chúng ta không thể khẳng định vận động viên nhảy sào nhảy tốt hơn vận động viên nhảy cao. Đơn giản mỗi người họ biết tận dụng sở trường của mình. Do đó vận động viên nhảy xà và nhảy cao đều có thể giành được vinh quang cho mình. Nhưng trên thực tế, trong nền kinh tế hiện nay sự phân biệt các hình thức cạnh tranh là rất khó vì dường như mọi việc đều được chuẩn hóa, doanh nghiệp bạn biết dùng gậy (có thể nhôm na hiểu là “đòn bẩy”) để vượt xà thì đối thủ của bạn cũng thế, sự chênh lệnh rất khó nhận biết Do đó khi một doanh nghiệp biết cách tìm kiếm và sử dụng đòn bẩy để vượt lên và bỏ xa đối thủ thì thành công sẽ đến với họ nhiều hơn và dĩ nhiên họ có nhiều lợi thế hơn để tìm kiếm và ứng dụng các đòn bẩy trước. Do vậy thật có ích nếu bạn biết tận dụng và khai thác hiệu quả được các nguồn lực mà chúng ta có. Đòn bẩy ở đâu? Đòn bẩy là một công cụ đơn giản mà có thể giúp bạn khai thác được thế mạnh của bạn một cách hiệu quả. Đơn giản như là vận động viên sử dụng sào để vượt qua xà. Và bạn cũng có thể sử dụng đòn bẩy để có thể gặt hái được thành công với nguồn lực, kĩ năng bạn và thời gian nhất định của bạn. Đòn bẩy có thể rất đơn giản và có thể được tìm thấy ở những nơi ít ai ngờ tới. Bí quyết là phải luôn luôn tìm kiếm nó. Dưới đây là vài lời khuyên có thể giúp bạn biết được tìm thấy “đòn bẩy” ở đâu và cách tận dụng nó. 1. Đòn bẩy thời gian Thời gian là đòn bẩy vô hình và quý giá nhất! Để mọi hoạt động một cách hiệu quả nhất có thể, việc trước tiên là phải tận dụng tốt nhất quỹ thời gian của doanh nghiệp. Nếu bạn tận dụng thời gian một cách hiệu quả, bạn sẽ có được nhiều thời gian để thực hiện những công việc khác. Và lẽ dĩ nhiên rằng, khi bạn tiết kiệm được thời gian cho doanh nghiệp có nghĩa là bạn đã tạo nên một lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Xem xét lại toàn bộ thời gian được sử dụng trọng ngày, liệu bạn có thể cắt giảm những công việc nào hoặc sử dụng ít thời gian hơn cho nó. Liệu bạn có thể có thêm thời gian bằng những cách đơn giản khác hay không? Lập kế hoạch và lịch làm việc, sắp xếp thứ tự ưu tiên và kiểm soát công việc của mình. Khi bạn thực hiện tốt những điều đó, bạn sẽ làm việc có hiệu quả và có tổ chức hơn. Không chỉ bạn sẽ có thêm thời gian mà bạn cũng thu được nhiều cái từ những đòn bẩy khác. 2. Đòn bẩy công nghệ Bạn có thể khai thác hết được các tính năng của máy tính cũng như các công cụ cá nhân sẵn có? đơn giản hãy xem xét những gì hiện có trong máy tính của bạn. Bạn sẽ tìm thấy những cách thức đơn giản để tạo ra những cải tiến lớn. Bạn có lập ra cơ sở dữ liệu khách hàng hay phải liên tục đánh lại các dữ liệu đó? Hay đơn giản hơn là bạn biết cách sử dụng Outlook như một công cụ để kiểm soát công việc và khách hàng? Sẽ luôn luôn là nhanh hơn, trôi chảy hơn khi đáp ứng được nhu cầu cho công việc (tuy nhiên cũng đừng quên nghỉ ngơi nhé).Nhưng một giải pháp đơn giản thường là giải pháp hiệu quả nhất. Nghệ thuật là phải biết tìm ra giải pháp mà có thể thực hiện và mang lại hiệu quả tốt. Hãy kiên trì thực hiện ít nhất là trong một thời gian nếu không thời gian bạn mất vì phải thay đổi còn nhiều hơn thời gian mà bạn tiết kiệm được. Xét trên phương diện một doanh nghiệp, việc tận dụng công nghệ cũng như nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới là lợi thế là đòn bẩy không thể phủ nhận trong việc tao ra lợi thế cạnh tranh nhằm vượt lên đối thủ. 3. Đòn bẩy kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm. thông tin đầy đủ, kiến thức phù hợp, bạn sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn với công việc của mình. Chủ động tham gia những khóa học cần thiết và học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Nếu điều đó với bạn có vẻ quá rõ ràng thì chắc là bạn phải ngạc nhiên là nó thường xuyên bị coi nhẹ đến mức nào. Đơn giản hãy nhìn lại kinh nghiệm gần đây về công việc của bạn. Có những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng nào khác mà có thể giúp bạn đạt được hiểu quả cao hơn trong công việc không? Khi bạn thực hiện một công việc hay một dự án mới, đầu tiên hãy nghĩ về nó. Tập hợp các nguồn lực, sách vở, nói chuyện với những người đi trước và hãy xem hiệu quả đạt được. 4. Đòn bẩy bằng thời gian của người khác. Dù làm việc hiệu quả tới mức nào thì một (01) ngày bạn cũng chỉ có 24 tiếng? Điều này là sai. Đòn bẩy chính là khi bạn khai thác được thời gian của người khác. Bạn càng giao phó công việc cho người khác càng nhiều bạn càng có thêm nhiều thời gian trong một ngày. Điều này lại càng đúng nếu bạn giao nhiệm vụ cho một người thạo công việc đó. Ủy quyền hay chính là giao nhiệm vụ, quyền hành cho người khác là một kĩ năng quan trọng cần được xây dựng cho dù là ủy quyền cho người trong nhóm, cho người trợ lý hay cho đối tác gia công. Xác định những công việc mà bạn đang thực hiện liệu có thể giao phó cho người khác. Bạn hãy thử làm điều này xem, nó sẽ mang lại hiệu quả đấy. Còn nếu bạn đã ủy quyền, hãy cố gắng ủy quyền nhiều hơn. Nhưng đừng quên hoạt động kiểm tra thường xuyên. Và hãy xem bao nhiêu thời gian bạn có thể tìm thấy ở người khác trong một ngày. “Hãy giao những gì không muốn giao, hãy giữ những gì không muốn giữ” Bạn hãy thử xem sao? Đừng quá ôm đồm mọi việc! Tóm lại: đòn bẩy đóng vai trò cực kì quan trọng để đạt được sự thành công trong cuộc sống cũng như trong công việc. Một sự vận dụng thông minh của đòn bẩy là biến những người có khả năng thành người làm việc có hiệu quả. Và điều này không chỉ là trong lĩnh vực mà chúng ta đã bàn tới mà còn các lĩnh vực khác như: tài chính, nguồn lực, mối quan hệ…danh sách về các loại đòn bẩy khác nhau vẫn còn rất dài. Hãy chắc chắn rằng bạn phải thường xuyên nghĩ về việc sử dụng đòn bẩy như thế nào và hiểu được nó mang lại cho bạn những gì. . nhiều lợi thế hơn để tìm kiếm và ứng dụng các đòn bẩy trước. Do vậy thật có ích nếu bạn biết tận dụng và khai thác hiệu quả được các nguồn lực mà chúng ta có. Đòn bẩy ở đâu? Đòn bẩy là. việc tận dụng công nghệ cũng như nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới là lợi thế là đòn bẩy không thể phủ nhận trong việc tao ra lợi thế cạnh tranh nhằm vượt lên đối thủ. 3. Đòn bẩy kiến. Sử dụng đòn bẩy để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp! Bạn đã bao giờ theo dõi một cuộc thi đấu về nhảy