1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Mua doanh nghiệp nhà nước, chuyện không dễ potx

6 153 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Mua doanh nghiệp nhà nước, chuyện không dễ Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, hệ thống các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã bộc lộ nhiều hạn chế. Bên cạnh những DNNN thích ứng được với điều kiện mới, tìm được hướng đi, tiếp tục phát triển thì cũng có không ít doanh nghiệp “giậm chân tại chỗ”, rơi vào cảnh khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, không tìm được đầu ra cho sản phẩm - dịch vụ mà mình cung cấp, đời sống người lao động bấp bênh. Trước thực tế này, năm 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định 103 quy định về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN để mở ra “lối thoát” cho các DNNN làm ăn thua lỗ; đồng thời mang đến cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn đầu tư vào các DNNN. Tuy nhiên, do quy định chưa đầy đủ, thiếu tính khả thi, nên chuyện mua bán DNNN trên thực tế chưa như mong muốn. Thấy được thực trạng này, năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định 49 để điều chỉnh Nghị định 103, nhưng cũng không thay đổi được tình hình. Năm 2005, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 80 thay thế cho hai nghị định 103 và 49. Thế nhưng, vì Nghị định 80 vẫn còn thiếu những quy định chi tiết nên việc mua bán DNNN gặp không ít khó khăn. Chẳng hạn, tại TPHCM, có DNNN A. hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dệt may. Do quen với lối làm ăn từ thời bao cấp và chậm cải tiến tổ chức sản xuất nên không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Doanh nghiệp trên đà đi xuống nên ban giám đốc muốn bán hoặc cho thuê doanh nghiệp. Ông X. - một nhà đầu tư nước ngoài tìm cơ hội đầu tư ở TPHCM đã tiếp cận với lãnh đạo doanh nghiệp A. và thấy rằng, doanh nghiệp A. có đội ngũ lao động lành nghề, mặt bằng sản xuất tốt, nhưng cái yếu là do quản lý kém và không tìm được đầu ra cho sản phẩm. Sau một thời gian tìm hiểu và thương lượng, ông X. và lãnh đạo DNNN A. trình hồ sơ cho thuê doanh nghiệp lên các cơ quan chức năng, và họ nhận được câu trả lời: “Chờ văn bản hướng dẫn thi hành nghị định”. Thực ra, cuối năm 2005, Bộ Tài chính cũng đã có Thông tư 109 hướng dẫn một số nội dung về tài chính của Nghị định 80 nhưng vẫn chưa thể đầy đủ. Chẳng hạn như quy định về cơ sở pháp lý để thỏa thuận giá khoán, bán, cho thuê chưa rõ ràng; quy định về giải quyết thủ tục đất đai gắn liền với tài sản nhà nước chưa cụ thể; quy định về chính sách, chế độ đối với những người lao động tại các DNNN quá phức tạp Vì thế, sau hơn một năm chờ đợi mỏi mòn, ông X. đã quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp tư nhân khác cùng ngành; còn DNNN A. đang đứng trước bờ vực phá sản. Hay như trường hợp DNNN B., hoạt động trong lĩnh vực địa ốc, cũng ở TPHCM, có bộ máy tổ chức cồng kềnh, biên chế dư thừa và kinh doanh kém hiệu quả. Nhiều nhà đầu tư ngỏ lời mong muốn được giao, thuê hoặc mua lại doanh nghiệp này nhưng suốt một thời gian dài vẫn không có sự trả lời rõ ràng từ phía doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp bảo chờ tổng công ty, tổng công ty trả lời đã có chủ trương bán, cho thuê nhưng phải xin phép cơ quan chủ quản là UBND thành phố, bên ủy ban thì bảo chờ ý kiến tham mưu của các sở ban ngành Trong trường hợp này, chưa nói đến sự thiếu hoàn thiện của hành lang pháp lý, riêng chuyện thủ tục hành chính cũng đã làm cho những người có ý định mua bán DNNN ngán ngẩm. Có quá nhiều thủ tục phát sinh do nhiều cơ quan quản lý ở nhiều cấp đều có thẩm quyền xem xét và cho ý kiến; trong khi tại doanh nghiệp, lãnh đạo cũng không mặn mà, vì sợ bị mất việc, mất quyền lợi nên họ “bình chân như vại”. Dường như Chính phủ cũng đã thấy được sự bất cập của các quy định pháp luật về việc giao, khoán, bán cho thuê DNNN, nên giữa tháng 11-2006, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu bổ sung Nghị định 80 theo hướng xóa bỏ cơ chế khoán kinh doanh và cho thuê DNNN; thực hiện việc bán DNNN theo hình thức bán đấu giá Nhưng để thực hiện việc bán DNNN một cách có hiệu quả, thiết nghĩ cần phải xây dựng đầy đủ cơ sở pháp lý, đồng thời yêu cầu nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự nhận thức vấn đề một cách đúng đắn, đầy đủ từ các cơ quan quản lý cũng như từ phía các DNNN. Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang chờ sự điều chỉnh Nghị định 80 của Chính phủ, mong được mua lại các DNNN làm ăn kém hiệu quả một cách thuận lợi và dễ dàng. Chưa nói đến sự thiếu hoàn thiện của hành lang pháp lý, riêng chuyện thủ tục hành chính cũng đã làm cho những người có ý định mua bán DNNN ngán ngẩm. Có quá nhiều thủ tục phát sinh do nhiều cơ quan quản lý ở nhiều cấp đều có thẩm quyền xem xét và cho ý kiến; trong khi tại doanh nghiệp, lãnh đạo cũng không mặn mà, vì sợ bị mất việc, mất quyền lợi nên họ “bình chân như vại”. . Mua doanh nghiệp nhà nước, chuyện không dễ Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, hệ thống các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã bộc lộ nhiều hạn chế chức sản xuất nên không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Doanh nghiệp trên đà đi xuống nên ban giám đốc muốn bán hoặc cho thuê doanh nghiệp. Ông X. - một nhà đầu tư nước. và kinh doanh kém hiệu quả. Nhiều nhà đầu tư ngỏ lời mong muốn được giao, thuê hoặc mua lại doanh nghiệp này nhưng suốt một thời gian dài vẫn không có sự trả lời rõ ràng từ phía doanh nghiệp.

Ngày đăng: 05/07/2014, 10:20

Xem thêm: Mua doanh nghiệp nhà nước, chuyện không dễ potx

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w