1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Minh bạch để có xếp hạng bền vững docx

10 163 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 134,77 KB

Nội dung

Minh bạch để có xếp hạng bền vững cao hơn Khi những nhà sản xuất ô tô của Mỹ vận động hành lang cho một gói cứu trợ tài chính cuối năm ngoái, tất cả các mặt trong hoạt động kinh doanh của họ - thậm chí cả các chuyến du lịch bằng máy bay cá nhân của các vị lãnh đạo – đều được công chúng theo dõi sát sao. Ford, GM, và Chrysler phải trải qua kiểm tra đặc biệt bởi những yêu cầu trợ cấp của mình, nhưng bạn không cần phải đứng trước Quốc hội để biết rằng những công ty lớn đang được theo dõi sát sao hơn bao giờ hết. Đặc biệt, việc xếp hạng bền vững của doanh nghiệp đang trở nên ngày càng phổ biến hơn. Xem xét chỉ số bền vững Dow Jones (Dow Jones Sustainability Indexes), “chỉ số toàn cầu hàng đầu theo dõi hoạt động tài chính của những công ty theo hướng bền vững dẫn đầu trên thế giới”, hay một tài liệu mới được tung ra tên là Good Guide tổng hợp dữ liệu từ những hệ thống xếp hạng khác để giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định tại những điểm mua bán. Những tổ chức dành cho các nhà đầu tư trong đó có Social Investment Forum (Diễn đàn đầu tư xã hội), một tổ chức phi lợi nhuận giúp tư vấn cho các nhà đầu tư và các tổ chức về hoạt động đầu tư có trách nhiệm với môi trường và xã hội, và Innovest Strategic Value Advisors (Những nhà tư vấn giá trị chiến lược Innovest), một công ty tư nhân với mục tiêu nhắm đến các nhà đầu tư bằng cách xếp hạng các công ty theo định vị môi trường và xã hội và quản lý. Vậy làm cách nào để chắc chắn rằng công ty bạn có hình ảnh tích cực trong mắt công chúng? Câu trả lời đơn giản là: Hãy tham gia vào việc xếp hạng đó! Bạn có thể làm cho việc xếp hạng sẽ theo xu hướng có lợi cho bạn thông qua những bước đi tiên phong như: 1. Tìm hiểu ai đang xếp hạng tổ chức của bạn và cách nào để ghi điểm – và sau đó nói chuyện với họ. Năm 2007, Climate Counts, một tổ chức phi lợi nhuận hàng năm xếp hạng các công ty về khía cạnh nỗ lực hành động về khí hậu (và một khách hàng của GreenOrder), đã cho Levi’s 1/100 điểm. Giám đốc Wood Turner nhận được một cuộc điện thoại chiều hôm đó từ một công ty, mà như ông miêu tả là một công ty “gây hoang mang nhưng rất tận tụy”: “Họ xác nhận rằng họ đã không theo kịp thay đổi khí hậu và rằng điểm số này đã khiến họ rất chú ý. Họ nói rất đơn giản, ‘Tổ chức ngài đã thu hút được sự chú ý của chúng tôi. Chúng tôi có thể làm gì?’ Và chúng tôi đã rất lấy làm vui mừng đưa cho họ xem bảng chấm điểm gồm 22 tiêu chí và những điểm chuẩn quan trọng". Sau khi nói chuyện với Climate Counts, Levi’s đã cải thiện báo cáo về môi trường của mình và nhận được số điểm 22/100 vào năm 2008. Các công ty khác tham gia vào tổ chức xếp hạng như McDonalds thì “rất chào mừng những cuộc kiểm tra”, còn Toshiba thì tự hào khoe điểm số cao trên trang web của mình. Các tổ chức xếp hạng sẵn sàng tiếp nhận các cuộc đối thoại. Hãy nói chuyện với họ - bạn sẽ hiểu những yếu tố nào sẽ được chấm điểm và làm cách nào bạn có thể cải thiện được. Bạn cũng có thể được công chúng biết đến nhờ vào những thỏa thuận này. 2. Công bố ảnh hưởng và chiến lược của tổ chức. Nhiều tổ chức đánh giá uy tín của bạn cao có khi chỉ bởi những dữ liệu tác động đến môi trường của bạn, và việc công bố này có thể là bước đầu tiên để tiếp cận với người tiêu dùng và công chúng. Trọng tâm ngày nay rơi vào năng lượng và các-bon, và những tổ chức tiên phong như Greenhouse Gas Protocol và Global Reporting Initiative cung cấp phương pháp luận cho phép bạn lượng hóa ảnh hưởng của mình. Bạn có thể công bố những kết quả thông qua trang web của công ty hoặc một bản báo cáo thường niên và thông qua một số hình thức khác như Carbon Disclosure Project (Dự án công bố Các-bon) hay Ceres. Các tổ chức ra đời muộn hơn tìm kiếm xem liệu tổ chức của bạn có báo cáo hay không và báo cáo như thế nào, liệu bạn có kế hoạch giảm lượng khí thải hay không, tiến độ thực hiện của bạn thế nào, và bạn đã chấp nhận những rủi ro và cơ hội liên quan đến biến đổi khí hậu như thế nào. Ngoài những lo ngại hiện nay liên quan đến các-bon, những công ty có tư tưởng đi trước thời đại còn đang phát triển những chiến lược để giảm lượng nước, chất thải, và chất hóa học. Đi trước thời đại, chúng ta dự đoán áp lực tương tự về việc phải báo cáo và giảm thiểu những ảnh hưởng này, đặc biệt là khi sự khan hiếm nước trở nên ngày càng cấp bách. 3. Tập trung vào những khu vực phức tạp. Một khi dữ liệu đã được công bố, những yếu tố nào được đo lường và được báo cáo có thể được kiểm soát, cho điểm, và theo dõi. Dựa vào tình hình môi trường kinh tế hiện tại, bạn phải hành động một cách chiến lược. Vậy nên xem xét những khu vực nơi mà những ảnh hưởng của bạn là lớn nhất trong khả năng và giới hạn của bạn, và tập trung tiên phong vì môi trường một cách phù hợp. Điều này có thể có nghĩa là tổ chức tốt hơn việc phân phối sản phẩm vì bạn đang nắm giữ và thi hành sự kiểm soát trực tiếp đối với hoạt động vận tải và có thể điều chỉnh được chi phí và khí thải bằng việc tăng hiệu quả, hay điều đó cũng có thể có nghĩa là xuất bản một kế hoạch hành động vì khí hậu bởi vì những nhà đầu tư đã cam kết làm cổ đông của bạn đòi hỏi việc lãnh đạo trong vấn đề này. Bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm nhờ vào một hoặc tất cả những hành động đó. 4. Cuối cùng, nói đi đôi với làm. Một số công ty có thể làm rất nhiều việc trong lĩnh vực môi trường nhưng lại ngần ngại khi nói về những hành động tiên phong của họ ra bên ngoài. Nhiều công ty lo lắng rằng họ chưa làm đủ và bị tê liệt bởi nỗi sợ rằng mình nói quá về những việc làm được để thân thiện với môi trường. Mặc dù vậy, theo quan điểm của chúng tôi, và theo quan điểm của những tổ chức xếp hạng, sẽ tốt hơn nhiều khi bạn minh bạch ảnh hưởng tới môi trường của bạn so với việc giấu kín cho đến khi có sự tiến triển thực sự đã được thực hiện, như Apple đã làm trong quá khứ. Tính minh bạch và trách nhiệm với môi trường đang là điểm chuẩn mà chúng ta đôi khi sử dụng đối với những khách hàng của để thảo luận về việc họ có thể trở nên thân thiện với môi trường như thế nào. Do vậy nếu bạn đang làm, thì hãy bắt đầu nói về việc bạn đang làm. Bởi vì nếu bạn lập biểu đồ về tăng trưởng dài kỳ của tổ chức bạn, một điểm xếp hạng ba lần đạt mức A không phải là vấn đề . việc xếp hạng đó! Bạn có thể làm cho việc xếp hạng sẽ theo xu hướng có lợi cho bạn thông qua những bước đi tiên phong như: 1. Tìm hiểu ai đang xếp hạng tổ chức của bạn và cách nào để ghi. Minh bạch để có xếp hạng bền vững cao hơn Khi những nhà sản xuất ô tô của Mỹ vận động hành lang cho một gói. hội để biết rằng những công ty lớn đang được theo dõi sát sao hơn bao giờ hết. Đặc biệt, việc xếp hạng bền vững của doanh nghiệp đang trở nên ngày càng phổ biến hơn. Xem xét chỉ số bền vững

Ngày đăng: 05/07/2014, 10:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w