1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổng cầu Khuynh hướng Tiêu dùng và Tiết kiệm ppt

26 529 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 223,5 KB

Nội dung

Tổng cầu Khuynh hướng Tiêu dùng và Tiết kiệm Trung bình Chúng ta cũng có thể xác dịnh khuynh hướng tiêu dùng trung bình (APC: average propensity to consume): Cũng như đối với khuynh hướng tiết kiệm trung bình (APS: average propensity to save), hay là mức tiết kiệm: Trong ví dụ của chúng ta, tại các điểm khác nhau chúng ta có thể tính toán APC và APS: Thu nh ập có sẵn Tiêu dùng APC =C/Y Tiết kiệm APS = S/Y a 0 80 - -80 - b 100 140 1.4 -40 -0.4 c 200 200 1.0 0 0 d 300 260 0.867 40 0.133 e 400 320 0.80 80 0.20 Chúng ta để ý thấy rằng APC + APS = 1. Chúng ta cũng ít khi sử dụng những khuynh hướng này. Tiêu dùng, Thuế và GDP thực tế Chúng ta đã tìm ra mối quan hệ giữa chi tiêu cho tiêu dùng và thu nhập có sẵn. ● Để giải thích sâu hơn điều gì đã thúc đẩy tổng chi tiêu, chúng ta cần hiểu được mối quan hệ giữa GDP thực tế và tiêu dùng. ● Dòng phân tích cơ sở là: DGDP thực tế ®DYD®DC ● Do đó chúng ta cần hiểu được sự thay đổi GDP thực tế sẽ dẫn đến sự thay đổi trong thu nhập có sẵn như thế nào. Mối liên hệ mà chúng ta đang tìm kiếm nằm ở trong vấn đề thuế. ● Hãy nhớ rằng YD = Y - T. ● Chúng ta sẽ xác định thuế như sau: (5) T = t0 +tY. ● t0 là mức thuế tự định - đó là một phần của thuế mà nó không biến đổi theo GDP thực tế. ● t là tỷ lệ thuế biên = DT/DY, đây là thuế dẫn dụ, đây là phần thuế thay đổi theo thu nhập. ● Về tổng quát, chúng ta giả định 0< t < 1. ● Chúng ta thay thế biểu thức (5) vào định nghĩa về YD, sẽ có: YD = Y - T = Y - (t0 + tY), hay (6) YD = (1-t)Y -t0. ● Nếu chúng ta thay thế định nghĩa về YD trong biểu thức (6) vào hàm tổng quát của biểu thức (2), chúng ta sẽ có được hàm tiêu dùng ngoài GDp thực tế: C = a + bYD = a + b((1-t)Y -t0), hay (7) C = a -bt0 +b(1-t)Y. Ở đây chúng ta nhìn thấy được mối liên hệ giữa GDP thực tế (Y) và tiêu dùng. ● Chúng ta có thể xác định khuynh hướng tiêu dùng biên ngoài GDP là: . ● Chúng ta sẽ sử dụng biến này trong phần sau. Mức Tiêu dùng và Sự Biến động của nó Chúng ta lưu ý ngay từ đầu rằng tiêu dùng chiếm khoảng 55% của tổng chi tiêu (=GDP thực tế), và nó có biến động nhưng không nhiều lắm. ● Chúng ta tìm hiểu tại sao tiêu dùng lại chiếm một phần lớn trong GDP thực tế - có một mức độ tương đối cao của APC. ● Chúng ta cũng tìm hiểu tại sao tiêu dùng lại khá ổn định trong GDP thực tế - MPC tương đối ổn định. ● Cuối cùng, chúng ta tìm hiểu tại sao tiêu dùng lại thay đổi - có những yếu tố khác như là thay đổi của thu nhập kỳ vọng trong tương lai, của cải, v.v., có ảnh hưởng đến mức độ tiêu dùng, và thay thế (hoán đổi) giữa APC và APS. ● Vấn đề mà chúng ta nghiên cứu tiếp theo là những cú sốc, và tìm hiểu ảnh hưởng của chúng như thế nào đối với tiêu dùng và tiết kiệm. 4) Nghiên cứu tình huống: Việc giảm mức tiết kiệm ở Hoa Kỳ và Canada gần đây. Gần đây ở Canada và Hoa Kỳ, mức tiết kiệm giảm xuống một cách đáng kể; mức tiết kiệm = S/YD = khuynh hướng tiết kiệm trung bình. Hình 2 cho thấy mức tiết kiệm ở Canada, trong khi những con số ở phía trên thể hiện mức tiết kiệm ở Hoa Kỳ.[4] Trước hết hãy xem xét điều gì gây nên những sự thay đổi này, và chúng có ảnh hưởng gì đến nền kinh tế. ● Ở Hoa Kỳ trong những năm 1990 (và Canada ở một mức thấp hơn), thị trường chứng khoán bùng nổ đã bổ sung hàng tỷ đô la vào việc nắm giữ của cải của các hộ gia đình khác nhau, làm tăng tiết kiệm ngoài dự kiến của những hộ gia đình này. ● Của cải là số tài sản, và tiết kiệm là dòng vốn, do đó DCủa cải = Tiết kiệm. ● Khi thị trường chứng khoán đã bùng nổ, các hộ gia đình ở Hoa Kỳ và Canada đã tự phát hiện ra nguồn tiết kiệm ngoài dự kiến này. ● Nhiều hộ đã phản ứng lại bằng cách giảm tiết kiệm đối với thu nhập hiện thời, và tăng chi tiêu vào tiêu dùng. ● Ở Hoa Kỳ, sự thay đổi quá mạnh mẽ đến mức các hộ gia đình đạt được một trạng thái trong đó C > YD, và S < 0. Ở Canada, S » 0. Về cơ bản, giá trị tăng lên của việc nắm giữ tài sản trên thị trường chứng khoán đã tạo ra sự dịch chuyển đi lên trong hàm C (tiêu dùng), và sự dịch chuyển đi xuống của hàm S (tiết kiệm), đối với mức độ thu nhập có sẵn hiện tại. ● Hình 3 cho thấy ảnh hưởng của sự dịch chuyển này. ● Bởi vì tổng chi tiêu bao gồm chi tiêu tiêu dùng, sự bùng nổ thi trường chứng khoán đã tiếp sức cho sự tăng lên mạnh mẽ tiêu dùng, đặc biệt là ở Hoa Kỳ. ● Chúng ta có thể nhìn thấy sự tăng lên hàng loạt của giá nhà, sales of 4x4's, và những hàng hoá xa xỉ khác. ● Chúng ta sẽ quay lại với những ảnh hưởng sâu hơn của sự thay đổi này ở những phần sau. 5) Hàm Tổng Chi tiêu Dự kiến Chúng ta đã biết được tiêu dùng có tác động như thế nào, và chúng ta đã có một vài khái niệm ban đầu về độ lớn và sự biến đổi của các yếu tố trong tổng chi tiêu. ● Bây giờ chúng ta sẽ xây dựng một mô hình cơ bản của tổng chi tiêu và những yếu tố nào tác động đến tổng chi tiêu, và sự thay đổi trong tổng chi tiêu tác động đến mức độ sản xuất Y như thế nào. ● Chúng ta sẽ làm đơn giản vấn đề bằng cách giả định rằng không có sự thay đổi trong giá cả bình quân. ● Tôi muốn nói về ví dụ của catalogue - các doanh nghiệp đã định sẵn giá cho sản phẩm của họ, và bảo đảm rằng những giá cả này sẽ có hiệu lực trong vài tháng tiếp theo. ● Nếu có một sự thay đổi trong nhu cầu sản phẩm, các doanh nghiệp sẽ không thay đổi mức giá, họ sẽ điều chỉnh mức sản xuất để đáp ứng mức cầu. ● Đây là một giả định đặc biệt, chúng ta sẽ đề cập đến trong Chương 6. Chúng ta cũng có một giả định đơn giản hoá khác: ● Chúng ta sẽ bỏ qua nền kinh tế mở, và cho rằng xuất khẩu và nhập khẩu đều bằng không (= 0). [...]... cú sốc ● Các cú sốc có thể xuất phát từ những thay đổi trong các biến khác nhau ảnh hưởng đến các hàm tiêu dùng, đầu tư và mua sắm chính phủ Chi tiêu tiêu dùng dự kiến xuất phát từ hàm tiêu dùng của chúng ta: (9) CP = a + bYD ● YD = Y - T là thu nhập có sẵn (để sử dụng), và T là thuế ● Sau Parkin và Bade (trang 101), chúng ta sẽ bắt đầu bằng giả định rằng T = t0 ● Mức thuế tự định này (thuế không thay... thể tìm được một loại hàng hoá/dịch vụ để mua, và một người nào đó muốn bán một món đồ sẽ tìm được một người mua ● Tổng chi tiêu dự kiến là tổng tiêu dùng dự kiến, đầu tư dự kiến, và mua sắm dự kiến của chính phủ trong ví dụ đã được đơn giản hoá của chúng ta (8) EP = CP + IP + GP ● Chúng ta cần tìm hiểu tại bằng cách nào nền kinh tế đạt được sự cân bằng, và sau đó áp dụng những hiểu biết nào để tìm... giản cho hàm tổng chi tiêu dự kiến là: (13') EP = A +bY ● Lưu ý rằng bY đại diện cho cái được gọi là chi tiêu dẫn dụ - đây là phần chi tiêu bị tác động bởi mức độ GDP thực tế ● Hàm đơn giản này được biểu diễn trong Hình 5 dưới đây Hàm chi tiêu này cho chúng ta biết mức độ của tổng chi tiêu dự kiến bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự thay đổi trong GDP thực tế (di chuyển dọc theo đường này), và những thay... rằng mua sắm của chính phủ cũng là yếu tố ngoại sinh, điều này có thể phụ thuộc vào Ngài Thủ tướng cảm thấy như thế nào vào mỗi buổi sáng (12) G =G0 Nếu chúng ta thay thế (10) - (12) vào (8), chúng ta có thể suy ra biểu thức của hàm tổng cầu dự kiến: (13) EP = (a - bt0) +bY +I0 +G0 Hình 4 dưới đây biểu diễn hàm tổng chi tiêu dự kiến từ các yếu tố của nó Bởi vì Đầu tư không phải là một hàm của Y, chúng... là một đường thẳng ● Bởi vì Tiêu dùng IS là một hàm thu nhập, chúng ta có thể thấy số bất định của nó cộng với hàm có một hệ số góc dương bằng với b ● Khi chúng ta kết hợp chúng lại với nhau, chúng ta có được hàm tổng chi tiêu dự kiến: EP = a - bt0 +I0 +G0 + bY ● Lưu ý rằng hàm này có số bất định là a -bt0 + I0 + G0, nó độc lập so với mức sản xuất Y, và được gọi là chi tiêu tự định Nó được ký hiệu... chuyển lên hoặc xuống) ● Bước tiếp theo của chúng ta là tìm ra làm thế nào mà nền kinh tế đạt đến điểm chi tiêu cân bằng, thực tế - điều gì quyết định đến mức EP thực tế? 6) Chi tiêu Cân bằng Nhớ lại rằng chi tiêu cân bằng xảy ra khi tổng chi tiêu dự kiến bằng với GDP thực tế ● Nói cách khác, khi chi tiêu dự kiến (EP) bằng với mức sản xuất thực tế (Y) - đây là sự cân bằng bởi vì nếu một người muốn mua... bán hàng bình thường và chi phí đối với lợi nhuận của việc lưu giữ hàng tồn, bạn sẽ có mục tiêu dự kiến dự trữ khoảng 200 cái áo ● Mỗi tuần bạn sẽ bán bình quân 40 cái, và cũng đặt hàng lại 40 cái từ nhà sản xuất để cung ứng cho bạn ● Trong ví dụ đơn giản này, sản xuất 40 cái áo bằng với việc bán 40 cái (chi tiêu dự kiến) với sự biến động tuần này qua tuần khác phụ thuộc vào thời tiết, v.v Theo mức... bằng chi tiêu diễn ra như thế nào, dựa trên những gì xảy ra khi có một sự thay đổi hàng tồn kho ngoài dự kiến ● Chúng ta bắt đầu với một hàm chi tiêu cho trước (EP), dựa trên giá trị của các biến có khả năng ảnh hưởng (ví dụ như niềm tin kinh doanh, lãi suất,v.v ) ● Như hình 6 minh hoạ, có ba trường hợp có thể xảy ra, đối với hàm tiêu dùng đã cho Sản xuất = Chi tiêu Tại mức sản xuất Y0, đường chi tiêu. ..● Giả định này cho phép chúng ta thực hiện một số phân tích ban đầu ít phức tạp và ít tính khái quát hơn ● Ở phần cuối chương, chúng ta sẽ quay lại với nền kinh tế mở ● Do đó, chúng ta cho rằng E = C + I +G Bây giờ chúng ta cần tìm ra điểm chi tiêu cân bằng ● Chi tiêu cân bằng xảy ra khi tổng chi tiêu dự kiến bằng GDP thực tế ● Nói cách khác, khi chi tieu dự kiến bằng với sản phẩm thực tế... nó là đường cân bằng, với hệ số góc bằng 1 ● Hàm tổng chi tiêu có hệ số góc b< 1, do đó nó chắc chắn cắt đường cân bằng ● Trong khi đó hàm EP cắt đường cân bằng tại điểm cân bằng chi tiêu - ở đây chi tiêu bằng với sản xuất Bước kế tiếp của chúng ta là tìm hiểu bằng cách nào nền kinh tế đạt đến sự cân bằng này ● Điều gì xảy ra trong nền kinh tế khi chi tiêu không bằng với sản xuất? ● Trước hết, chúng . Tổng cầu Khuynh hướng Tiêu dùng và Tiết kiệm Trung bình Chúng ta cũng có thể xác dịnh khuynh hướng tiêu dùng trung bình (APC: average propensity to consume): Cũng như đối với khuynh hướng. huống: Việc giảm mức tiết kiệm ở Hoa Kỳ và Canada gần đây. Gần đây ở Canada và Hoa Kỳ, mức tiết kiệm giảm xuống một cách đáng kể; mức tiết kiệm = S/YD = khuynh hướng tiết kiệm trung bình. Hình. những khuynh hướng này. Tiêu dùng, Thuế và GDP thực tế Chúng ta đã tìm ra mối quan hệ giữa chi tiêu cho tiêu dùng và thu nhập có sẵn. ● Để giải thích sâu hơn điều gì đã thúc đẩy tổng chi tiêu,

Ngày đăng: 05/07/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w