BÀI THU HOẠCH Học phần: LLDHVL2 ĐỀ: Trình bày mục tiêu, cấu tạo chương trình, đặc điểm nổi bật của nội dung và biện pháp dạy học quang học lớp 7 và điện học lớp 9. BÀI LÀM PHẦN QUANG HỌC LỚP 7 Cấu tạo chương trình quang học lớp 7 Phần Quang học ở lớp 7 gồm 9 tiết, phân bố như sau : 1. Nguồn sáng. Sự truyền thẳng của ánh sáng. Tia sáng, chùm sáng. Nhật thực và nguyệt thực. 2. Sự phản xạ trên gương phẳng. Định luật phản xạ ánh sáng. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. 3. Gương cầu lồi, gương cầu lõm. 4. Thực hành : Vẽ và quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Kiểm tra Mục tiêu dạy học quang học lớp 7: 1. Nhận biết được rằng ta nhìn thấy một vật khí có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta 2. Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng 3. Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng. Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng bằng đoạn thẳng có mũi tên. 4. Nhận biết được ba loại chùm sáng : hội tụ, phân kì, song song. 5. Vận dụng được định luật truyền thẳng của ánh sáng để giải thích một số hiện tượng đơn giản (ngắm đường thẳng, sự tạo thành bóng tối, nhật thực, nguyệt thực). 6. Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng 7. Nêu được các đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng. Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng. 8. Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng và ngược lại. 9. Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi và gương cầu lõm. 10. Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng và của gương cầu lõm là tạo ra chùm phản xạ hội tụ hoặc song song. Điểm Nhận xét Nhóm 2: 1. Lê Anh Khoa 2. Huỳnh Long 3. Lương Thiên Mã 4. Đào Thị Hồng Nhiên 5. Thạch Thị Pha Ni Đặc điểm nổi bật của nội dung quang học lớp 7: Nhận biết ánh sáng: Ánh sáng là gì ?Đó là một vấn đề phức tạp, có nhiều cách định nghĩa, tuỳ theo lĩnh vực nghiên cứu, dựa vào những đặc tính khác nhau của ánh sáng. Bởi vậy, ở trường THCS không đưa ra định nghĩa mà chỉ yêu cầu HS thông qua kinh nghiệm quan sát hàng ngày của mình mà khẳng định rằng, ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng (coi như một thực thể vật chất) truyền vào mắt ta. Tia sáng, sự truyền thẳng của ánh sáng: - Việc khám phá ra đường truyền của ánh sáng thực sự là một khám phá quan trọng đầu tiên trên con đường tìm hiểu về ánh sáng. - Ta không trực tiếp nhìn thấy ánh sáng trên đường truyền của nó, nhưng ta có thể có nhiều cách đánh dấu những điểm mà ánh sáng đã đi qua. Nối những điểm đó với nhau, ta sẽ có đường truyền của ánh sáng. Cách đánh dấu đó dựa vào đặc tính của ánh sáng. + Cách 1. Dựa vào đặc tính của ánh sáng là ta chỉ nhìn thấy ánh sáng khi nó lọt vào mắt ta. Đặt mắt ở M trước nguồn sáng nhỏ S. Dùng một miếng bìa có đục một lỗ nhỏ A đặt trong khoảng từ S đến M. Di chuyển miếng bìa cho đến khi nhìn thấy ánh sáng từ S phát ra. Lúc đó ánh sáng đã đi từ S đến mắt. Nối các vị trí khác nhau của A, ta được đường truyền của ánh sáng. + Cách 2. Chiếu một chùm sáng hẹp là là trên một màn chắn phẳng, ta nhìn thấy một vệt sáng đánh dấu những vị trí mà ánh sáng đã đi qua. Đó là vì khi ánh sáng gặp một vật chắn thì sẽ bị vật chắn làm tán xạ, hắt ánh sáng lại theo mọi phương khiến cho ta nhìn thấy điểm sáng trên vật chắn. Như vậy, chùm sáng đi đến đâu để lại vệt sáng trên màn chắn ở đó. - Tia sáng là một mô hình dùng để biểu diễn đường truyền của ánh sáng. Thực nghiệm cho thấy, trong không khí ánh sáng truyền theo đường thẳng. Vậy trong không khí tia sáng là một đường thẳng có mũi tên chỉ chiều truyền của ánh sáng. Thực tế, ta chỉ quan sát được một chùm sáng gồm rất nhiều tia sáng. Như vậy, ta hiểu tia sáng là một chùm sáng hẹp gồm nhiều tia sáng song song. Khái niệm ảnh trong quang học a) Khái niệm vật sáng Trong quang học khi nói vật sáng là phải nói rõ vât sáng đối với mắt hay đối với một dụng cụ quang học (gương hay kinh). Khi vật sáng ở phía trước mắt hay trước dụng cụ quang học (theo hướng truyền của tia sáng) thì gọi là vật thật. ở THCS không đề cập đến trường hợp vật ảo. b) Khái niệm ảnh Trong quang học phân biệt hai loại ảnh: ảnh thật và ảnh ảo. Ở lớp 7, chỉ học một loại ảnh là ảnh ảo tạo bởi gương phẳng và gương cầu. Các định luật cơ bản của quang hình học: 3 định luật cơ bản : + Định luật truyền thẳng của ánh sáng. + Định luật phản xạ ánh sáng. + Định luật khúc xạ ánh sáng. Việc nghiên cứu một định luật vật lí ở THCS thường được tiến hành theo phương pháp thực nghiệm, gồm 5 giai đoạn chính sau đây : + Giai đoạn 1: Quan sát thực tế hay thí nghiệm, phát hiện vấn đề, nêu câu hỏi. + Giai đoạn 2: Đưa ra dự đoán về một tính chất, một mối quan hệ có thể giúp giải đáp được câu hỏi trên. + Giai đoạn 3: Áp dụng lời dự đoán để suy ra một hệ quả, có thể quan sát được trong thực tế. + Giai đoạn 4: Đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra tính xác thực của hệ quả. + Giai đoạn 5: Kết luận : Nếu kết quả thí nghiệm phù hợp với hệ quả thì lời dự đoán ban đầu trở thành định luật. Phương pháp dạy học quang học lớp 7: - Phương pháp thuyết trình. - Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháp trực quan thí nghiệm. - Cho học sinh tự dự đoán thí nghiệm rồi dẫn dắt học sinh đi đến kết luận. PHẦN ĐIỆN HỌC Ở LỚP 9 Mục tiêu của chương trình điện học: 1. Nêu được điện trở của một dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn. 2. Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì. 3. Phát biểu được định luật Ôm đối với đoạn mạch có điện trở 4. Xác định được điện trở của một đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế. 5. Xác định bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp hoặc song song với các điện trở thành phần. 6. Viết được công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song gồm nhiều nhất ba điện trở. 7. Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch nhiều nhất 3 điện trở thành phần. 8. Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với chiều dài, tiết diện và với vật liệu làm dây dẫn. 9. Vận dụng được công thức R = S ρ l để tính mỗi đại lượng khi biết các đại lượng còn lại và giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan tới điện trở của dây dẫn. 10. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy. Sử dụng được biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. 11. Vận dụng được định luật Ôm và công thức R S = ρ l để giải một số bài tập về mạch điện được sử dụng với hiệu điện thế không đổi, trong đó có mắc biến trở. 12. Nêu được ý nghĩa các trị số vôn (V) và oát (W) có ghi trên các thiết bị tiêu thụ điện năng. 13. Xác định được công suất điện của một đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế. Vận dụng được công thức P = UI, A = Pt = UIt đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng. 14. Nêu được một số ví dụ chứng tỏ dòng điện có năng lượng. Chỉ ra được sự chuyển hóa các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là, nam châm điện, động cơ điện hoạt động. 15. Vận dụng được công thức A = Pt = UIt để tính một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại. 16. Viết được hệ thức Q = I 2 Rt của định luật Jun - Len-xơ và phát biểu định luật này. Vận dụng định luật để giải thích các hiện tượng đơn giản có liên quan. 17. Giải thích được tác hại của hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì. Giải thích và thực hiện được các biện pháp thông thường để sử dụng an toàn điện và sử dụng tiết kiệm điện năng. Chương trình Điện học (21 tiết) 1. Định luật Ôm. Điện trở của dây dẫn (2 tiết) 2. Điện trở của đoạn mạch nối tiếp và song song (3 tiết) 3. Sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây. Biến trở. Sơ lược về các điện trở trong kĩ thuật (4 tiết) 4. Công suất của dòng điện (1 tiết) 5. Công của dòng điện. Điện năng sử dụng (2 tiết) 6. Định luật Jun - Len-xơ (2 tiết) 7. Sử dụng điện an toàn và tiết kiệm điện năng (1 tiết) 8. Thực hành : - Xác định điện trở của bóng đèn bằng ampe kế và vôn kế (1 tiết) - Xác định tiết diện của dây dẫn (1 tiết) - Xác định công suất của các dụng cụ điện (1 tiết) - Kiểm nghiệm định luật Jun - Len-xơ (1 tiết) Ôn tập tổng kết (1 tiết) Kiểm tra (1 tiết) Đặc điểm về nội dung. Về mức độ định lượng của kiến thức Ở lớp 9, nhiều kiến thức, nhiều mối quan hệ được khảo sát định lượng như điện trở, điện trở tương đương, định luật Ôm, định luật Jun - Len-xơ, công, công suất của dòng điện. Có thể nói đây là phần có nhiều công thức định lượng nhất trong chương trình vật lí THCS. Cũng vì thế, trong phần này có nhiều dịp để HS sử dụng những công thức toán học để biểu diễn những kiến thức vật lí (như điện trở R = U I ) hay dùng suy luận toán học để dự đoán những tính chất vật lí (như xác định nhiệt lượng do dòng điện tỏa ra, điện trở tương đương). Qua đó mà HS bước đầu thấy được vai trò quan trọng của toán học trong vật lí học. Điện trở và định luật Ôm a) Điện trở. Có thể nói vật “dẫn điện tốt” là vật “ít cản trở dòng điện”. Tính chất cản trở dòng điện nhiều hay ít có thể diễn đạt định lượng bằng tỉ số U I giữa hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn. Với cùng một hiệu điện thế U, tỉ số này càng lớn thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ càng nhỏ, có nghĩa là dòng điện bị cản trở nhiều. Bởi vậy có thể dùng tỉ số U I để biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn, gọi là điện trở, kí hiệu bằng chữ R. R = U I Công thức này là công thức định nghĩa của đại lượng vật lí có tên là điện trở. Với mỗi dây dẫn, điện trở R có một giá trị xác định. Trong hệ đơn vị SI, hiệu điện thế U đo bằng vôn (V), cường độ dòng điện đo bằng ampe(A) và điện trở R đo bằng ôm (Ω). 1Ω = 1 V A + Sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ: ρ - ρ 0 = ρ 0 α(T - T 0 ), trong đó α gọi là hệ số nhiệt của điện trở suất. + Trong vật lí học, thuật ngữ “điện trở” được dùng với ba ý nghĩa : - Biểu thị một thuộc tính của các vật dẫn, biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít. - Biểu thị một yếu tố của mạch điện có tính chất cản trở dòng điện. - Biểu thị giá trị của điện trở. b) Định luật Ôm Định luật ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. I = U R Công và công suất của dòng điện Từ định nghĩa hiệu điện thế U = A q và định nghĩa cường độ dòng điện I = q t , ta có thể suy ra: A = Uq = UIt Do đó công suất của dòng điện là : P = A t = UI HS đã được học khái niệm công, công suất và các đơn vị đo chúng ở lớp 8. Xuất phát từ thực tế là trên các bóng đèn và các dụng cụ điện thường có ghi công suất và hiệu điện thế, ta đặt vấn đề tìm hiểu mối quan hệ giữa hai đại lượng đó. Bằng thực nghiệm, có thể xác lập được mối quan hệ P = UI và suy ra công của dòng điện A = P t = UIt. Các công thức này được xác lập với bóng đèn điện và suy rộng cho các dụng cụ sử dụng điện khác. Các công thức này có thể áp dụng cho cả dòng điện xoay chiều trong trường hợp mạch chỉ có điện trở thuần và U, I là các giá trị hiệu dụng. Nếu trong mạch điện xoay chiều còn có các dụng cụ tiêu thụ điện khác (như động cơ, máy biến thế, máy giặt ) thì công suất tiêu thụ sẽ được tính theo công thức P = UIcosϕ Lúc đó P = UI là công suất lớn nhất mà nguồn điện có thể cung cấp cho đoạn mạch, được gọi là công suất toàn phần của mạch điện xoay chiều. Còn P = UIcosϕ là công suất hữu ích luôn nhỏ hơn UI. Phần hữu ích này được biến đổi thành các dạng năng lượng khác, phần còn lại được trả về nguồn. Nếu mạch điện chỉ có điện trở thuần, tiêu thụ điện dưới dạng nhiệt thì cosϕ = 1 và P = UI có nghĩa là đoạn mạch tiêu thụ toàn bộ công suất do nguồn cung cấp. Định luật Jun - Len-xơ Định luật Jun - Len-xơ có thể được xác lập bằng thực nghiệm. Tuy nhiên với những kiến thức về công của dòng điện và định luật bảo toàn năng lượng, HS có thể suy ra công thức tính nhiệt lượng dây dẫn tỏa ra khi có dòng điện chạy qua mà không gặp khó khăn, xem như một hệ quả lí thuyết. Sau đó kiểm tra lại bằng thí nghiệm sẽ dễ dàng hơn nhiều. Cách làm này vừa làm cho HS thấy được vai trò của toán học trong vật lí, vừa phát huy được tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS trong học tập mà không mất nhiều thời gian. Phương pháp dạy học một số kiến thức cụ thể Dạy học bài “Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện của dây dẫn" Những lưu ý về mặt phương pháp dạy học: Khi bước vào học bài này. HS đã biết cách đo điện trở bằng ampe kế và vôn kế, đã biết cách tính điện trở tương đương của đoạn mạch song song. Chỗ đòi hỏi sự suy nghĩ sáng tạo của HS là vận dụng kiến thức về điện trở của đoạn mạch mắc song song để đưa ra dự đoán về mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn và tiết diện của dây. GV cần khéo léo tổ chức để HS có điều kiện tự lực xây dựng được dự đoán. Mặt khác HS đã nhiều lần khảo sát sự phụ thuộc của một đại lượng vào nhiều yếu tố. Cũng cần phải để cho các em tự lực nêu lên được cách làm. Muốn xét xem điện trở phụ thuộc vào tiết diện dây dẫn như thế nào thì phải đo điện trở của hai dây dẫn có tiết diện khác nhau, nhưng có cùng chiều dài và làm bằng cùng một vật liệu. Việc làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán không phải là điều khó khăn đối với HS. Hoạt động nhận thức của HS khi học bài “Định luật Jun - Len-xơ” Những lưu ý về phương pháp dạy học: 1. Cơ sở để dự đoán công thức tính nhiệt lượng mà dây dẫn tỏa ra khi có dòng điện chạy qua là định luật bảo toàn năng lượng. Định luật này ở lớp 8 mới chỉ phát biểu với các quá trình cơ - nhiệt. Bởi vậy, đến đây muốn áp dụng này cho các quá trình điện - nhiệt, điện - cơ thì phải có một thông báo bổ sung. Ngoài ra, trong bài trước HS đã thừa nhận một thông báo là công của dòng điện là số đo điện năng mà đoạn mạch đã tiêu thụ để chuyển thành các dạng năng lượng khác. Nói một cách đơn giản, công của dòng điện có giá trị bằng giá trị của điện năng. Vận dụng hai điều trên cho hiện tượng tỏa nhiệt của dây dẫn ta có thể viết Q = A = RI 2 t Đo Q bằng cách ngâm dây dẫn vào nước trong nhiệt lượng kế, toàn bộ nhiệt năng do dây dẫn tỏa ra được dùng để làm nóng nước vỏ nhiệt lượng kế nên được xác định bằng công thức HS đã biết : Q = mc(t 2 - t 1 ) So sánh nhiệt lượng, dự đoán Q = RI 2 t và nhiệt lượng đo được bằng nhiệt lượng kế để khẳng định tính đúng đắn của dự đoán và nêu lên thành định luật. 2. Ta hoàn toàn có thể xây dựng công thức Q = RI 2 t dựa trên kết quả thí nghiệm. Lần lượt làm thí nghiệm để xác định sự phụ thuộc của Q vào R, của Q vào I và của Q vào t rồi tổng hợp lại. Như vậy phải làm 3 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm mất 20 phút. Do đó không đủ thời gian. Trong khi đó, theo phương án nêu ở trên chỉ phải làm một lần thí nghiệm kiểm tra nên khả thi hơn. 3. HS cũng đã biết cách đo nhiệt lượng của một vật tỏa ra khi ngâm vật vào nước ở lớp 8. Bởi vậy HS có thể tự lực đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra và tiến hành thí nghiệm. . BÀI THU HOẠCH Học phần: LLDHVL2 ĐỀ: Trình bày mục tiêu, cấu tạo chương trình, đặc điểm nổi bật của nội dung và biện pháp dạy học quang học lớp 7 và điện học lớp 9. BÀI LÀM PHẦN QUANG HỌC LỚP 7. HỌC LỚP 7 Cấu tạo chương trình quang học lớp 7 Phần Quang học ở lớp 7 gồm 9 tiết, phân bố như sau : 1. Nguồn sáng. Sự truyền thẳng của ánh sáng. Tia sáng, chùm sáng. Nhật thực và nguyệt thực. 2 Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháp trực quan thí nghiệm. - Cho học sinh tự dự đoán thí nghiệm rồi dẫn dắt học sinh đi đến kết luận. PHẦN ĐIỆN HỌC Ở LỚP 9 Mục tiêu của chương trình điện học: 1.