Nhà lãnh đạo nên thảo luận với nhân viên về kết quả đánh giá, tìm hiểu những điều nhất trí và những điều chưa nhất trí trong cách đánh giá, chỉ ra những điểm tốt cũng như những điểm cần khắc phục, sửa chữa trong thực hiện công việc của nhân viên.
Đây là một khâu khá quan trọng trong tiến hành đánh giá nhưng đa phần đều bị người lãnh đạo loại bỏ do họ chủ quan cho rằng tiêu chuẩn đánh giá đã chính xác, không còn là vấn đề gì phải bàn cãi. Lí do thứ hai khiến nhà lãnh đạo loại bỏ khâu này do họ là những người ngại đụng chạm, không có khả năng giao tiếp tốt, không muốn đối mặt với những dư luận xấu sau những kì đánh giá. Lí do thứ ba, người lãnh đạo không nắm bắt, không giám sát tốt việc thực hiện công việc của nhân viên nên họ cảm thấy không đủ thông tin để quyết định kết quả đánh giá nhân viên khi đối thoại trực diện. Dĩ nhiên, khi thảo luận về kết quả đánh giá, sẽ không tránh khỏi sự bất đồng ý kiến giữa ban lãnh đạo và nhân viên. Cần nhớ rằng chúng ta đang đánh giá hiệu quả công việc, không đánh giá cá nhân.
Những nhà lãnh đạo tốt thường nắm vững những cơ hội này để hiểu hơn về nhân viên dưới quyền. Việc thảo luận kết quả đánh giá với nhân viên sẽ giúp nhà lãnh đạo biết được nhân viên đang gặp những khó khăn gì trong thực hiện công việc, biết được việc phân công công việc cuả mình đã phù hợp hay chưa, thông qua đó, người lãnh đạo sẽ biết cần thực hiện những gì để tạo điều kiện cho nhân viên làm việc(ví dụ phân quyền nhiều hơn) tốt hơn, hiệu quả hơn. Để làm tốt khâu thảo luận này, chắc chắn người lãnh đạo có kinh nghiệm đánh giá sẽ tốn nhiều thời gian, do vậy, người lãnh đạo có kinh nghiệm đánh giá sẽ tiến hành những buổi đánh giá không chính thức trrong quá trình thực hiện công việc, vì vậy sẽ đỡ mất thời gian trong kỳ đánh giá chính thức.
Với chiến lược phát triển của ngành sữa hiện nay, Công ty Sữa Vinamilk đã xác định yếu tố “con người” sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Chương trình khảo sát sản phẩm chủ lực công nghiệp tại Công ty Sữa Vinamilk cho thấy, tổng giá trị sản phẩm hằng năm mà bình quân một lao động của Vinamilk làm ra khoảng 173 triệu đồng, tương đương với sức lao động của một kỹ sư phần mềm
Điều đó cho thấy năng lực của nhân viên trong công ty cổ phần sữa Vinamilk là rất cao. Để làm được việc này, công ty không chỉ đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực mà họ còn đánh giá việc thực hiên công việc của nhân viên một cách thường xuyên và thảo luận với họ về kết quả đánh giá đó. Việc thảo luận với người lao động về kết quả đánh giá năng lực thực hiện công việc của họ không chỉ có ích cho công ty có được thông tin về nguồn lao động của mình để thực hiện các quyết định thù lao, vị trí làm việc, kỷ luật hay nhu cầu về đào tạo, phát triển nếu cần mà còn có tác đông tới bản thân người lao động.Nếu cống hiến như thế nào sẽ được nhận về thành quả như thế. Điều này giúp họ có trách nhiệm và động lực làm việc hơn bởi khi thực hiện thảo luận với nhân viên về kết quả đánh giá trên nhà lãnh đạo đã tuân theo những yêu cầu sau:
1.Nhấn mạnh vào mặt tích cực của thực hiện công việc
2.Giải thích để người lao động biết đánh giá là để nhằm hoàn thiện quá trình thực hiện công việc chứ không phải nhằm kỉ luật.
3.Các ý kiến phê bình phải rõ ràng, không mập mờ, không nói chung chung. 4.hướng các ý kiến phê bình vào công việc chứ không vào đặc trưng nhân cách.
5.Giũ bình tĩnh và không tranh cãi với đối tượng.
6.Chỉ ra những hành động nhằm hoàn thành công việc một cách tốt nhất. 7.Nhấn mạnh rằng người đánh giá sẵn sàng giúp đỡ để người lao động hoàn thành công việc tốt hơn.
8.Cuối cùng ,kết thúc phỏng vấn bằng sự nhấn mạnh các mặt tích cực trong thực hiện công việc của người lao động.