Lao động Việt Nam, thực trạng pps

6 260 0
Lao động Việt Nam, thực trạng pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lao động Việt Nam, thực trạng 1. Bài toán chất lượng lao động Theo thời báo kinh tế Sài gòn - Thiếu lao động trình độ cao Tính đến cuối năm 2006, Việt Nam có tổng cộng 45,3 triệu lao động, trong đó ba phần tư là lao động ở nông thôn + hiện mới chỉ có 32% số lao động là đã qua đào tạo và tỷ lệ lao động đã có chứng chỉ đào tạo ngắn hạn là 14,4%. + “Việt Nam thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, bán hàng nên nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài trong khi lao động xuất khẩu đa phần có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hoặc mới chỉ qua giáo dục định hướng”. + Theo đánh giá của một số chuyên gia về lao động, lĩnh vực thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng nhất là công nghệ thông tin, tài chính, kiểm toán, luật và hầu hết các ngành công nghiệp. Ngoài ra, nhiều người lao động chưa có trình độ ngoại ngữ đủ để làm việc, dù rằng trên thực tế tình trạng này đang được cải thiện nhờ ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam cũng như một số người Việt được đào tạo ở nước ngoài quay về nước làm việc. - Giải pháp nào? + Bộ LĐ-TB-XH đã đề xuất một kế hoạch gồm năm nhóm giải pháp liên quan đến phát triển thị trường lao động trình Chính phủ, bao gồm: phát triển nguồn cung lao động, phát triển nhu cầu về lao động, thúc đẩy giao dịch trên thị trường, cải cách hệ thống tiền lương tiền công và hoàn thiện thể chế về thị trường lao động. Trong đó, quan trọng nhất là việc phát triển đào tạo nghề trên quy mô toàn quốc. + Mới đây nhất, Thủ tướng đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010, theo đó sẽ dành khoảng 6.000 tỉ đồng để đào tạo nghề trong bốn năm tới Theo đó, từ năm 2006-2010, chương trình này sẽ giúp tạo việc làm cho 2-2,2 triệu lao động; nâng cao năng lực và hiện đại hóa cho 30-40 trung tâm giới thiệu việc làm và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động; đồng thời tập huấn nghiệp vụ cho 75.000 cán bộ làm công tác lao động – việc làm từ trung ương đến địa phương. nội dung chương trình sẽ bao gồm ba dự án chính là dự án vay vốn tạo việc làm, dự án hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động tổng nguồn vốn để thực hiện chương trình là 5.985 tỉ đồng (không kể nguồn vốn hỗ trợ việc làm ngoài nước). Trong đó, vốn từ ngân sách trung ương là 4.895 tỉ đồng (gồm 2.600 tỉ đồng từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm của năm 2005 chuyển sang và 2.295 tỉ đồng là vốn mới); vốn từ ngân sách địa phương là 560 tỉ đồng (trong đó 164 tỉ là vốn vay giải quyết việc làm của năm 2005 chuyển sang); huy động từ cộng đồng là 500 tỉ và huy động quốc tế khoảng 30 tỉ đồng. 2. Quan trọng là cách thức triển khai Theo thời báo kinh tế Sài gòn - Kế hoạch của chúng tôi là nâng tỷ lệ lao động được đào tạo lên mức 32% vào năm 2010 và 45% vào năm 2015. Tuy nhiên, sự cạnh tranh trên thị trường lao động sẽ tăng đáng kể. - Chúng tôi cũng đang hoàn thiện nghị định thay thế Nghị định 105 hiện hành quy định về tuyển chọn và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Theo đó, sẽ không còn giới hạn tỷ lệ lao động nước ngoài ở mức 3% như quy định hiện hành nữa, nhưng thay vào đó sẽ là các điều kiện ngặt nghèo hơn. Chẳng hạn, lao động nước ngoài tham gia thị trường Việt Nam phải là chuyên gia, có ít nhất năm năm kinh nghiệm công tác, trong vòng năm năm ở Việt Nam phải đào tạo lao động Việt Nam thay thế 3. Kiếm người sao khó quá! Theo thời báo kinh tế sài gòn - Tuyển người qua bàn nhậu Kinh nghiệm tuyển cấp phó, trưởng phòng được ông Sơn “đúc kết”: phải phỏng vấn nhiều lần nhưng không phải tại văn phòng công ty mà qua các buổi nhậu. Theo ông Sơn, trao đổi với các ứng viên trên bàn nhậu sẽ đánh giá chính xác hơn về năng lực của họ - Vì sao khó kiếm người? + Lao động trung và cao cấp trên thị trường đang thiếu là một thực tế. Điều này không chỉ xảy ra ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà ngay cả các công ty lớn, cả những công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng vậy + Thị trường hiện nay đòi hỏi nhân lực quản lý phải có chuyên môn sâu, có kiến thức xã hội rộng và cả kinh nghiệm “trận mạc” mới trụ vững được + Một lý do nữa là có không ít những người lao động cấp trung và cấp cao không làm việc cho các công ty nữa mà tự mình thành lập doanh nghiệp để làm chủ Để giữ chân người giỏi không phải tìm cách ràng buộc người ta mà cần tạo ra một môi trường làm việc tốt, giúp họ có một môi trường để phát huy năng lực và thăng tiến. Cố lên . Lao động Việt Nam, thực trạng 1. Bài toán chất lượng lao động Theo thời báo kinh tế Sài gòn - Thiếu lao động trình độ cao Tính đến cuối năm 2006, Việt Nam có tổng cộng 45,3 triệu lao động, . phần tư là lao động ở nông thôn + hiện mới chỉ có 32% số lao động là đã qua đào tạo và tỷ lệ lao động đã có chứng chỉ đào tạo ngắn hạn là 14,4%. + Việt Nam thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật. thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, bán hàng nên nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài trong khi lao động xuất khẩu đa

Ngày đăng: 05/07/2014, 10:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan