Nắm bắt tâm lý thành viên khi tranh luận nhóm docx

5 500 0
Nắm bắt tâm lý thành viên khi tranh luận nhóm docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nắm bắt tâm lý thành viên khi tranh luận nhóm Để nhóm có thể lãnh đạo nhóm đạt hiệu quả cao nhất thì một leader cần có cái nhìn vừa bao quát, vừa sâu sắc đến cách thành viên. Trong quá trình giải quyết xung đột khi làm việc nhóm, việc leader nắm bắt được các kiểu tâm lý của thành viên sẽ là cơ sở cho các bước xử lý tiếp theo. Dưới đây là 5 kiểu tâm lý cơ bản trong xung đột khi làm việc nhóm:  Cạnh tranh Hai người có xu hướng giữ vững quan điểm của mình, và hiểu mình muốn gì. Họ thười sử dụng những luận điểm, dẫn chứng, ý kiến chuyên gia hoặc khả năng thuyết phục. Và kết quả cuối cùng là chỉ ý kiến của một bên được nhóm công nhận. Kiểu này hữu ích khi khẩn cấp và phải ra quyết định nhanh chóng, khi quyết định là hơi bất thường hoặc chống lại lối suy nghĩ ích kỷ của một thành viên nào đó. Tuy nhiên nó có thể để lại cho người khác cảm giác không hài lòng, thậm chí là bực bội khi mà kiểu này được dùng trong những trường hợp ít khẩn cấp hơn. Hợp tác Người ta có xu hướng hợp tác và cố gắng đạt đến sự tương đồng với ý kiến của những người liên quan. Những người này có thể rất quyết đoán nhưng không giống những người theo kiểu thứ nhất trên, họ hợp tác hiệu quả và thừa nhận rằng mọi thành viên trong nhóm là quan trọng. Kiểu này hữu ích khi bạn cần tham khảo nhiều quan điểm đa dạng để có được giải pháp tốt nhất, hoặc khi vừa mới có xung đột ở trong nhóm, hoặc khi tình huống đó quá quan trọng nếu chỉ dùng một thỏa hiệp đơn giản.  Thỏa hiệp Những người thích kiểu thỏa hiệp thường tìm giải pháp mà ít nhất có thể phần nào làm hài lòng mọi người. Người thỏa hiệp đó kỳ vọng mọi người từ bỏ một phần quan điểm nào đó, và chính anh ta cũng từ bỏ phần nào. Kiểu thỏa hiệp này hữu dụng khi cái giá của việc xung đột cao hơn là việc đánh mất lập trường, hoặc khi mọi việc đang bế tắc mà deadline thì đang cận kề.  Dễ dãi Kiểu này biểu hiện sự sẵn sàng đồng ý với người khác. Những người dễ dãi thường biết khi nào phải nhượng bộ người khác, và dễ bị thuyết phục từ bỏ quan điểm ngay cả khi người thuyết phục không hoàn toàn xác thực. Sự dễ dãi phù hợp khi vấn đề liên quan đến bên khác nhiều hơn, khi sự yên ổn tốt hơn là việc chiến thắng mà phải xảy ra tranh cãi, hoặc khi bạn muốn người ta hài lòng với thiện cảm từ phía bạn. Tuy nhiên có thể người ta không phản hồi với thiện cảm, và xét toàn diện thì có vẻ như phương pháp này không mang đến kết quả tốt nhất.  Trốn tránh Thành viên nhóm có thiên hướng hoàn toàn trốn tránh xung đột xảy ra. Phong cách này tiêu biểu cho việc tránh các quyết định gây tranh cãi, chấp nhận những giải pháp được mặc định, và không muốn làm ảnh hưởng hay tổn thương đến cảm giác của ai cả. Điều này có thể phù hợp khi mà không thể chiến thắng cuộc tranh luận, khi mà cuộc tranh luận là không đáng kể, hoặc khi ai đó có quan điểm đúng hơn để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp thì phương pháp này không mang lại nhiều hiệu quả. Một khi hiểu được tâm lý của người tham gia cuộc xung đột, leader sẽ dễ dàng có được phương pháp điều hòa thích hợp nhằm giải quyết chúng. Ngoài ra, hiểu về phong cách làm việc của các thành viên sẽ giúp cho việc phân công trong nhóm, phát huy thế mạnh của mỗi thành viên trong từng vị trí, công việc và tình huống thích hợp. . Nắm bắt tâm lý thành viên khi tranh luận nhóm Để nhóm có thể lãnh đạo nhóm đạt hiệu quả cao nhất thì một leader cần có cái nhìn vừa bao quát, vừa sâu sắc đến cách thành viên. Trong. đột khi làm việc nhóm, việc leader nắm bắt được các kiểu tâm lý của thành viên sẽ là cơ sở cho các bước xử lý tiếp theo. Dưới đây là 5 kiểu tâm lý cơ bản trong xung đột khi làm việc nhóm: . mọi thành viên trong nhóm là quan trọng. Kiểu này hữu ích khi bạn cần tham khảo nhiều quan điểm đa dạng để có được giải pháp tốt nhất, hoặc khi vừa mới có xung đột ở trong nhóm, hoặc khi tình

Ngày đăng: 05/07/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan