Kinh Tế Học Cổ Điển và Chủ Nghĩa Tư Bản pptx

21 320 0
Kinh Tế Học Cổ Điển và Chủ Nghĩa Tư Bản pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh Tế Học Cổ Điển và Chủ Nghĩa Tư Bản Smith với Trường Phái Trọng Nông Trước khi chuyển những phân tích của Smith về những vấn đề cơ bản của xã hội hiện đại, đầu tiên chúng ta hãy chú ý đến những quan niệm của ông về một trường phái tư duy kinh tế khác đối lập với thuyết trọng thương: trường phái trọng nông. Như chúng ta đã biết, những người theo thuyết trọng nông đã thay đổi những quan điểm của mình từ mậu dịch sang hiệu suất của đất đai và nông nghiệp. Trong suốt thời gian sống tại Paris, Smith đã có dịp gặp gỡ thảo luận với Francois Quesnay và Smith rất ngưỡng mộ con người cũng như những quan điểm của ông ta. Mặc dù ông dành nhiều thời gian lắm cho việc thảo luận những quan điểm của họ trong quyển Tài sản quốc gia, nhưng nói nhiều về trường phái trọng thương, cũng bởi tư duy trọng thương có sức ảnh hưởng mạnh hơn của trọng nông và theo quan điểm của Smith thì quan điểm đó mang nhiều tính chất sai lầm hơn thuyết trọng nông. Thật vậy, trong chương 9 và chương cuối của quyển Tài Sản Quốc Gia, khi ông kết tội những người trọng thương, cho rằng những lý lẽ của họ là ngụy biện và chỉ phụ vụ cho chính bản thân họ mà thôi, trong khi đó ông lại liên tục tỏ lòng trân trọng đối với những lời lẽ văn hoa và những lời công kích của những người trọng nông. Về cơ bản thì cả hai sự công kích lẫn nhau giữa hai trường phái này đối với ông đều mang tính quan trọng cả. Đầu tiên, rõ ràng rằng tác phẩm Tableau Économique của Quesnay cũng như những nổ lực của nó trong việc cố đạt được tình thế tái sản xuất mở rộng của xã hội đã cuốn hút ông và có những ảnh hưởng đối với ông. Trong khi Smith phê bình Quesnay và những người theo ông khi họ nghĩ rằng trong nông nghiệp để đạt được năng suất thì chỉ cần mở rộng nhân tố lao động và cuối cùng lại tranh cãi đến tính năng suất của lao động trong ngành công nghiệp, thì dường như chính ông lại kế thừa những quan điểm được thể hiện trong quyển Tableau về sản xuất và tái sản xuất xã hội của nhân công nói chung và áp dụng chúng vào tác phẩm của ông. Ông ta không áp dụng hết quyển Tableau cho tác phẩm của mình nhưng nó cung cấp cho ông một điểm khởi đầu để ông có thể mường tượng ra và phân tích về một xã hội mà tự chính nó tái sản xuất. Tôi thiết nghĩ, đây chính là lý do giải thích tại sao ông lại viết rằng: "Tuy nhiên, hệ thống này cùng với những gì nó còn đang dỡ dang có lẽ cũng đã gần đúng nhất với một chân lý mà chưa được biết đến trong vấn đề kinh tế chính trị […]" Thứ hai, ngoài việc nhân tố lao động đóng một vai trò cơ bản (hơn là đất đai), Smith còn cho rằng đối với thuyết trọng nông nó cũng cần thiết cho một nhành "mậu dịch mở và tự do", trong cũng như ngoài nước, xem nó như một nhân tố quan trọng để mở rộng công nghiệp. Thật ra, mậu dịch tự do có nghĩa là thị trường tự do và đối với Smith những điều chỉnh tự động của thị trường tự do không chỉ là phương tiện tái sản xuất của xã hội mà còn tối đa hoá sự thịnh vượng của xã hội. Viễn cảnh chung về những thị trường tự thân điều hoà cũng giống như sự tổng hợp cả hai quan điểm của Cantillon và Hume về những động lực tự điều hoà của cơ chế về dòng luân chuyển và trở thành một thực thể của "bàn tay vô hình" nổi tiếng của Smith. [Lưu ý: sau Smith còn có một người phát ngôn cho quan điểm về mậu dịch tự do của ông, đó là Frédéric Bastiat (1801-1850) - là một nhà kinh tế học người Pháp. Mặc dù không phải là một lý luận vĩ đại nhưng Bastiat mang bản chất thông minh và đã công kích đến những chính sách bảo hộ mậu dịch thậm chí còn mạnh mẽ hơn cả Smith. Không còn nghi ngờ gì nửa, tác phẩm của ông ta - quyển Kiến Nghị (Petition) - là một quyển được nhiều người biết đến nhất về những công kích mang tính trào phúng của ông đối với vấn đề bảo hộ bởi vì ông đứng về phía ủng hộ cho mậu dịch tự do.] Smith với Vấn Đề Giá Trị Phần đầu đề của quyển đầu tiên trong tác phẩm Tài Sản Quốc Gia bắt đầu với câu: "những động cơ nâng cao năng lực của nhân tố lao động". Vấn đề đầu tiên nhất của chưong mở đầu là "những động cơ" (tức là sự phân chia lao động) nhưng hiện tượng về vấn đề nâng cao mà ông ta quan tâm hàng đầu là "lao động". Nói cách khác, Smith bắt đầu tâp trung vào phân tích công việc làm, việc làm của con người, những việc làm của con người do những nhà tư bản tạo ra. Những nhà tư bản này không "sử dụng đồng tiền vào công việc" mà là sử dụng nó để thúc ép người ta làm việc. Quan điểm chính của ông về "lao động" hay "việc làm dưới chế độ tư bản" là những gì mà cuối cùng Smith tự phân biệt "trường phái kinh tế học cổ điển" nói chung với quan điểm về vấn đề tiền và mậu dịch của thuyết trọng thương và vấn đề đất đai của thuyết trọng nông. Smith đặc biết đã tạo ra "lý thuyết về giá trị lao động" (Labor Theory of Value). Cũng đã có nhiều "lý thuyết lao động" về mặt giá trị trước và sau Smith, nhưng những lý thuyết trước thời Smith có những thể hiện mang tính triết lý hơn về vấn đề trọng tâm chính của việc làm ngày đang gia tăng là do sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, ví dụ như những quan điểm của John Locke về vai trò cơ bản của người lao động trong sự kiến lập "tài sản" , còn những thuyết sau Smith lại ủng hộ cho tầng lớp lao động hoặc phê phán chủ nghĩa tư bản vì cách mà họ áp đặt công việc cho người khác đang làm huỷ hoại con người. Mặt khác, quan điểm cuả Smith cũng dựa vào quan điểm của Locke, tập trung vào mối quan tâm của thế giới về thay đổi cơ bản trong đời sống xã hội do tầng lớp tư bản đang phát triển tạo ra: con người bây giờ không làm việc để sống, mà là sống để làm việc. Trong quyển Tài Sản Quốc Gia, Smith đã mang đến cho độc giả thuyết lao động về mặt giá trị của ông qua những lý luận về tiền tệ và những thay đổi của giá trị tiền tệ (tiền kim loại truyền thống) và cả những thay đổi của giá trị hàng hoá được đo bằng tiền. Những thay đổi liên tục này khiến cho ông phải tìm kiếm một cái gì đó cố định hơn ẩn sau giá trị của đồng tiền. Những gì ông đưa ra như một điều-bí-mật-không-thể-che-dấu của giá trị đích thực chính là lao động (nhớ rằng ông bị ảnh hưởng những quan điểm căn bản từ Locke và những người trước thời ông). Một mặt, Smith đã nêu rõ quan điểm của mình về vấn đề trọng tâm chính của lao động ngay trong câu đầu tiên của quyển Tài Sản Quốc Gia: "Lực lượng lao động hàng năm của mỗi quốc gia chính là quỹ cung cấp cho quốc gia đó những thứ tiện nghi và cần thiết cho cuộc sống mà quốc gia đó hàng năm cần dùng đến […]." Nhưng ở cuối chương 4 trong tác phẩm "Nguồn Gốc Và Cách Sử Dụng Tiền Tệ" - quyển 1- ông đi vào thảo luận sâu hơn về "mặt giá trị", ông viết "Giá trị mang hai ý nghĩa khác nhau, và đôi khi nó thể hiện tính hữu dụng của một vật đặc biệt gì đó, đôi khi nó lại thể hiện năng lực mua quyền sở hữu một loại hàng hoá nào đó. Nó có thể được gọi là 'giá trị sử dụng' hay 'giá trị trao đổi'. Dĩ nhiên "giá trị trao đổi" được ưu tiên chú ý nhiều hơn, và ông dành cả chương kế tiếp (5) để giải thích "tiêu thức đo lường thực sự của giá trị trao đổi" Ông giải thích "tiêu thức đo lường thực sự của giá trị trao đổi đối với tất cả các loại hàng hoá chính là lao động" "Giá trị thực của mọi thứ- mức giá mà con người phải trả để có được những thứ đó - là công sức mà người lao động đã bỏ ra để tạo ra nó. Giá trị mà một người thật sự phải trả để sở hữu một loại hàng hoá hoặc tuỳ ý sử dụng hay trao đổi nó lấy một thứ khác, chính là công sức để làm ra thứ hàng hoá đó mà anh ta tiết kiệm được và người lao động phải gánh lấy trách nhiệm đó. Những gì người lao động dùng tiền hay hàng hoá mua về mang một giá trị như công sức cần thiết để làm ra chúng. […] Sức lao động chính là giá trị đầu tiên, là vật dụng mang giá trị gốc, và tiền dùng để chi trả cho mọi thứ" Ông ta tiếp tục thảo luận về những vấn đề khó khăn khi đo lường số lượng tương đối sức lao động đến ước tính "giá trị" đầu tiên là bằng hàng hoá (trao đổi) và sau đó là bằng tiền (một hệ thống trao đổi được phát triển đầy đủ hơn). Nhưng ông ta nhấn mạnh rằng mức giá tiền chưa phản ánh hết toàn bộ sức lao động phải bỏ ra để có được loại hàng hoá đó. Nếu "ở nơi nào cũng chỉ luôn dùng duy nhất sức lao động làm tiêu chí chuẩn thực để đánh giá và so sánh giá trị của tất cả các loại hàng hoá, thì như thuật ngữ của Smith, nó sẽ tạo ra "mức giá thực" và tiền chỉ là "giá trị danh nghĩa". Trong chương tiếp theo (6), Smith đưa ra hai tình huống kề nhau, một tình huống mà trong đó những người lao động làm việc vì chính bản thân họ, tận hưởng những của cải và thành quả do mình tạo ra, và một tình huống có sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản mà trong đó những nhà tư bản chiếm đoạt một phần giá trị được tạo ra bởi những người mà họ bỏ tiền ra thuê, phần giá trị này được xem như là lợi nhuận. [Lưu ý: việc mô tả một xã hội "nguyên thuỷ" trong đó những cá nhân làm việc độc lập và cho chính bản thân họ thật ra chỉ là trong tư tưởng mà thôi, chứ trong thực tế, mọi người đều có một sự nối kết và làm việc cùng nhau.] Smith cũng chỉ ra rằng đối với những người có ruộng đất mà có thể "hưởng được những gì mà họ không bỏ công sức ra gieo trồng" thì những gì họ hưởng được do lấy từ thành quả lao động của người khác được xem là tiền tô (rent). Smith với vấn đề Chủ Nghĩa Tư Bản Nhưng trong khi Smith không đồng tình với những tay địa chủ và "những đòi hỏi tiền tô bất hợp lý" của họ, thì ông lại đồng tình với những nhà tư bản, ông cho rằng, họ sẽ không bỏ "vốn" của họ ra ("vốn" được hiểu là số vốn đầu tư cũng như để mua dụng cụ, nguyên liệu hay thuê công nhân) trừ phi họ kiếm được lợi nhuận từ nó. Xin chú ý rằng: trong khi giữa "mong muốn" và "hành vi" của những nhà doanh nghiệp và địa chủ có một sự nối kết trùng khớp với nhau, thì trong thực tế chẳng có một lý thuyết nào có thể giải thích những phần thành quả lao động nào mà họ có thể chiếm đoạt từ người lao động. [...]...Thật ra Smith xem những tay địa chủ như những người sống bám, và biện minh cho những nhà tư bản là họ làm vì họ muốn tạo ra lợi nhuận, tuy nhiên chẳng có cách nào làm cho Smith thay đổi quan điểm đó về các nhà tư bản Trong Tài Sản Quốc Gia cũng có một số đoạn Smith viết với giọng gièm pha những nhà tư bản cũng như sự đối lập thường xuyên giữa lợi ích của họ và lợi ích xã hội nói chung Ví dụ như... nghĩa tư bản được hình thành từ sự tích luỹ tài sản thông qua đầu tư và những động lực của thị trường, nhưng ông cũng thấy được cấu trúc giai cấp của xã hội tư bản và sự đối lập của những giai cấp này Trong chương nói về tiền lương lao động, Smith đã nói thẳng ra rằng những nhà tư bản kết hợp lại tạo thành một giai cấp bóc lột công nhân và họ sử dụng luật pháp nhằm ngăn ngừa những người công nhân đoàn... phần 2 chương 1 của quyển 5, Smith đã giải thích rằng cũng chỉ có những nhà tư bản mới có khả năng kêu gọi quyền lực cảnh sát của chính phủ nhằm bảo vệ tài sản nguồn vốn tư bản của họ và chống lại những cái nghèo nàn và các hành vi thù địch mà họ gây ra "Nhưng chính những lòng ham muốn và tham vọng giàu có, sự căm ghét cái nghèo, và cả sự yêu thích niềm hân hoan hưởng thụ lại là những động lực thúc đẩy... quyền lợi của họ gây tổn hại và đè nặng lên xã hội, cả những người mà có được nhiều cơ hội nhờ lừa đảo và chất gánh nặng lên xã hội." Cũng giống như câu cách ngôn của giới kinh doanh: "Những gì tốt cho các công ty ô tô thì cũng tốt cho đất nước" (Có lẽ cũng như "những gì tốt cho các công ty dầu hoả thì cũng tốt cho đất nước") Mặc dù rõ ràng là Smith tin rằng chủ nghĩa tư bản được hình thành từ sự tích... tiền giấy và tín dụng đang dần thay thế sự lưu thông bằng tiền vàng và bạc (và làm giảm chi phí của vòng quay lưu thông đó) và thứ hai là dù rằng sự thay thế đó vẫn phải do những yếu tố nội tại của mậu dịch quyết định Ở đây Smith cũng đưa "học thuyết về tiền thật" (Real Bills Doctrine) lập luận rằng bất kỳ một lượng tiền thừa nào trong vòng luân chuyển cũng sẽ được rút ra Nếu số lượng thừa là vàng hay... những lý tư ng quân sự… tất cả những lý tư ng đó cứ ấp ủ trong tâm trí chiến đấu của họ và làm cho họ từ một đứa bé nằm trong nôi trở thành một chiến binh hoàn hảo mọi mặt nhưng lại không có tri thức." Dù sao đi nữa những gì Smith nói về sự chuyên môn hoá và làm việc quá sức khiến cho người công nhân trở nên tồi tệ thêm cũng đã gây tiếng vang đối với thế hệ của những người-gây-kích-độngchống-đối -tư- bản. .. nhà trọng thương tư lợi cá nhân: "Việc đề xuất ra bất kỳ luật thương mại mới nào (do tầng lớp tư bản đề xuất) đều phải luôn được chấp thuận của phần đông, và không được chấp nhận nếu không trãi qua thời gian chờ đợi và kiểm tra kỹ lưỡng, không những cực kỳ thận trọng mà còn phải có những mối nghi ngờ về nó nữa Dó con người đề xuất ra, đó là những người mà quyền lợi của họ chẳng bao giờ tư ng đồng với... giá trị lao động […] Tuy mối liên kết giữa các nhà tư bản chỉ là mối liên kết ngầm nhưng nó bền vững và đồng nhất, mối liên kết này nhằm ngăn chặn sự gia tăng mức lương của người lao động vượt quá giá trị thực mà họ đáng được nhận […] Tuy nhiên những người công nhân lại thường xuyên liên hiệp lại với nhau để chống lại sự liên kết này của các nhà tư bản cũng như đòi tăng giá trị sức lao động của họ."... mạnh bản thân hay sự kiên trì của anh ta vào công việc." Nhận thức được điều đó, Smith kêu gọi chính phủ ít nhất cũng phải nổ lực tránh đi những sự thiếu hiểu biết như thế bằng cách cung cấp cho thế hệ con cái của những công nhân một nền tảng giáo dục cơ bản trước khi chúng bước chân vào làm việc Ông cho rằng một nền giáo dục như thế có thể làm cho người công nhân có được một "tinh thần hăng hái" hơn và. .. Mục Thomas Malthus tiếp thu và phát triển thêm trong quyển Luận Về Quy Luật Dân Số (xem phần sau) của ông - tác phẩm này trở thành một vũ khí hữu dụng của những nhà tư bản nhằm chống lại những cuộc đấu tranh đòi cải thiện điều kiện việc làm cho người nghèo - tăng lương và trợ cấp xã hội Do vậy, quan điểm của Adam Smith đã dẫn dắt chúng ta đi từ quan điểm trọng thương về tiền và mậu dịch đến nhận thức . Kinh Tế Học Cổ Điển và Chủ Nghĩa Tư Bản Smith với Trường Phái Trọng Nông Trước khi chuyển những phân tích của Smith về những vấn đề cơ bản của xã hội hiện đại, đầu. chế độ tư bản& quot; là những gì mà cuối cùng Smith tự phân biệt "trường phái kinh tế học cổ điển& quot; nói chung với quan điểm về vấn đề tiền và mậu dịch của thuyết trọng thương và vấn. động làm việc vì chính bản thân họ, tận hưởng những của cải và thành quả do mình tạo ra, và một tình huống có sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản mà trong đó những nhà tư bản chiếm đoạt một phần

Ngày đăng: 05/07/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan