Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
161,01 KB
Nội dung
Tiền Chủ Nghĩa Tư Bản và Kinh Tế Tiền Tư Bản Bạn nên bắt đầu đọc phần giới thiệu về Heilbronner, phần này bàn về sự phát triển của Chủ Nghĩa Tư Bản, về một xã hội được định hình như một nền kinh tế. Phần lớn giới thiệu của Heilbronner dựa vào những quan điểm của Karl Polanyi, mà các tác phẩm của ông này (đặt biệt là quyển Sự Thay Đổi Lớn ~ The Great Transformation ) tất cả đều dựa vào ý tưởng của Marx. Tất cả đều xem nền kinh tế như một hiện tượng tư bản, nhưng Polanyi và Heilbronner lại có khuynh hướng gọi đây là "Kinh Tế Thị Trường" trong khi Marx gọi là "Chủ Nghĩa Tư Bản". Điểm cơ bản ở đây là bạn vẫn không có các "kinh tế gia" và "thuyết kinh tế" đến khi bạn có được một "nền kinh tế" hoàn chỉnh và điều đó vẫn không xảy ra nếu giai cấp tư sản không chiếm dụng đất đai và đẩy mọi người trở thành những người lao động ăn theo lương. Do vậy từ đây, bạn không chỉ có duy nhất một thị trường lao động mà còn có tất cả các loại thị trường khác bởi vì con người phải sử dụng lương của mình để mua hàng hoá và dịch vụ một khi họ không còn tự tạo ra cho riêng mình nữa. Để biết thêm ví dụ về lịch sử sinh động hơn về những gì mà Heilbronner đã ám chỉ đến và biết thêm về những gì ông ta học từ ở Marx, hãy đọc quyển Tư Bản tập I chương thứ 27 của Marx , chương này nói về sự chiếm hữu ruộng đất của nông dân và chương 28 nói về các phương tiện đẫm máu mà thông qua các phương tiện này buộc những gì chiếm đoạt được phải đưa lên bán trên thị trường lao động. Có hai trường phái tư tưởng về những thứ đại loại như lượng tài sản gắn liền với thời kỳ tiền tư sản và trong những năm đầu mà lợi nhuận có được do nắm bắt được những điều mới mẽ của kinh tế học cổ điển tiếp sau đó mà nó được đánh giá là dễ hiểu hơn và là một công cụ cho chủ nghĩa tư bản phát triển hoàn chỉnh. Trường phái đầu tiên là Chủ Nghĩa Trọng Thương, quan điểm của trường phái này là bình ổn giá cả hàng hoá khi mở rộng buôn bán và mối bận tâm của họ là về tiền tệ mà đã được định hình từ cuối thời phong kiến và đầu thời kỳ tư bản. Trường phái thứ hai là Trường Phái Trọng Nông, họ là những người đối lập với trường phái trọng thương, và họ chủ trương bình ổn giá đất đai vì cho đây là mới chính là tài sản thật sự đất đai luôn là nền tảng cơ bản của quyền lực và tài sản của giai cấp phong kiến. Chủ Nghĩa Trọng Thương (Mercantilism) Chủ Nghĩa Trọng Thương chỉ là một nhóm nhỏ có nguồn gốc từ phong trào và chiến lượt mở rộng tài sản, mà tài sản đầu tiên là của các thương gia, thứ hai là của chính phủ tư bản trong những năm đầu. Phong trào và chiến lượt đó bắt đầu từ thế kỷ 16 và kéo dài sang thế kỷ 18 và một phần của thế kỷ 19. Hầu hết những người trong chủ nghĩa trọng thương chính họ cũng là thương gia hay là những người trong bộ máy chính phủ và các bài viết của họ đều ảnh huởng đến khát vọng gia tăng lợi nhuận kinh doanh và cả hổ trợ tài chính cho chính phủ thông qua việc đánh thuế trên tài sản được tạo ra để bảo vệ cho chính các lợi ích này. Đây là thời kỳ nổi bật của các tiểu bang trong một nước và các chính phủ của một nuớc mà trong đó họ đóng vai trò duy nhất trong việc huy động lợi nhuận cho các thương gia. Điều này không chỉ đúng vì lợi nhuận trong nuớc (trong đó các thương gia cần chính phủ để thiết lập và duy trì các điều kiện thuận lợi cho họ để tạo ra lợi nhuận) mà còn đúng vì lợi ích trong trường quốc tế. Trong những năm đầu của thời kỳ tư sản, khi đó nhu cầu thực sự của hầu hết mọi người đều bị giới hạn do đồng lương thấp, các thưong gia gấp rút đi tìm thị trường và tài sản ở nước ngoài và cái họ cần là chính phủ phải tiên phong trong việc mở rộng các thị trường này và ủng hộ thương nghiệp cũng như có các chính sách tiền tệ có lợi cho họ. Thời này cũng chẳng có các tổ chức đa quốc gia như Tổ Chức Kinh Tế Thế Giới WTO hay Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế nhằm bảo vệ quyền lợi cho họ như ngày nay. Để thay thế, họ lại đi tìm mối quan hệ cộng sinh với chính quyền quốc gia và kết quả của của cuộc tìm kiếm này là chủ nghĩa đế quốc hiện đại. Trọng tâm của những tư tưởng trọng thương là quan điểm cho rằng tiền chính là điều chính yếu của tài sản và là chìa khóa để phát triển mở rộng tài sản và quan điểm cho rằng ngoại thương mang đến tiền bạc (vàng) cho những quốc gia không thể tạo ra chúng. Mục tiêu chung ở đây là làm thế nào để cho mức xuất khẩu cao hơn nhập khẩu nhằm mang về cho nước đó nhiều tiền hơn. Như Thomas Mun có đề cập đến: "Để gia tăng thêm tài sản ngân khố bằng những cách thông thường thì chỉ có ngoại thương mà thôi, chúng ta phải thấy rõ quy luật đó; hàng năm bán cho người nước khác nhiều hơn thì vẫn tốt hơn do chính người trong nước tiêu thụ". Dĩ nhiên Mun lúc đó đang viết ở Anh - đang nằm dưới bóng thời kỳ Hoàng Kim của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vào thế kỷ 16 khi họ chiếm đoạt vàng, bạc khi xâm lượt các vùng lãnh thổ ở Tây Bán Cầu. Nước Anh cũng có những thuộc địa riêng của nó ở bắc Mỹ, Châu Á, Châu Phi nhưng Mun hiểu rằng để có được các kim loại quý ở các nước thuộc địa rất hạn chế và do đó có thể thay thế băng cách buôn bán. Ông viết: "chúng ta không có phương tiện gì khác để có được tài sản bằng ngoại thương, thậm chí đối với các khu mỏ mà chúng ta đang có". Những mối bận tâm của những người theo chủ nghĩa trọng thương đối với vấn đề trong nước không chỉ là các biện pháp gia tăng thương mại ở địa phương mà còn những biện pháp làm gia tăng công nghiệp địa phương. Ngành công nghiệp lúc đó đang trở thành tư bản một cách chậm rãi trong xu thế hiện đại dựa vào lao động ăn lương và tổ chức nhà xưởng nhưng đó cũng chính là nguồn cung cấp hàng chính cho các thương gia xuất khẩu để thu lợi nhuận và tài sản. Do đó những người theo chủ nghĩa trọng thương đã đề xuất các chính sách ủng hộ cho sự phát triển công nghiệp: lượng tiền tệ giá thấp, dồi dào để tài trợ cho việc đầu tư và cho vấn đề dân số tăng nhanh mà không có đủ trợ cấp để giữ cho mức cung lao động cao và mức lương thấp. Trên mạng có đưa ra những quan điểm tổng quát về chủ nghĩa trọng thương và những người truyền bá chủ nghĩa này và bao gồm nhiều liên kết đến những tác giả và các bài viết của họ. Trong đó, tôi muốn các bạn về nhà đọc bài viết của người Anh Thomas Mun (1571-1641), bài luận với chủ đề "Tài Sản Của Anh Quốc Thông Qua Ngoại Thương" ("English Treasure by Foreign Trade") nhìn chung là một tác phẩm tiêu biểu cho trường phái này. Bản thân ông cũng là một nhân viên của công ty Đông Ấn - đây là một doanh nghiệp nhà nước của Anh chuyên bóc lột những thuộc địa của nó ở Ấn Độ. Nói cách khác, ông là giám đốc đứng về phía kinh doanh của đế quốc Anh và những lập luận của ông kêu gọi chính phủ ủng hộ xuất khấu từ Anh và giảm nhập khẩu từ nước ngòai, những lập luận này cũng nhằm biện minh cho sự suy sụp của ngành dệt Ấn Độ trong khi đó đang tạo ra một thị trường cho Anh xâm nhập vào. Đồng thời những lập luận của ông ta đã vượt ra khỏi chủ nghĩa trọng tiền đơn thuần của những "người trọng vàng" mà đã thất bại khi thừa nhận cách sử dụng (xuất khẩu) tiền của các công ty như công ty Đông Ấn có thể đem về nhiều tiền hơn, và nhiều tài sản hơn cho nước Anh và cho quốc khố Anh, đất nước mà những đòan thuyền của họ đã đi xâm lượt thuộc địa và làm cơ hội làm giàu cho các thương gia. Đối với việc tiêu thụ và việc làm tại Anh, Mun là một tiêu biểu cho người trọng thương tán dương việc tiêu thụ xa xỉ đối với những người giàu (những người có thể tạo công ăn việc làm cho người nghèo), và sự nghèo khó đối với mọi người khác nhằm làm cho mức lương họ duy trì thấp ở mức đủ sống đẻ ép buộc họ phải đi làm mới có thể sinh sống được. Những người trọng thương - cũng giống như những nhà tư bản khác và cũng có thể sẽ là vậy trong thời kỳ này - nhận thấy rằng đang có sự kháng cự của những người bị buộc rời bỏ mảnh đất sinh sống của họ để lệ thuộc vào ý muốn và quyền lợi của người khác. Sự nghèo nàn chính là câu trả lời: "bần hàn và thiếu thốn", ông viết: "hoang dã khiến cho người ta thông minh và chăm chỉ" Tuy nhiên, đây cũng là một trường hợp thông thường, những chính sách như thế dành cho người nghèo cũng chỉ mang tính dàn xếp về mặt đạo đức và đối với công ăn việc làm cũng thế, dù là công việc đó dành cho những người nghèo hay tầng lớp trung lưu. So sánh người Anh với người Hà Lan chăm chỉ, Mun than rằng: "Trong khi chúng ta từ bỏ cả những bài học đạo lý thông thường để chạy theo thú vui riêng của mình, rồi trong nhiều năm chúng ta bị những ống điếu, những cái bình làm cho ta mê muội - những thứ đáng tởm - chúng ta hút thuốc, uống rượu , cho đến khi cái chết tìm đến chúng ta; những người Hà Lan khi xưa đã để lại cho ta những thứ trụy lạc bẩn thỉu và lấy đi sự dũng cảm vốn có của ta, cả biển và đất đai, và đặt biệt chúng ta phải sống trong sự bảo hộ của họ, mặc dù họ đều biết như thế nhưng bây giờ họ có cảm ơn ta đâu. Rốt cuộc, đó là bệnh tật phát sinh từ hút sách, nhậu nhẹt, tiệc tùng, thời trang, và sự lãng phí thời gian bởi sự biếng nhác và thú vui riêng (trái với ý Chúa và những thói quen của các nước khác), bệnh tật đó làm cho thân thể ta nhu nhược, làm cho đầu óc ta mụ mị, làm cho đất nước ta nghèo nàn, làm giảm đi dũng khí của ta, đem những điều bất hạnh đến cho kinh doanh, và làm cho kẻ thù của ta kinh bỉ." Người tiêu biểu quan trọng thứ hai cho Chủ Nghĩa Trọng Thương là William Petty (1623-1687) - ông cũng là một thành phần tích cực của đế quốc Anh. Vào năm 1694 khi Anh xâm chiếm Ireland (đây cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những cuộc xung đột liên tục ở miền Bắc nước này) , Petty được giao nhiệm vụ đánh giá lượng tài sản và tính toán cách chia phần hữu hiệu nhất cho những kẻ xâm chiếm. Tuy nhiên trong phạm vi lịch sử tư duy kinh tế, ông ta được biết đến nhiều hơn với tác phẩm Số Học Đối Với Chính Trị (Political Arithmetik) mà trong đó ông nhấn mạnh đến phương pháp định lượng cho công tác phân tích các vấn đề kinh tế, đó là phương pháp mà dù dưới hình thức nào đi chăng nữa cũng đã trở thành một phương pháp cơ bản không chỉ đối với toán kinh tế (đôi khi ông được cho là người tìm ra nó) mà còn đối [...]... thuyết kinh tế nói chung Những vấn đề "số học" mà ông đưa ra cũng chính là những mối quan tâm của những người theo Thuyết Trọng Thương; những minh chứng cho thể hiện điều đó: tài sản của Anh gia tăng gắn liền với sự mở rộng thương mại; sự thịnh vượng và quyền lực của Anh đều dựa vào ngành thương mại đó và số tài sản gia tăng thêm đó; nếu ép buộc càng nhiều người làm việc thì tài sản càng gia tăng, và vân . Tiền Chủ Nghĩa Tư Bản và Kinh Tế Tiền Tư Bản Bạn nên bắt đầu đọc phần giới thiệu về Heilbronner, phần này bàn về sự phát triển của Chủ Nghĩa Tư Bản, về một xã hội được. " ;Chủ Nghĩa Tư Bản& quot;. Điểm cơ bản ở đây là bạn vẫn không có các " ;kinh tế gia" và "thuyết kinh tế& quot; đến khi bạn có được một "nền kinh tế& quot; hoàn chỉnh và điều. Transformation ) tất cả đều dựa vào ý tư ng của Marx. Tất cả đều xem nền kinh tế như một hiện tư ng tư bản, nhưng Polanyi và Heilbronner lại có khuynh hướng gọi đây là " ;Kinh Tế Thị Trường"