Kinh TếHọcCổĐiểnvàChủNghĩaTưBản Harry M. Cleaver, Jr. Dịch Viên: Nhân Thụy Godwin chống lại vấn đề Việc Làm Trước khi tiếp tục đến với những nhà kinhtếcổđiển vĩ đại tiếp theo, chúng ta nên chú ý rằng trong khi Smith dường như có thể chấp nhận quan điểm rằng hầu hết những người công nhân bị trả lương thấp, giờ làm việc quá nhiều, thì những nhà kinhtếhọc khác thì không. Bởi vì ông ta thấy rõ ràng giai cấp công nhân phản đối rất quyết liệt và những phản đối của họ cũng lặp lại và trùng khớp với một số ít các nhà trí thức. Trong số đó đặt biệt nổi tiếng là tác giả William Godwin (1756-1836). Godwin là một nhà phê bình xã hội quan trọng vào đầu thế kỷ 19. Ông kết hôn cùng Mary Wollestonecraft - một trong những người ủng hộ mạnh mẽ cho quyền của người phụ nữ, và con gái họ Mary, kết hôn với nhà thơ Shelly, sau này cô nổi tiếng với quyển tiểu thuyết Frankenstein. Những bài viết về các vấn đề xã hội của Godwin được rất nhiều người biết đến và ông được biết đến như một nhà phê bình chủnghĩatưbảncó nhiều ảnh hưởng. Một trong những bài phân tích quan trọng của Godwin là Phóng Sự Điều Tra Về Sự Công Bình Chính Trị được in năm 1793. Trong đó, ông chỉ trích những nhà tưbản đã khiến cho đời sống của hầu hết mọi người phải lệ thuộc vào công việc, và cho rằng nếu như xã hội được tổ chức tốt hơn thì mọi người có thể sống tốt hơn, khoẻ mạnh hơn, giàu có hơn với công việc làm ít giờ hơn. Trong chương 2 tập 8 của quyển Phóng Sự Điều Tra, Godwin viết rằng: "Mong mỏi của hầu hết mọi người trong xã hội là số lượng lao động tay chân và trong ngành công nghiệp đang được sử dụng -và đặc biệt một phần trong số đó không bị ảnh hưởng bởi sự lựa chọn của riêng ta nhưng phụ thuộc vào những điều cần thiết đối với công việc của anh ta - nên giảm ngay ở mức độ có thể" Ông cho rằng, sự giảm thiểu như vậy là hoàn toàn có thể chặn bước phát triển của chế độ chủnghĩatưbản hiện hành. Sau khi đưa ra nhiều giải pháp mà trong đó cóbàn đến lao động hiện tại là quá thừa thải, trong chương 6 Godwin quả quyết rằng: "Từ phát thảo cho sẳn, ta thấy dường như giờ lao động của mỗi 20 người trong một cộng đồng có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu cuộc sống cho số người còn lại. Nếu số lao động này chia nhỏ ra, thì nó có thể chiếm một phần hai mươi số thời gian của mỗi người. Hãy tính thử ngành công nghiệp mà trong đó một người lao động có được 10 tiếng một ngày rồi phải trừ đi thời gian họ nghĩ ngơi, ăn cơm, thì mỗi người trong xã hội chỉ cần thuê lao động tay chân trong nửa giờ đồng hồ là có thể đáp ứng đủ nhu cầu của toàn xã hội. Có ai sẽ chịu lùi bước trong ngành nghề? Có ai thấy được ngành công nghiệp đang hoạt động liên tục trong thành phố, và ai sẽ tin rằng trong ngành công nghiệp mà mỗi công nhân chỉ làm có nửa tiếng một ngày thì niềm vui mang đến cho mọi người có thể nhiều hơn hiện tại hay không? Liệu có thể nào chờ được một bức tranh về sự tự do và ưu việt phong phú và đầy màu sắc này hay không, một bức tranh mà trong đó mỗi người sẽ có thể tự do phát huy năng lực của mình mà không cảm thấy chính tâm hồn mình trẻ trung ra bởi sự hâm mộ và hy vọng một điều gì đó?" Linh Mục Thomas Malthus Linh Mục Thomas Robert Malthus (1766-1834) là con của một vị tu sĩ người Anh thuộc tầng lớp thượng lưu và là nhà kinhtếhọc đầu tiên của học viện, đang giảng dạy tại trường Đại Học Đông Ấn - trực thuộc công ty Đông Ấn, chuyên đào tạo các viên chức cho công ty này. Không còn nghi ngờ gì nủa, Malthus đã quá nổi tiếng với tác phẩm Luận Về Quy Luật Dân Số của ông, trong đó ông đưa ra những lập luận chống lại những nỗ lực để cải biến số phận của người nghèo (dù cho là có hưởng lương hay không) bằng cách tăng thu nhập và ông cũng chống lại những quan điểm (như quan điểm của Godwin - xem phần trên) cho rằng có thể giảm thiểu thời gian làm việc cho người công nhân. Chúng ta sẽ xem xét đến những lập luận của ông ta lần lượt theo hai điểm như vậy. Trong quyển Luận của mình, Malthus đưa ra nhiều lập luận với những vấn đề tổng quát, ông cho rằng khuynh hướng sinh sản của con người tỷ lệ thuận với thu nhập mà họ làm ra và chỉ có thể hạn chế khuynh hướng này khi giảm thu nhập. Hơn nửa ông cho rằng với cách tính toán như hiện nay thì khả năng phát triển nguồn lương thực sẽ có thể hoàn toàn kiểm soát sự phát triển của dân và tránh nạn đói xảy ra, trừ phi có chiến tranh hay dịch bệnh. Trong chương mở đầu của cuốn Luận, ông viết: "Giả sử như quan điểm của tôi được thừa nhận, tôi cho rằng con người hoàn toàn có khả năng tạo ra lương thực đủ sống cho họ hơn là do trái đất cung cấp. Khi không được kiểm soát thì dân số sẽ gia tăng theo cấp số nhân. Còn lương thực đủ để cung cấp cho họ thì lại gia tăng theo cấp số cộng. Với sự hiểu biết ít ỏi về những con số này chỉ thấy được khả năng rộng lớn của trái đất mà thôi khi so sánh hai nguồn cung cấp thực phẩm với nhau. Theo quy luật tự nhiên mà cho rằng tạo hoá có thể cung cấp đủ lượng lương thực cho con người, thì những hệ quả do hai nguồn lực không cân này mang lại phải được hiệu chỉnh cho bằng nhau. Điều này cũng cónghĩa là phải kiểm soát dân số một cách liên tục và chặc chẽ khi đối mặt với vấn đề khó khăn về nguồn sống. Ở đâu đó phải khắc phục vấn đề này vàphần lớn nhân loại phải nhận thức được vấn đề này." Lập luậm này có hai điểm chính quan trọng: thứ nhất và cũng là tổng quát nhất, là cung cấp cho các nhà tưbản một thứ vũ khí mang tính trí tuệ có thể chống lại những nổ lực của người công nhân đòi tăng lương dưới bất kỳ hình thức nào; thứ hai và chi tiết hơn, là việc vận dụng những lý lẽ của Malthus trong việc công kích Luật TếBần của nước Anh mà bộ luật này có hại hơn là có lợi. Thật vậy, những lập luận của Malthus qua nhiều năm số người biết đến nó cũng giảm hẳn và khi đọc kỹ lại sẽ phát hiện ra những lập luận gần đây chống lại việc trợ cấp xã hội vào cuối thế kỷ 20 cũng đã được thay đổi từ những gì đã được đặt ra từ 200 trước. Malthus công kích Luật TếBần Một mặt Malthus cho rằng bỏ tiền ra nuôi những người nghèo không có lương cũng chỉ làm họ có điều kiện để kết hôn nhiều thêm mà thôi, sinh con đẻ cái nhanh hơn, làm việc ít hơn và trở thành gánh nặng cho xã hội. Mặt khác, cũng vấn đề đó ông cho rằng chính những người nghèo có lương phải gánh vác cái gánh nặng ấy -phần còn lại của tầng lớp lao động. Trong chương 5 của quyển Luận, ông viết: "Luật TếBần của nước Anh có khuynh hướng làm suy giảm những điều kiện sống nói chung của người nghèo theo hai cách. Đầu tiên rõ ràng là làm gia tăng dân số mà không gia tăng nguồn thực phẩm gì thêm. Người nghèo có thể lập gia đình nhưng có thể tự nuôi gia đình hoặc hoàn toàn không. Do vậy trong một phạm vi nào đó người ta cho rằng họ lại tiếp tục duy trì cái nghèo, và, trong trường hợp dân số gia tăng, do số lượng thực phẩm của quốc gia đó cung cấp cho người nghèo phải giảm đi, cho nên rõ ràng những người lao động không được trợ cấp chỉ sẽ mua được một phần thực phẩm nhỏ hơn trước và kết quả là họ phải chạy vạy khắp nơi xin trợ cấp. Thư hai, số lượng thực phẩm cung cấp cho nhà tếbần lệ thuộc vào một phần của xã hội mà phần đó nhìn chung không được xem xét quan tâm đến như phần mang giá trị nhiều nhất làm giảm đi phần của những thành viên chăm chỉ và xứng đáng khác, và với phương thức như vậy làm chúng trở nên phụ thuộc hơn. Nếu muốn người nghèo trong nhà tếbầncó một cuộc sống tốt hơn, thì bằng cách tăng giá trị cung cấp lương thực thì việc phân phối lượng với số tiền trợ cấp xã hội có khuynh hướng hạn chế điều kiện sống của những người không sống trong nhà tế bần." Nói tóm lại, ông ấy cho rằng giúp đỡ những người nghèo chỉ thêm phí thời gian; nó cũng chỉ làm cho toàn thể tầng lớp lao động trở nên lười biếng thêm. Hãy so sánh điều này với những ý kiến gần đầy chống lại vấn đề trợ cấp xã hội cũng như so sánh những người công nhân phải trả thuế thu nhập với những người được hưởng trợ cấp. (Hoặc giả như trong trường hợp giữa những người phải trả thuế an ninh xã hội với những người được hưởng từ số tiền đó). Malthus cũng nói thêm rằng tốc độ sản xuất hàng hoá không theo kịp tốc độ phát triển dân số điều này cũng đã được David Ricardo và những người khác tiếp thu, và ông đưa ra lý lẽ này dựa trên sự nhận thức của ông về sự gia giảm lợi nhuận biên do việc cày cấy trồng trọt trong những mảnh đất màu mở đã bị chuyển sang những mảnh đất kém màu mở hơn trong nhiều nước giống như Anh. Một trong những gì mà lập luận của Malthus không đề cập đến -và sau này cũng xãy ra tương tự với Ricardo, là năng xuất nông nghiệp gia tăng một cách đáng kể trên những mảnh đất như thế, và gia tăng đủ để nuôi sống cả phần dân số lớn hơn nhiều như họ nghĩ, vàcó thể cung cấp tốt hơn thế nữa. ("Tốt hơn" ở đây bỏ qua vấn đề về chất lượng của các thực phẩm sản xuất hàng loạt do những thương nhân nông phẩm đã thương mại hoá chúng). Malthus chống đối lại Godwin và quan điểm về giảm giờ làm việc Bất cứ ai chịu khó đọc kỹ cả quyển Luận của Malthus đều sẽ nhận ra rằng rất nhiều phần trong quyển sách này chống lại những phê bình về tưbảnchủ nghĩa, đặc biệt là William Godwin. Lời lẽ công kích chính của Malthus là về việc loại bỏ những quan điểm trọng tâm của Godwin về chế độ tưbảnvà việc chống lại "quy luật tự nhiên" (Natural Law). "Sai lầm lớn nhất của những nổ lực của ngài Godwin trong toàn bộ tác phẩm của ông ta chính là quy kết tất cả những điều xấu xa tội lỗi trong cái xã hộ này cho chế độ xã hội. Các quy định về chính trị và những quy định về quản lý tài sản đối với ông ta như một thứ nguồn gốc của tất cả mọi tội lỗi, của cả một ổ những tội ác làm suy thoái con người. Nếu như trường hợp này là được cho là đúng, thì nổ lực của ông ta dường như cũng chẳng phải là một việc vô vọng nhằm loại bỏ những thứ xấu xa ra khỏi thế giới, và lý lẽ đó dường như là một công cụ hợp lý và thích đáng cho một mục đích to lớn. Nhưng sự thật ở đây chính là, chế độ xã hội dường như là những nguyên nhân gây ra những tội ác cho con người, tuy nhiên trong thực tế khi được so sánh với những nguyên nhân bẩn thỉu sâu xa hơn thế thì chúng chỉ ở mức độ vừa phải và mang tính thiển cận và mang vẽ bề ngoài mà thôi, đơn thuần như những cộng lông vũ nỗi trên mặt nước vậy, mà chính những nguyên nhân sâu xa đó mới làm vẫn đục những dòng chảy và làm cho dòng chảy cuộc sống con người trở nên hỗn độn." Lưu ý: phê phán về chế độ tưbản sẽ được tiếp tục lặp lại từ những bài phê bình của những người chống đối tưbảnchủnghĩa như Karl Marx đến những bài của những người đưa ra chủ trương cải cách như những Nhà Lập Ra Thể Chế (xem phần sau). Bắt đầu chương 10, Malthus đã công kích những yêu cầu của Godwin về sự công bằng xã hội và Malthus dùng lý thuyết dân số của mình để tranh cải rằng không có chổ cho những âm mưu kế hoạch tồn tại được. Malthus rõ ràng công kích đến đề xuất của Godwin về việc giảm số lượng công việc mà mỗi người cần làm vàcó nhiều thời gian rãnh cho những gì mình yêu thích. Sau đây là cách mà ông sử dụng thuyết dân số của mình để chống lại Godwin: đầu tiên, ông thừa nhận những tư tưởng của Godwin như lòng từ thiện vàtự do yêu đương. Sau đó ông tranh luận rằng trong những trường hợp như thế sẽ dẫn đến tình trạng bùng nổ dân số: "Tôi không thể tưởng tượng ra được một xã hội mà quá đông dân số. Những sai lầm không thể sửa chữa được của vấn đề hôn nhân, bởi vì hiện tại nó đang gây ra, không còn nghi ngờ gì nó sẽ ngăn cản nhiều người bước chân vào xã hội. Ngược lại một mối quan hệ phóng túng có thể sẽ là nguyên nhân chính sớm tạo ra những sự ràng buộc, và do chúng ta không quan tâm đến vấn đề nuôi dạy trẻ, nên tôi không tưởng tượng ra rằng trong một trăm người mà lại không có một phụ nữ 23 tuổi mà chưa có gia đình. Với những điều kiện mang tính kích thích đặc biệt như thế, và mỗi một nguyên nhân làm giảm dân số, như chúng ta đã đề cập và loại bỏ, thì dân số tất yếu là sẽ tăng nhanh hơn trong bất kỳ một xã hội nào vẫn chưa biết đến." Đối với vấn đề khả năng gia tăng thực phẩm không theo kịp tốc độ phát triển dân số, Malthus cho rằng trong những tình hình như thế sẽ làm cho sự khan hiếm ngày càng tăng, phát sinh thói ích kỷ, sự cạnh tranh, chế độ tưbảnchủnghĩavà quan điểm không tưởng của Godwin sẽ sụp đổ. "Và do vậy dường như là một xã hội được hình thành theo một khuôn thức tuyệt vời từ trí tượng với lòng nhân từ sau khi loại bỏ đi những nguyên tắc - thay vì lòng tự ái, và những ý tưởng xấu xa nằm trong mỗi con người trong xã hội đó, một xã hội mà được hiệu chỉnh lại bởi những lý lẽ chứ không phải bằng vũ lực theo một quy luật không tránh khỏi của tự nhiên chứ không theo bản chất tự nhiên của con người, thì trong một thời gian ngắn xã hội như thế cũng sớm suy thoái trở thành một xã hội được hoạch định một cách không thiết thực và khác hẳn với những xã hội đang hiện hữu; ý của tôi là một xã hội được chia thành theo tầng lớp thống trị và một tầng lớp lao động, một xã hội với dòng chảy chính trong guồng máy của nó là lòng tự ái." Xin chú ý rằng: việc Malthus bác bỏ những lý lẽ của Malthus và lòng tin của ông về một chế độ tưbản không tránh khỏi là những trọng tâm xuyên suốt giả định của ông (một giả định xuyên suốt trong những lập luận của ông), giả định này cho rằng theo quy luật tự nhiên, con người sẽ sinh sản một cách nhanh chóng theo số thu nhập gia tăng của họ. Dĩ nhiên đây chỉ là ảo tưởng mà thôi bởi nó đã được chứng minh bằng lịch sử (thời kỳ "chuyển tiếp nhân khẩu học" giảm tỷ lệ sinh cùng với gia tăng thu nhập) và sự chon lựa của người phụ nữ sinh ít con hơn để họ có được nhiều quyền lợi hơn. Do đó Malthus đã kết thúc cuộc bút chiến của mình trong chuơng 15 với lời cảnh báo như sau: "Do đó, cho đến khi ngài Godwin có thể đưa ra một kế hoạch mang tính thực tiễn mà theo đó có sự phân chia lao động công bằng trong xã hội, thì những lời công kích đối với vấn đề lao động - nếu xãy ra khuynh hướng như thế, tất yếu sẽ phát sinh nhiều tệ nạn hơn ở hiện tại mà còn làm cho chúng ta không phù hợp với một xã hội công bằng mà ông ta đang mong đợi như cái ngôi sao Bắc Đẩu của ông hay như một kim chỉ nam - ông nghĩ là thế, khi xác định bản chất tự nhiên và khuynh hướng của những hành động của con người. Một thuỷ thủ đang hành động theo ngôi sao Bắc Đẩu như thế thì anh ta đang đứng trước nguy cơ bị đắm tàu." Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com . Kinh Tế Học Cổ Điển và Chủ Nghĩa Tư Bản Harry M. Cleaver, Jr. Dịch Viên: Nhân Thụy Godwin chống lại vấn đề Việc Làm Trước khi tiếp tục đến với những nhà kinh tế cổ điển vĩ đại tiếp. cạnh tranh, chế độ tư bản chủ nghĩa và quan điểm không tư ng của Godwin sẽ sụp đổ. " ;Và do vậy dường như là một xã hội được hình thành theo một khuôn thức tuyệt vời từ trí tư ng với lòng nhân. chảy và làm cho dòng chảy cuộc sống con người trở nên hỗn độn." Lưu ý: phê phán về chế độ tư bản sẽ được tiếp tục lặp lại từ những bài phê bình của những người chống đối tư bản chủ nghĩa