1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

de cuong on thi TN- chuan

2 158 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 79 KB

Nội dung

Néi dung «n tËp tèt nghiÖp 2009- 2010 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP- KL KIỀM-KL KIỀM THỔ-Al C©u 1. Hòa tan hoàn toàn m gam Mg vào dung dịch HNO 3 (dư), sau phản ứng thu được dung dịch X và 4,48 lít khí Y (ở đktc, Y là sản phẩm khử duy nhất của N +5 ). Cô cạn dung dịch X thu được 44,4 gam muối khan. Công thức của Y là: A. NO 2 . B. N 2 O. C. N 2 . D. NO. C©u 2. Cho một mẩu kim loại Na vào dung dịch muối X, sau phản ứng thu được khí và kết tủa. Muối X là: A. AlCl 3 . B. BaCl 2 . C. NH 4 NO 3 . D. KCl. C©u 3. Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam Mg vào HNO 3 (dư) , sau phản ứng giải phóng V lít khí NO (ở đktc, NO là sản phẩm khử duy nhất của N +5 ) và dung dịch X.Giá trị của V là: A. 1,12. B. 0,56. C. 2,24. D. 3,36. Câu 4 Trường hợp nào sau đây ion Na + bị khử? A. Điện phân dd NaCl. B. Dẫn khí clo vào dd NaOH. C. Điện phân NaCl nóng chảy. D. Cho dd NaCl phản ứng với dd AgNO 3 . Câu 5 Dung dịch Ba(OH) 2 có thể phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây? A. HCl, CuO. B. Fe 2 O 3, Al. C. Al 2 O 3 , KHCO 3 . D. FeCl 3 , CO. Câu 6 Có hiện tượng gì xảy ra khi nhỏ từ từ tới dư dd Ba(OH) 2 vào dd chứa H 2 SO 4 và Al 2 (SO 4 ) 3 ? A. Có chất khí không màu bay ra. B. Xuất hiện kết tủa trắng, sau đó tan hết. C. Xuất hiện kết tủa trắng. D. Xuất hiện kết tủa trắng, sau đó tan một phần. Câu 7 Một loại nước có chứa các ion: Ca 2+ , Mg 2+ , Cl - , SO 4 2- . Nước trong cốc thuộc loại A. nước mềm. B. nước cứng tạm thời. C. nước cứng toàn phần. D. nước cứng vĩnh cửu. Câu 8 Để chứng minh Al(OH) 3 có tính lưỡng tính, cho Al(OH) 3 phản ứng với hai chất A. KOH và Ca(OH) 2 . B. HCl và K 2 CO 3 . C. HCl và KOH. D. Ca(OH) 2 và BaCl 2 . Câu 9 Cho các dd loãng: NaCl, AlCl 3 , CuSO 4 và ZnCl 2 . Thuốc thử duy nhất dùng để phân biệt các dd trên là A. dung dịch Ba(OH) 2 . B. dung dịch AgNO 3 . C. dung dịch NaOH. D. dung dịch NH 3 . Câu 10 Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít khí CO 2 vào 5 lít Ca(OH) 2 a M, sau phản ứng thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 0,04. B. 0.4. C. 0,25. D. 0,05. Câu 11 Nhận định nào sau đây đúng? A. Có thể dùng vật bằng nhôm để đựng axit H 2 SO 4 đặc nguội. B. Hàm lượng sắt trong quặng hematit là lớn nhất trong các loại quặng sắt. C. Có thể dùng vật bằng nhôm để đựng axit H 2 SO 4 loãng. D. Phèn chua có công thức là: KAl(SO 4 ) 2 . 24H 2 O. Câu 12 Nhỏ từ từ dung dịch axit HCl tới dư vào dung dịch NaAlO 2 đến dư thì A. không có kết tủa. B. xuất hiện kết tủa, sau đó tan một phần. C. xuất hiện kết tủa trắng. D. xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan hoàn toàn. Câu 13 Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp Al và Al 2 O 3 vào dung dịch KOH dư, sau phản ứng sục khí CO 2 dư vào dd trên. Có bao nhiêu phản ứng xảy ra ở thí nghịêm trên A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 14 Thổi từ từ khí CO 2 vào dung dịch Ca(OH) 2 đến dư thu được dung dịch X. Có bao nhiêu phương trình phản ứng xảy ra? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 15 Thuốc thử dùng để phân biệt được các chất: Na, Al, Mg, Al 2 O 3 là A. dung dịch KOH. B. nước. C. axit HCl. D. dung dịch Ba(OH) 2 . Câu 16 Để điều chế Al từ Al 2 O 3 người ta có phải A. dùng khí CO để khử Al 2 O 3 ở nhiệt độ cao. B. điện phân Al 2 O 3 nóng chảy. C. dùng khí hiđro để khử Al 2 O 3 ở nhiệt độ cao. D. dùng Fe để khử Al 2 O 3 ở nhiệt độ cao. Câu 17 Cho mẩu Na vào dung dịch muối X có khí bay ra và có kết tủa màu nâu đỏ. Muối X là A. AlCl 3 . B. FeCl 3 . C. FeSO 4 . D. MgSO 4 . Câu 18 Hoà tan hoàn toàn 10 gam muối MCO 3 vào axit HCl dư, sau phản ứng thu được V lit khí và dung dịch X. Cô cạn dd X thu được 11,1 gam muối khan. Công thức muối MCO 3 là A. FeCO 3 . B. MgCO 3 . C. BaCO 3 . D. CaCO 3 . Câu 19 Dung dịch K 2 CO 3 tác dụng tất cả các chất trong dãy A. KOH, CaCl 2 . B. Ca(OH) 2 , K 2 SO 4 . C. HNO 3 , Ba(OH) 2 . D. KCl, H 2 SO 4 . Câu 20 Cho V ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch AlCl 3 0,5M. Giá trị của V bằng bao nhiêu để kết tủa là lớn nhất? A. 100. B.150. C. 300. D. 200. Câu 21 Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al và Al 2 O 3 vào dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 6,72 lít H 2 (ở đktc). Suc khí CO 2 dư vào dung dịch Y được 23,4 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 7,8. B. 12,9. C. 10,5. D. 13,2. Câu 22 Cho sơ đồ Na → X 1 → X 2 → Na. Các chất X 1 , X 2 lần lượt là A. NaCl, NaClO. B. Na 2 O, Na 2 CO 3 . C. Na 2 O, NaCl. D. NaCl, Na 2 SO 4 . Câu 23 Các kim loại có tính khử mạnh, có thể dùng dao cắt được là kim loại A. kiềm. B. kiềm thổ. C. nhôm. D. bạc. Câu 24 Hỗn hợp X gồm Na và Ba . Cho m gam X tác dụng với nước dư thu được 3,36 lít khí H 2 (ở đktc) và dd Y. Để trung hoà 1/2 dd Y cần bao nhiêu lít axit HCl 1 M? A. 0,1 lít. B. 0,15 lít. C. 0,075 lít. D. 0,3 lít. Câu 25 Để kết tủa hoàn toàn ion Al 3+ trong dung dịch muối nhôm có thể dùng cách nào sau đây? - tr1 - Néi dung «n tËp tèt nghiÖp 2009- 2010 A. Cho dd AlCl 3 phản ứng với dd KOH dư. B. Cho dd AlCl 3 phản ứng với dd NH 3 dư. C. Cho dd KAlO 2 phản ứng với axit HCl dư. D. Cho dd AlCl 3 phản ứng với dd Ba(OH) 2 dư. Câu26 Chất có khả năng làm mềm nước cứng toàn phần là A. Na 2 CO 3 B. Ca(OH) 2 C. Na 2 SO 4 D. HCl Câu 27 Dung dịch có môi trường ba zơ là A. KCl. B. K 2 CO 3 . C. K 2 SO 4 . D. NH 4 Cl. Câu 28 Cho dung dịch KOH vào dung dịch Ca(HCO 3 ) 2 thì A. có kêt tủa trắng. B. có bọt khí thoát ra. C. có bọt khí và kết tủa trắng. D. có kết tủa,kết tủa tan Câu 29 Để phân biệt các dung dịch NaCl, MgCl 2 , AlCl 3 , FeCl 2 chỉ cần dùng một thuốc thử là A. dung dịch AgNO 3 . B. dung dịch NaOH. B. dung dịch phenolphthalein. D. dung dịch H 2 SO 4 loãng. Câu 30 Nhận định nào sau đây không đúng? A. Tất cả các kim loại kiềm đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là …ns 1 . B. Những nguyên tử có lớp ngoài cùng là …ns 1 đều là kim loại kiềm. C. Các kim loại kiềm đều mềm. D. Tinh thể các kim loại kiềm thổ không cùng một kiểu mạng tinh thể. Câu 31 Công thức oxit kim loại kiềm thổ có dạng: A. RO. B. R 2 O 3 . C. R 2 O. D. RO 2 . Câu 32 Dãy gồm các kim loại có electron xếp ở mức năng lượng cao nhất …ns 1 là A. Li, Rb, Ba. B. Li, Na, Mg. C. Na, Cs, Sr. D. Na, K, Li. Câu 33 Cho sơ đồ biến hoá: CaCl 2 → )1( X → )2( Y → )3( clorua vôi X, Y lần lượt là : A.Ca, Ca(OH) 2. B.Ca(NO 3 ) 2 ,CaSO 4 . C.CaSO 4 , CaO. D.Ca(NO 3 ) 2 , CaO. Câu 34: Để điều chế Ca có thể dùng phương pháp : A. Điện phân CaCl 2 nóng chảy. B. Dùng C khử CaO trong lò điện. C. Dùng Na đẩy Ca ra khỏi dung dịch CaCl 2. D. Điện phân dung dịch CaCl 2. Câu 35 Để điều chế Na 2 CO 3 có thể dùng phương pháp : A. Cho dung dịch K 2 CO 3 tác dụng với dung dịch Na 2 SO 4 . B. Nhiệt phân NaHCO 3 . C. Cho CaCO 3 tác dụng với dung dịch NaCl . D. Cho khí CO 2 dư qua dung dịch NaOH. Câu 36 Muối X trong công nghiệp dùng làm nguyên liệu để điều chế NaOH. X là A. NaNO 3 . B. Na 2 CO 3 . C. NaCl. D. Na 2 SO 4 . Câu 37 Cho hai phương trình phản ứng 1) Na 2 CO 3 + 2 HCl → NaCl + H 2 O + CO 2 2)Na 2 CO 3 + Ba(OH) 2 → BaCO 3 + 2 NaOH Từ hai phương trình phản ứng trên, chứng minh Na 2 CO 3 có tính A. Lưỡng tính B. Axit C. bazơ của muối axit yếu. D. axit và tính khử. Câu 38 Dãy gồm các kim loại có electron xếp ở mức năng lượng cao nhất là …ns 1 A. Li, Rb, K. B. Li, Na, Mg. C. Na, Cs, Sr. D. Na, K, Ba. Câu 39 Chất không có tính lưỡng tính là : A. Al(OH) 3 . B. Al 2 O 3 . C. KHCO 3 . D. AlCl 3 . Câu 40 Phát biểu nào sau đây đúng? A. Nhôm là kim loại lưỡng tính. B. Al(OH) 3 là bazơ lưỡng tính. C. Al 2 O 3 là oxit trung tính. D. Al(OH) 3 là hiđroxit lưỡng tính Câu 41. Chất không có tính lưỡng tính là: A: NaHCO 3 B. Al(OH) 3 . C. Al 2 O 3 . D. NaHCO 3 . Câu 42. Muốn điều chế Al(OH) 3 trong phòng thí nghiệm ta: A. Cho dd AlCl 3 vào dd NaOH B. Cho dd NaOH dư vào dd AlCl 3 C. Điện phân dd AlCl 3 D. Cho dd NH 3 dư vào dd AlCl 3 Câu 43. Những ion sau đều có cùng số electron: S 2- , Cl - , Ca 2+ , K + . Ion có bán kính nhỏ nhất là; A. Ca 2+ B. S 2- . C. Cl D. K + Câu 44. Cho các dung dịch riêng biệt: NH 4 Cl, NaCl, MgCl 2 , FeCl 2 , ( NH 4)2 SO 4 . Có thể phân biệt các dung dịch này bằng dung dịch: A. H 2 SO 4 . B . CuSO 4 C. NaOH. D. Ba(OH) 2 Câu 45. Hiện tượng xảy ra khi cho dd Na 2 CO 3 tác dụng với dd FeCl 3 là: A. Sủi bọt khí B. Kết tủa trắng C. Kết tủa xanh. D. Kết tủa đỏ nâu đồng thời thấy dd sủi bọt khí Câu. 46 Người ta không điện phân nóng chảy AlCl 3 để điều chế nhôm vì A. Nhiệt độ nóng chảy của AlCl 3 quá cao B. AlCl 3 là hợp chất rất bền C. AlCl 3 bị thăng hoa trong quá trình điện phân D. Điện phân AlCl 3 không thu được Al nguyên chất Câu 47. Hòa tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al 4 C 3 vào dd KOH dư, thu được a mol hỗn hợp khí và dd X.Sục khí CO 2 dư vào dd X, lượng kết tủa thu được là 46,8 gam. Giá trị của A là: A. 0,6 mol B. 0,4 mol C. 0,45 mol D. 0,55 mol Câu 48. Nhiệt phân hỗn hợp K 2 CO 3 và KHCO 3 cho đến khi khối lượng không đổi thấy khối lượng chất rắn giảm đi 15,5 gam. Số mol KHCO 3 trong hỗn hợp ban đầu là: A. 0,5 mol B. 0,05 mol C. 0,25 mol D. 0,15 mol Câu 49. Nung 5,05 gam muối nitrat của một kim loại kiềm cho đến khi nitrat bị nhiệt phân hết. Khối lượng chất rắn thu được giảm 15,84% so với khối lượng muối ban đầu. Kim loại kiềm đó là: A. K B. Na C. Rb D. Li Câu 50. Dùng xà phòng để giặt rửa trong nước cứng sẽ tạo ra chất kết tủa là A. CaCO 3 B. (C 17 H 35 COO) 2 Ca C. Na 2 CO 3 D. C 17 H 35 COOH - tr2 - . trong phòng thí nghiệm ta: A. Cho dd AlCl 3 vào dd NaOH B. Cho dd NaOH dư vào dd AlCl 3 C. Điện phân dd AlCl 3 D. Cho dd NH 3 dư vào dd AlCl 3 Câu 43. Những ion sau đều có cùng số electron:. Có thể dùng vật bằng nhôm để đựng axit H 2 SO 4 đặc nguội. B. Hàm lượng sắt trong quặng hematit là lớn nhất trong các loại quặng sắt. C. Có thể dùng vật bằng nhôm để đựng axit H 2 SO 4 loãng. D HCl 1 M? A. 0,1 lít. B. 0,15 lít. C. 0,075 lít. D. 0,3 lít. Câu 25 Để kết tủa hoàn toàn ion Al 3+ trong dung dịch muối nhôm có thể dùng cách nào sau đây? - tr1 - Néi dung «n tËp tèt nghiÖp 2009-

Ngày đăng: 05/07/2014, 07:00

w